Thể hiện tầm quan trọng của việc đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3 ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ NỘI DUNG

3.2. Thể hiện tầm quan trọng của việc đoàn kết dân tộc

Những hoạt động của Phan Bội Châu từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1914 đã kế tục truyền thống thượng võ của cha ông ta khởi nghĩa vũ trang chống Pháp, chống xâm lược của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX. Phan Bội Châu tiếp thu sâu sắc tư tưởng dân chủ tư sản và hướng cuộc đấu tranh của nhân dân vào con đường cách mạng mới. Ơng đã sớm hình thành những tư tưởng về việc đại đồn kết dân tộc đến đồn kết quốc tế nhằm giải phóng dân tộc thốt khỏi đơ hộ của thực dân Pháp. Chính vì vậy, Phan Bội Châu chính là người khởi xướng và lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với việc thành lập Hội Duy Tân vào năm 1904.

Phan Bội Châu đặt lên hàng đầu những hạng phú hào, quan tước thế gia, sĩ tịch, du học nước ngoài; cũng tức là tầng lớp và con em những người sĩ phu. Ơng cho rằng hạng người này có sứ mệnh thiêng liêng hơn cả, sứ mệnh “ vận động dân cả nước”, “khuếch trương nhân tài”, để cuối cùng đạt tới mục đích quang vinh “dựng nền độc lập”, “xướng bài tự do”. Sở dĩ họ đóng được vai trị đó, vì họ là những người có học, ưu thời mẫn thế, có khả năng “lấy đạo lý giác ngộ nhân dân (đạo giác tư dân) và “đem tài lương đống làm đầu cho dân.”Ơng tin rằng đã là người Việt Nam thì ai cũng có khả năng đứng lên làm nhiệm vụ cứu nước, ai cũng đều ghé Pháp cả. và chính sức mạnh của khối đồn kết tồn dân là vơ địch. Trong lịch sử dân tộc, lịng u nước, khối đồn kết dân tộc đã giúp chúng ta chiến thắng nhiều đội quân xâm lược lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần. Ông đã cố gắng khơi phục lịng tin tưởng vào sức mạnh của đoàn kết dân tộc và ông đã nhắc lại một chân lý đơn giản:

“ Hợp khối cát chất nên non Thái Hợp nghìn dịng nên cái bề đơng.”

Với lòng tin cai độ ấy, Phan Bội Châu đã vẽ ra cả một cảnh tượng phấn khởi nghìn mn triệu người Việt Nam cùng bắt tay vào sự nghiệp chung. Mỗi người một tay thì việc làm gì làm cũng nổi, cả dân tộc đồng lịng đánh Pháp thì sự nghiệp giải phóng dân tộc nhất định sẽ thành cơng. Ơng đã đề cập tới một kế quả một cách tin tưởng và nói đến tương lai một cách lạc quan:

“Nếu cả nước đồng lịng như thế, Việc gì coi cũng dễ như khơng!

Khơng việc gì việc khơng xong

Nếu khơng xong, quyết là khơng có trời!”

Và chính nhờ vào lịng tin tưởng sắt đá, niệm lạc quan tràn trề của Phan Bội Châu đã truyền vào cả một thế hệ thanh niên đương thời, làm cho họ bỏ nhà ra đi theo ông làm nhiệm vụ cứu nước.

Phan Bội Châu cũng đã thấy được điều tai hại của việc mất đoàn kết, việc chia rẽ dân tộc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Pháp chiếm được đất nước ta và đặt được ách đô hộ lên đất nước ta một cách vững vàng là do nhân dân ta "Xung khắc bất hòa":

"Nỗi ngu dại nói khơng kể xiết Lại ngờ nhau chẳng biết tim nhau Coi nhau như thể quân thù

Thù mong nhau hại ghét cầu nhau hư Bụng có hợp thì nhà mới hợp

Lịng đã tan thì nước cũng tan"

Hải ngoại huyết thư

Từ đó ơng đã đi đến khẳng định sức mạnh của đồn kết. Và ơng cũng đã đưa ra một chủ trương đoàn kết rộng rãi, không phân biệt giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo, thể hiện một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của đồn kết. Tuy nhiên, ơng chưa thấy rõ lực lượng tiên tiến nhất của xã hội có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ cứu nước, chưa nhận thức được đầy đủ về vai trị của người nơng dân để nhìn về họ như một lực lượng nòng cốt của phong trào cách mạng.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)