Hiện đại hóa văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2 ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ TƯ TƯỞNG

2.5. Hiện đại hóa văn học Việt Nam

Những yếu tố quyết định đối với sự thay đổi trong nền văn hóa cũng như văn học Việt Nam là sự thay đổi của tình hình chính trị ở Việt Nam, q trình mở cửa thế giới đem đến cho trí thức mới những hình mẫu mới về sự nghiệp cứu nước, đặc biệt là với Phan Bội Châu. Kể từ đây, Phan Bội Châu cũng cung cấp cho nền văn học nước ta lúc bấy giờ có những cái nhìn mới, tư tưởng mới và phát triển văn chương theo khuynh hướng hiện đại hơn.

Đầu tiên là chủ đề trong văn thơ của Phan Bội Châu có xu hướng khai thác hiện thực cuộc sống và xã hội, vì vậy mà đề tài phục quốc, tinh thần đoàn kết, cứu nước xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm của ông. Khi đứng trên cương vị lãnh tụ chính đảng, văn chương của ơng lúc bấy giờ như những lời tuyên ngôn và kêu gọi nhân dân kháng chiến. Việc này khiến cho văn chương của ông được các tầng lớp nhân dân đại chúng tiếp nhận, từ đó kéo theo một bước chuyển mới từ nền văn học tinh hoa nghệ thuật sang nền văn học đại chúng.

Tiếp theo phải nói đến là những cách tân nghệ thuật của Phan Bội Châu. Trong giai đoạn này, Phan Bội Châu tiếp xúc với nhiều thể loại văn chương khác nhau như: thơ ca, văn chính luận, các thể loại tự sự nghệ thuật, sân khấu. Trong mỗi thể loại ơng đều có sự cách tân riêng. Ví dụ như việc ơng viết tuồng và tiểu thuyết như: tuồng Trưng Nữ Vương, tuồng Việt Nam vong quốc thảm, tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử,... Tuồng pho và tiểu thuyết của ơng có một bước tiến về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật so với tuồng pho và tiểu thuyết chương hồi được viết bằng chữ Hán trước đó. Với tiểu thuyếtTrùng Quang tâm sử, ơng đã mượn truyện lịch sử để truyền tải về những tư tưởng cách mạng, hình mẫu lý tưởng trong sự nghiệp cứu nước,... đây là một thái độ phi truyền thống đối với lịch sử và cũng được xem là một sáng tạo mới mà ông đã cung cấp cho thể loại tiểu thuyết lúc bấy giờ.

Ngoài ra, ở thể loại liệt truyện, ơng cũng có những đổi mới mang dấu hiệu của sự hiện đại trong tư tưởng về cái nhìn cá nhân. Liệt truyện là một thể loại sử dụng trong văn chép sử dùng để ghi chép tiểu sử của những nhân vật lịch sử. Thông thường ở thể loại này người ta chỉ ra những nét chính trong cuộc đời nhân vật, loại bỏ chi tiết và mọi sự miêu tả, tác giả luôn giữ thái độ khách quan, chỉ đan xen trong cấu trúc những nhận xét có tính cơng thức. Riêng Phan Bội Châu, ơng đã gia tăng tính trữ tình, tính gợi cảm và xúc cảm cá nhân. Liệt truyện đã từ một thể văn thuần túy mang tính khảo cứu, học thuật mang tính khách quan của người viết trở thành một thể loại có tính nghệ thuật in dấu ấn cái chủ quan của người nghệ sĩ. Ở bất cứ thể loại nào, Phan Bội Châu cũng có những đóng góp in đậm dấu ấn riêng của bản thân và mang theo dấu hiệu thời cuộc, xã hội đương thời.

Nói đến hình tượng nhân vật trung tâm trong các tác phẩm, Phan Bội Châu đã xây dựng hình tượng anh hùng cứu quốc để tiếp nối cái hùng tráng, kịch liệt trước cách mạng. Tuy nhiên, nhân vật mà Phan Bội Châu xây dựng là một nhân vật bước

ra từ đời sống nhân dân, là một người anh hùng bình dị, gần gũi với các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ông đã làm nổi lên trong văn học bộ khn của người anh hùng mới có ý thức về nhân cách làm người Việt Nam, không chịu nhục, khơng đầu hàng trước cường quyền. Ngồi ra, chính tư tưởng dân chủ đã làm Phan Bội Châu đưa người nông dân và phụ nữ vào hàng ngũ anh hùng, điều này cũng có ý nghĩa trong chủ trương về sự bình đẳng xã hội. Đây là một suy nghĩ hiện đại được ông vận dụng vào tác phẩm muốn gửi gắm đến đại chúng và cũng dấu hiệu của văn chương yêu nước hiện đại đã xuất hiện đánh dấu tư tưởng hiện đại hóa văn học Việt Nam của Phan Bội Châu.

Tóm lại, trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, nền văn học nước ta được Phan Bội Châu dùng ngịi bút của mình để thay đổi tiệm tiến văn học truyền thống rồi đi đến văn học hiện đại. Văn chương của Phan Bội Châu đã góp phần thúc đẩy văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX phát triển theo hướng hiện đại hơn trong hầu hết các tác phẩm của mình. Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng vĩ đại “thức tỉnh hồn nước” thông qua các tác phẩm văn học, ơng và sự nghiệp của mình có vị trí quan trọng trong xã hội cận đại cũng như trong sự phát triển của văn học nước ta.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)