Lí tưởng mới và chủ nghĩa anh hùng tiến bộ

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 3 ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ NỘI DUNG

3.3. Lí tưởng mới và chủ nghĩa anh hùng tiến bộ

3.3.1. Lí tưởng mới

Thơ văn Phan Bội Châu đã nêu lên được lý tưởng cuộc sống mới và sáng tạo được mẫu người lý tưởng cho thời đại. Ông cho rằng mục tiêu và lý tưởng tốt đẹp nhất của con người đó chính là cứu nước, bởi vì cứu nước cũng là đang cứu chính mình. Ơng cũng nêu lên rằng mẫu người lý tưởng đó chính là những người u nước, có lịng căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh bản thân vì đất nước.

“Thơ văn Phan Bội Châu, trong chừng mực nhất định, đã nêu lên được một lý tưởng mới cho cuộc sống và đã sáng tạo được mẫu người lý tưởng cho thời đại.”

Lý tưởng của Phan Bội Châu đó là giúp nước, cứu nước. Đây là lí tưởng tốt đẹp nhất của đời người, cứu nước chính là cứu mình. Đây là lí tưởng cao cả những ai cũng có thể làm được điều này. Hình tượng những mẫu người lí tưởng đã được Phan Bội Châu khắc họa rõ qua trong tác phẩm "Trùng quang tâm sử".

3.3.2. Chủ nghĩa anh hùng:

Quan niệm về lí tưởng anh hùng này tuy chưa tồn diện như chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp vơ sản nhưng vẫn mang yếu tố tích cực. Đây cũng là một mặt của chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lớn, đồng thời cũng là một nhà văn lớn, vì trước hết ơng có lịng u nước nồng nàn, quyết tâm cứu nước khơng gì lay chuyển nổi. Ơng đã bơn ba đi tìm con đường giải phóng dân tộc và cống hiến đời mình cho cơng cuộc cứu nước, đồng thời để lại nhiều tác phẩm yêu nước có giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật. Cuộc đời và thơ văn Phan Bội Châu đã chứng minh rằng muốn phục vụ cách mạng bằng văn học nghệ thuật thì trước hết phải có lịng u nước tha thiết và có lý tưởng vì dân vì nước. Quả thật "Con người viết văn, con người làm thay trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngịi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng anh hùng".

Trước hết, "con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị".

Phan Bội Châu là nhà yêu nước, đó là điều khẳng định của lịch sử, như lời Đặng Thai Mai: "…Trong trí nhớ, trong ấn tượng, trong phán đốn của công chúng nước ta, Phan Bội Châu là một nhà thi sĩ yêu nước, một bậc tiền bối cách mạng hăng hái kiên quyết, đã thể hiện được một cách hùng hồn, rực rã tinh thần bất khuất của dân tộc trong thời kì hai mươi lăm năm đầu thế kỷ”

Thật vậy, suốt mấy mươi năm dài, ông bôn ba vận động cách mạng từ trong nước đến nước ngoài, hoạt động ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan cho đến khi bị giam lỏng ở Huế. Ông đã tổ chức nhiều phong trào yêu nước như Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội… Từ một trí thức phong kiến yêu nước, Phan Bội Châu trở nhà thành cách mạng dân chủ tư sản.

Không chỉ là một lãnh tụ cách mạng, Phan Bội Châu còn là một nhà thơ yêu nước. Sáng tác của ông là đỉnh cao của thơ ca yêu nước cách mạng vào đầu thế kỷ này với hàng trăm bài thơ văn, hàng chục quyển sách thuộc nhiều thể loại văn chương.

Từ trước, ông đã phê phán quan niệm dùng văn chương để lập thân như lời thơ của Viên Mai:

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch Lập thân tối hạ thị văn chương. (Mỗi bữa không quên ghi sử sách Lập thân hèn nhất ấy văn chương).

Tùng viên thi thoại

Ông chỉ xem văn chương như là một trong những phương tiện đánh giặc, văn chương để bút chiến. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, Phan Bội Châu viết hịch Bình Tây thu Bắc, sau đó viết Lưu cầu huyết lệ tân thư như một mối dây liên kết tác giả với những sĩ phu yêu nước. Lúc ở nước ngoài, Phan Bội Châu sáng tác nhiều hơn, bút lực của ông mạnh hơn: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Trùng Quang tâm sử, và viết Ngục trung thư khi bị giam ở Quảng Châu.

Với nội dung yêu nước thương dân sâu sắc, theo quan niệm dùng văn chương phục vụ chính trị, thơ văn của Phan Bội Châu có một điểm nhất quán giữa nhiệt tình yêu nước và quyết tâm làm cách mạng. Tư tưởng ấy được tác giả đưa vào văn học một cách tự giác. Nói cách khác "con người viết văn và con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị".

Cho nên, như một hệ quả tất yếu, "ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước".

Với quan niệm yêu nước mang nội dung dân chủ, tiến bộ: "Dân là nước, nước là dân".

Không chỉ nêu trách nhiệm cứu nước, Phan Bội Châu còn lao vào cuộc đấu tranh chống Pháp không chút do dự: "…bọn tơi đã hiến thân thờ nước, đầu lâu tính

mệnh có thể hi sinh được hết, thì con đường họa phúc lợi hại sao trù trừ mà tránh được nữa chăng?"(Ngục trung thư).

Ngịi bút Phan Bội Châu cịn "sáng ngời lí tưởng anh hùng". Bên cạnh những câu thơ trong "huyết thư" thể hiện nỗi đau lòng trước cảnh vong quốc, ơng cịn cho rằng cần nhiều bậc anh hùng đảm nhận trách nhiệm yêu nước. Cho nên ông tập trung thể hiện nhân vật anh hùng trong thơ văn. Các tác phẩm Việt Nam nghĩa liệt sĩ, Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu niên biểu đã khắc họa những bậc anh hùng hi sinh trong các phong trào chống Pháp. Bên cạnh các anh hùng tên tuổi, cịn có những hào kiệt vơ danh xuất thân từ quần chúng lao động.

Người anh hùng xuất hiện trong sáng tác của Phan Bội Châu là những con người bình thường nhưng làm được việc phi thường. Với ơng khơng có sự phân biệt nam nữ, đẳng cấp, tơn giáo, giàu nghèo... trong quan niệm về người anh hùng. Và có anh hùng hữu danh thì cũng có anh hùng vơ danh. Có anh hùng thành cơng thì cũng có anh hùng thất bại. Mặt khác, Phan Bội Châu cịn nói đến quan niệm về tập thể anh hùng. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc khơng chỉ có cá nhân anh hùng mà cịn có cả tập thể anh hùng.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)