ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 44 - 49)

Thời đại, hoàn cảnh cụ thể đã để lại những dấu vết sâu sắc trên chặng đường viết văn của ông. Con đường trở thành nhà văn của Phan Bội Châu không giống như những nhà nho cùng thời. Phong cách nghệ thuật của ông sẽ được khái quát thành 6 điểm như sau.

4.1. Thể loại : Đa dạng và trải dài từ thời kỳ trung đại đến hiện đại.

Sống trong thời đại giao thời của lịch sử từ thời kỳ trung đại đến hiện đại, khiến Phan Bội Châu phải chuyển mình và thay đổi rất nhiều. Phan Bội Châu sử dụng đa dạng và trải dài các thể loại văn học với mục đích cuối cùng chính là khơi gợi và thức tỉnh tình yêu nước đến nhân dân. Có lẽ từ xưa đến nay, văn học VN chưa có nhà văn nào lại chịu khó và có gan đem ngịi bút ra thử thách trên nhiều loại văn khác nhau như ông, mặc dù viết nhiều thể loại nhưng các thể loại được ông sử dụng đều đạt đến một trình độ thành thạo nhất định, trong đó gồm:

Các loại văn cử tử như: phú, đường luật, câu đối:Văn tế Phan Châu Trinh, Chăm sách, Mười bài thơ để giấy mục,..

Các loại văn mang hình thức cổ điển như: ký, minh, cổ phong, từ, luận:Trùng Quang Tâm sử, Việt Nam quốc sử khảo,...

Các loại văn mang những hình thức dân tộc như: lục bát, song thất: Hải Ngoại Thuyết Thư, Chơi Xuân, Bài ca chúc Tết,...

Các loại văn manh hình thức dân gian như: vè, hát dặm, ca dao, chèo: Thất bại là mẹ thành công, Sống, An Mai Quân, Thuyền đêm tức cảnh,...

Các loại văn mang hình thức mới như: nghị luận, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn, báo chí, hồi ký.v.v…: tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử, các truyện ngắn Tái Sinh sinh, Chân tướng quân, Lưu Cầu Thuyết Lệ Tân, Kỷ niệm lục, Sùng bái giai nhân, Tước Thái Thiển Sư,...

4.2. Văn chữ Hán của Phan Bội Châu khác với văn chữ Hán thời trungđại. đại.

Nó khơng sao tránh khỏi một số nề nếp của văn cử tử nhưng nó đã nhẹ nhàng hơn, rành mạch hơn, thơng tục hố hơn, chú trọng nội dung hơn hình thức, nó có một phong cách riêng. Nhiều người cho rằng văn chữ Hán của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của loại văn Tân văn tùng báo và của Lương Khải Siêu. Tiêu biểu là các tác phẩm : Mậu Tuất Chính Biến, Trung Quốc Hồn, Xuất Dương Lưu biệt,..

Trong giai đoạn lịch sử của đất nước, vào thời khắc giao thì, thơ văn của Phan Bội Châu cũng có những bước chuyển mình, ơng dần tháo dỡ đi những khn phép, luật lệ thi pháp của lối thơ văn cũ và dần tạo cho mình một lối đi riêng, một cách viết đậm nét con người Phan Bội Châu.

Vào thời kì đầu, ơng thường sử dụng kết cấu liệt truyện trong truyện (là một thể loại văn học cổ điển của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam khá sớm), ngta thường sử dụng thể này để viết sử ký, phong cách viết của thể này thường súc tích, ngắn gọn và khách quan).Đầu tiên, kết cấu liệt truyện của Phan Bội Châu đc nhận định đi theo hướng: Giác Ngộ-> Hoạt động -> Hy sinh. Thứ hai, đặc điểm về kết cấu cho việc mở đầu các tác phẩm của ông : Tên anh hùng …+ lai lịch… Vd: “Tống Duy Tân người Thanh Hóa, tiến sĩ tồn gia chết vì bị Pháp giết...”. Đồng thời, các nhân vật trong truyện của Phan Bội Châu lúc này thường về các vị anh hùng như: Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai bà Trưng,.. Như tác phẩm: Với kết câu liệt truyện đã thể hiện được tính hệ thống, tạo một bức tranh tổng quát, khái quát về những vị anh hùng dân tộc.

Về sau, do nhu cầu của xã hội về việc phát triển văn học, đối tượng phản ánh ngày càng mở rộng, đa dạng, phong phú, đa diện phước tạp. Phong cách miêu tả của liệt truyện không đáp ứng được yêu cầu mới đã khiến Phan Bội Châu một bước mở rộng liệt truyện thành truyện. Do khơng khí của thời đại cộng với kinh nghiệm tính lũy được hàng chục năm, nhận thức được hình tượng người anh hùng được viết theo hình thức cũ dần trở nên nhàm chán không sinh động, đủ sức thu hút người đọc. Phan Bội Châu thay đổi cách viết, lúc này qui mô tác phẩm được mở rộng, ơng thêm thắt nhiều tình tiết, chi tiết và sự kiện hơn, tính khái quát, nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ cũng tăng cao. Với cách này, ông cũng dễ dàng bộ bạch suy nghĩ và quan điểm của mình là một điều kiện tốt để ơng gửi gắm những xúc cảm của bản thân vào nhân vật. Lúc này, các nhân vật được ông sử dụng là về con người và sự kiện đương thời để phán ánh hiện thực. Như tác phẩm: Chân tướng quân, Tước thái thiền sư,.. đã gây ra những xúc động mạnh mẽ ở người đọc và dần tiến mình đến gần hơn đến những thể loại truyện, thơ hiện đại.

Phan Bội Châu đã cố gắng cách tân trong vấn đề xây dựng cấu trúc, nhưng lối sáng tác cũ cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đối với ơng.

Qua đó ta thấy được nhân vật trong tác phẩm của Phan Bội Châu đã đạt đến mức độ đa dạng, phong phú. Nhưng thành cơng nhất đối với ơng vẫn chính là các tác phẩm viết về người anh hùng dân tộc. Sau này, đề cập đến nhiều hạng người trong xã hội, nhưng đồng nhất vẫn là việc tập trung truyền tải thông điệp yêu nước đến người đọc. Các nhân vật của ơng đã bớt dần tính ước lệ.

4.5. Giọng văn của Phan Bội Châu: hùng hồn thống thiết mang đậm tính sử thi và ngợi ca.

Nó như một bản tráng ca của thời đại, phong phú và đa dạng theo cung bậc tình cảm của tác giả. Lúc sơi nổi, hào hứng, lúc viết về giặc thì mỉa mai, uất ức, căm hờn. Đặc biệt khi nhắc đến sự hi sinh của người anh hùng thì da diết, xót thương, biết ơn. Tiêu biểu trong các tác phẩm: Trùng Quang Tâm Sử, Hoàng Phan Thái truyện, Trần Đơng Phong Truyện,... Chính điều này đã tạo nên sức cuốn hút trong tác phẩm của ông khi đến tay độc giả.

4.6. Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ của Phan Bội Châu tuy còn chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn học trung đại . Như ơng cũng dần trở nên lưu lốt, nhẹ nhàng và điêu luyện hơn, thoát khỏi cách dùng từ nặng nề, sáo rỗng. Tất cả đều hướng đến mục tiêu duy nhất chính là tun truyền lịng u nước và tinh thần cách mạng của nhân dân trước thời cuộc.

Ta có thể thấy rằng Phan Bội Châu là một tâm gương phản ánh trung thực cả thời đại, tư tưởng và phong cách sáng tác văn học Việt Nam soi rõ vận mệnh nền văn học của Việt Nam đi từ phong kiến đến hiện tại tức là quá trình đi từ phi tư bản chủ nghĩa đến hiện đại. Ông xứng đáng được xem là một trong những con người mới, khởi đầu cho một nền văn học mới. Là một cây đại thụ, một đầu nối hết sức vẻ vang gắn liền cổ điển với hiện đại.

TỔNG KẾT.

Phan Bội Châu là nhà tư tưởng lớn, là người truyền đi ngọn lửa yêu nước đến với các thanh niên Việt Nam trong giai đoạn lúc bây giờ. Phan Bội Châu là một trong những người đi đầu của việc cách tân văn học lúc bấy giờ, ông tiếp thu những tư tưởng mới và đưa vào văn chương Việt Nam một cách tự nhiên.

Về mặt tư tưởng, ông đề cao tinh thần yêu nước, cách mạng của dân tộc ta. Đậm chất châm biếm và lên án chế độ phong kiến vua chúa mục nát, thối rửa, của lũ giặc tàn ác, nói lên những vấn đề xã hội cấp bách vào thời kì đó. Cảm hứng sáng tác của ơng không đặt nặng học thuật sáo rỗng, không ca ngợi vua chúa, khơng cịn những từ ngữ nặng nề thay vào đó là những tư tưởng tiến bộ hơn như yêu nước thì khơng nhất thiết phải gắn liền với u vua, từ ngữ nhẹ nhàng, tiết tấu thơ sinh động, bộc lộ được hết những gì ơng suy nghĩ và muốn truyền đạt.

Tính dân chủ cũng là một trong những cảm hứng sác tác của Phan Bội Châu. Ơng là người có tư tưởng cấp tiến vượt thời đại, sống trong một xã hội đầy rẫy sự bất công càng khiến cho sự đấu tranh của ơng vùng lên cao trong bất kì tình huống nào. Ơng khẳng định đất nước là của dân, dân tộc Việt Nam cần được hưởng sự tự do chứ không phải trở thành nô lệ cho một đất nước khác. Chính vì sự rõ ràng về mặt tư tưởng mà những tác phẩm của ơng đều gánh trên mình những trách nhiệm truyền đi tiếng nói của ơng và tác động đên những người còn đang ngủ vùi vào sự cam chế nhất là tầng lớp thanh niên của xã hội lúc đó.

Nghệ thuật trong tác phẩm của Phan Bội Châu là sự đánh giá về thời kì giao thời rõ rang nhất trong dòng chảy văn học Việt Nam. Nếu tư tưởng, cảm hứng sáng tác của ông mang đầy sự tiến bộ, chất chứa giọng văn hung hồn, giục giả về đấu tranh, tinh thần trách nhiệm, nhưng nghệ thuật xây dựng trong những tác phẩm của ông lại cho ta thấy rõ sự tiếp chuyển mạnh mẽ của một nền văn học Việt Nam. Nghệ thuật của ông đa đạng, dàn trải nhiều thể loại phong phú nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi lối sáng tác cũ của cấu trúc văn học Trung Đại.

Phan Bội Châu là một trong những cây bút đầu tiên góp cho nền văn học nước nhà có bước chuyển mình mới, trưởng thành hơn. Những đóng góp của ơng là những vết mực đậm đà ghi lên trang giấy lịch sử của nước nhà không chỉ về mặt văn học mà cả về sự nghiệp Cách Mạng của ông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Qúy. (2020). Lòng yêu nước là tư tưởng xuyên suốt của người cầm bút. Báo Nhân Dân.

Nhận từ: https://nhandan.vn/dong-chay/long-yeu-nuoc-la-tu-tuong-xuyen-suot- cua-nguoi-cam-but-579385?fbclid=IwAR29haBiJkffL-

nlDY8zWT5EB4DQJDmgAmcL6BPIiYv6p3p-dNI89x7qQpg

2. Lại Văn Nam. (2019). Tư tưởng dân chủ của phan bội châu với q trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở việt nam hiện nay. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Nhận từ: https://vnuhcm.edu.vn/tin-tuc_32346864/tu-tuong-dan-chu-cua-phan- boi-chau-voi-qua-trinh-dan-chu-hoa-doi-song-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay-ncs-lai- van-nam/323535326864.html

3. Nguyễn Văn Hòa. (2018). Tư tưởng Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đại học sư phạm, Đại học Huế.

Nhận từ: https://tailieu.vn/doc/tu-tuong-cua-phan-boi-chau-ve-giao-duc-o-viet- nam-dau-the-ky-xx-2152085.html

4. Trang điện tử Bài kiểm tra.com. (2017). Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngịi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng.

Nhận từ: https://baikiemtra.com/van-hoc/con-nguoi-viet-van-con-nguoi-lam-tho- trong-phan-boi-chau-nhat-tri-voi-con-nguoi-chinh-tri-ngoi-but-phan-boi-chau-sang- ngoi-chu-nghia-yeu-nuoc-li-tuong-anh-hung-1634.html?fbclid=IwAR0PoL-

xmipg6SJ26K2VJ3vLHFTYolVHaorNjtry46EbdbLuVqZWE9vzjcc

5. Trang điện tử Ebook. (n.d.) Phan Bội Châu. Nhận từ:PHAN B?I CHÂU (vuhuu.edu.vn)

6. Phan Bội Châu,Bài ca chúc tết thanh niên. 7. Phan Bội Châu, Ái Quốc.

9. Phan Bội Châu, Cảm tác trong ngục Quảng Đông. 10.Phan Bội Châu, Hải ngoại huyết thư, 1960.

11.Phan Bội Châu, Chơi xuân.

12.Phan Bội Châu, Phu xe than trời mưa I.

13.Phan Bội Châu, Đêm mưa thương người bán bánh rao. 14.Phan Bội Châu,Tùng viên thi thoại.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)