Yêu nước gắn liền với vấn đề dân chủ:

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 3 ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ NỘI DUNG

3.1. Thơ văn Phan Bội Châu thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ

3.1.2. Yêu nước gắn liền với vấn đề dân chủ:

Phan Bội Châu đã đưa ra quan niệm tiến bộ về người dân trong xã hội. Ông đã đi đến khẳng định đất nước là của dân, đấu tranh chống giặc cứu nước là để bảo vệ nịi giống, đồng bào Việt Nam. Ơng đã lấy tư tưởng dân chủ làm động lực đấu tranh giành độc lập.

Hơn nữa, Phan Bội Châu đã xác lập vai trị làm chủ xã hội của người dân. Ơng đã nói về quyền làm chủ của người dân, cho nên trong trách nhiệm để mất nước tội của người dân cũng không nhỏ.

Tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu hình thành, chính là sự phản ánh những điều kiện lịch sử và yêu cầu cấp thiết của xã hội Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra, đó là yêu cầu giải phóng cho nhân dân các dân tộc nói chung và cho dân tộc Việt Nam, phát huy quyền làm chủ dân tộc, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc nói riêng. Là hình thái ý thức xã hội, tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu còn là sự tiếp thu những tiền đề tư tưởng trước đó. Đó là tinh thần u nước thương nịi, là quan điểm đề cao vai trò của dân, dân là gốc, “trọng dân”, “thân dân”, “khoan sức dân”, là tinh thần cố kết cộng đồng trong truyền thống văn hóa Việt Nam; đó cịn là tư tưởng đề cao giá trị tốt đẹp trong đạo lý của Nho giáo, như “dân vi quý”, “dân vi bản”; là các quan điểm từ bi, hỷ xả, nhân văn Phật giáo; “ái nhân như kỷ” của đạo Datô; là quan điểm tiến bộ về pháp

quyền, nhân quyền, dân quyền, quốc quyền, về dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái trong tư tưởng phương Tây.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)