Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài cadao thứ hai

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NĂM BÀI CADAO

2.2. Những điểm đặc sắc của bài cadao về tình cảm gia đình

2.2.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài cadao thứ hai

Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng đối với mỗi con người. Nó mang lại cho mọi người một cảm giác bình yên, một cảm xúc đặc biệt với cái nơi được sinh ra. Đó là một cảm xúc chứa đựng những giá trị lồi người, mà chỉ có những người được sinh ra và lớn lên trong vòng tay êm ấm của đấng sinh thành, thì mới có thể cảm nhận được điều đó. Từ lâu, tình cảm gia đình đã được đi vào nền ca dao Việt Nam và đã trở thành một trong những đề tài quen thuộc của người dân.

Khi nói về tình cảm gia đình, ta thường sẽ nhớ ngay đến những điều hạnh phúc, vui vẻ. Nhưng bên cạnh niềm vui bên gia đình ấy, con người chúng ta còn phải đối diện với biết bao gian nan, thử thách. Nhờ những cơn sóng dữ dội của cuộc đời này, đã đưa tâm trí mỗi người trở về lại với cái gọi là gia đình, những thứ tình cảm thiêng liêng với cái nơi được sinh ra trong q khứ. Điều đó thể hiện rõ qua bài ca dao:

“Cơm cha, cơm mẹ đã từng Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người

Cơm người khổ lắm mẹ ơi Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.”

Trong bài ca dao trên, ở dịng đầu có lẽ chỉ là một ý để làm rõ cho vế sau đó, làm tiền đề cho việc thể hiện nội dung trong câu “Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người”. Ta không biết được đây là lời của chàng trai hay cơ gái, nhưng chắc hẳn đó là nỗi buồn tủi của kẻ phải đi ăn “cơm người”. Dù miếng cơm ấy đã được đánh đổi bằng chính sức

khỏe lao động của mình, nhưng chính họ cũng cảm thấy tủi nhục. Nỗi thống khổ của một kẻ đi kiếm “lưng cơm người” ấy quả là mỗi nỗi đau đớn vô cùng lớn lao về mặt tinh thần. Tuy câu ca dao không hề thể hiện rõ sự ngược đãi của người chủ, nhưng chúng ta có thể hình dung ra cảnh người chủ đang dịm ngó từng cái xới cơm, từng gắp đồ ăn của kẻ làm thuê. Bên cạnh đó là những lời mắng bỏ, chê bai thậm tệ, sỉ nhục danh dự người làm. Những miếng cơm ấy, tuy đưa được vào đến miệng nhưng chẳng thể nào mà nuốt trôi. Với thể thơ lục bát, cùng cách gieo vần nhịp nhàng bài ca dao càng dễ đi vào lịng người hơn, nó như một bài hát buồn văng vẳng xung quanh ta về khung cảnh của một người con xa gia đình phải chịu bao vất vả. Sự giao thoa giữa nghệ thuật điệp và điệp liên hoàn kết hợp với liệt kê “cơm người”, “cơm mẹ” và “cơm cha” đã làm nổi bật lên sự tủi thân của một đứa con dường như chưa trưởng thành mà đã rời xa bố mẹ, tạo nên một cảm giác day dứt, xúc động lịng người. Có lẽ vì q nghèo mà phải chịu nhục chịu nhã ngay cả trong miếng cơm, manh áo.

Khi mà con người ta đã chịu đựng những vất vả, buồn tủi mà xã hội mang lại chính ngay lúc đó, trong tâm trí của chúng ta đều hướng về gia đình, hướng về cái nôi được sinh ra, được nng chiều, bảo bọc. Thứ tình cảm gia đình ấy nó đã hiện hữu trong lịng kẻ làm thuê qua hai dòng ca dao:

“Cơm người khổ lắm mẹ ơi Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.”

Quả đúng là “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”, khi bên cạnh đấng sinh thành ta được chăm sóc, được ăn những bát cơm ngon nhưng khi ra xã hội thì cơm ở đâu cũng không được như “cơm mẹ”-chén cơm của tình cảm gia đình. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa âm điệu và câu ca dao như tạo nên một lời bày tỏ tâm tình của người con, lối ngắt nhịp 2/4 ở câu sáu chữ và 4/4 ở câu tám chữ với biện pháp tu từ so sánh. Sự so sánh này giữa hai tiếng ở câu sáu và bốn tiếng ở câu tám “cơm người chẳng như cơm

mẹ” cho thấy nỗi than trách về miếng cơm manh áo không được như ở nhà, “cơm cha, cơm mẹ” được ăn một cách thoải mái “vừa ngồi vừa ăn” không phải bận tâm suy nghĩ,

ăn căng bụng mới thơi. Nhân vật trữ tình đến khi đi làm thuê, làm mướn để đổi lại chén cơm, ăn chén cơm mà chan mới nước mắt, nuốt cùng tủi nhục thì mới biết ơn cha mẹ, mới thấm thía được cái gọi là tình cảm của gia đình.

Biện pháp tu từ so sánh trong câu “Cơm người khổ lắm mẹ ơi! Chẳng như cơm

mẹ vừa ngồi vừa ăn” đã tạo nên sự hiệu quả diễn đạt vơ cùng lớn, tạo nên sức gợi hình,

gợi cảm cho người đọc và tăng tính nhịp điệu cho bài ca dao. Thơng qua các nghệ thuật trên góp phần nhấn mạnh sự vất vả, khó khăn nhọc nhằn trên hành trình cuộc sống của người con và giúp cho con thấu hiểu được sự nhọc nhằn của cha mẹ, sự hi sinh cao cả của đáng sinh thành.

Tiểu kết bài ca dao thứ hai

Về nội dung, qua bài ca dao trên, ta thấy được lời than vãn của kẻ làm thuê kiếm sống, nai lưng làm việc để đổi lại miếng ăn. Miếng cơm ấy là miếng cơm của sự tủi nhục tồn cùng, vừa đứng vừa ăn, vừa ăn vừa làm. Nhân vật “ăn cơm người” mà nhớ về miếng ăn miếng mặc của cha mẹ đã dành cho mình mà khơng hề đơi co, tính tốn. Gia đình vẫn là thứ gì đó thiêng liêng nhất mà mỗi người cần phải quý trọng.

Về nghệ thuật, việc sử dụng thể thơ lục bát và cách ngắt nhịp nhịp nhàng mang âm điệu chậm rãi, sâu lắng, bài ca dao mang đến cho người đọc một nỗi thương cảm cho số phận đi “làm thuê” của nhân vật trữ tình. Cùng với đó là những biện pháp tu từ so sánh, câu cảm thán… đã góp phần nhấn mạnh sự khác biệt giữa “cơm người” và “cơm nhà”, qua đó cho thấy được tình cảm gia đình thiêng liêng đến nhường nào.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)