CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NĂM BÀI CADAO
2.2. Những điểm đặc sắc của bài cadao về tình cảm gia đình
2.2.2 Giá trị nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật trong bài cadao thứ ba
Nếu ở bài ca dao thứ nhất, trong lúc “kiếm lưng cơm người” nhân vật trữ tình đã nhớ đến “cơm mẹ”, nhớ đến sự yêu thương, chăm sóc của mẹ dành cho ta thì ở bài ca dao thứ hai ta khơng chỉ bắt gặp hình ảnh của “mẹ” mà rộng hơn ta thấy cả hình ảnh của cha, của người bạn đời và của con cái chúng ta. Bài ca dao thứ hai đã dùng mười bốn chữ để mang đến một cái nhìn tổng quan về tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người.
Theo từng giai đoạn con người chúng ta sẽ có những bước phát triển khác nhau. Khi con nhỏ nhắc đến gia đình ta nghĩ ngay đến đó là nơi có ơng bà, cha mẹ… khi đã trưởng thành và kết hơn ta lại có thêm một gia đình mới cùng với người bạn đời, sau đó ta lại có con và lại có những thay đổi khác. Tuy nhiên, dù trải qua bao nhiêu đổi thay thì ở từng giai đoạn con người ta đều khơng thể phủ nhận vai trị của gia đình. Quả đúng là:
“Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha Lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con.”
Câu ca dao trên thuộc chủ đề “tình cảm gia đình” - một đề tài quen thuộc trong ca dao Việt Nam. Tuy thuộc một chủ đề quen thuộc nhưng câu ca dao vẫn mang trong mình những nét riêng khiến người đọc ấn tượng. Chỉ mười bốn chữ thôi nhưng sức mạnh khái quát của câu ca dao trên lại vô cùng lớn, chỉ mười bốn chữ mà bức tranh cuộc đời của một con người được vẽ ra. Trong bức tranh ấy cái nổi bật hơn cả khơng gì khác chính là tình cảm và sự gắn bó, nương tựa giữa các thành viên trong gia đình.
“Hơn 90% số bài ca dao được sưu tầm đều sử dụng thể lục bát và lục bát biến thể” [7, tr.70] và bài ca dao trên cũng không ngoại lệ. Với thể lục bát và lối văn giàu
nhịp điệu câu ca dao trên đã dệt nên bức lụa với ba gam màu chính gắn liền với ba giai đoạn của đời người: khi nhỏ, khi trưởng thành và khi về già. Mỗi một gam màu lại mang một đặc trưng riêng. Đầu tiên là gam màu lúc ta cịn bé:
“Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha”
Khi cịn bé, ta vẫn chẳng biết gì và vẫn chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân. Khi ấy, mọi sinh hoạt, ăn uống của chúng ta đều nhờ đến mẹ cha. Mẹ và cha là người đã chứng kiến ta khi ta vừa sinh ra, dạy cho ta từng điều nhỏ nhặt nhất, dìu ta bước những bước chân đầu đời chập chững. Nhắc đến ba mẹ ta lại cảm thấy thật biết ơn. Công lao cha mẹ là vơ cùng to lớn và khơng gì sánh bằng, điều ấy cũng đã được thể hiện qua nhiều bài ca dao khác như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Hay
“Nước biển mênh mơng khơng đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng khơng phủ kín cơng cha.”
Hay
Gian khổ cuộc đời không ai nặng bằng cha.”
Qua một số câu ca dao trên ta nhận thấy tình cảm mà cha mẹ dành cho con khơng cịn là xa lạ trong ca dao Việt Nam nhưng ở câu đầu tiên của bài ca dao trên khơng những nói về những hi sinh mà cha mẹ đã dành cho ta mà bài câu đầu tiên nhấn mạnh hơn vào việc chúng ta đã “nhờ” ở cha mẹ rất nhiều. Câu ca dao trên không sử dụng những hình ảnh quen thuộc thường được ví với cơng lao cha mẹ như “núi Thái Sơn”,
“nước trong nguồn”, “nước biển Đông”, “non cao”… cũng càng không sử dụng những
từ ngữ “sâu”, “rộng”, “’gian khổ”… để nhấn mạnh công lao ấy nhưng vẫn hàm chứa và thể hiện được cơng lao trời biển của ba mẹ. Điều đó cũng là một điểm khác biệt của câu đầu tiên so với các câu ca dao khác cũng viết về chủ đề này. Câu đầu của bài ca dao chỉ vỏn vẹn sáu tiếng nhưng lại gây xúc động cho biết bao con người. “Bé thì nhờ mẹ,
nhờ cha”, quả đúng vậy, khi còn bé, ba mẹ đã giúp đỡ chúng ta mọi việc từ ăn uống,
trang phục, đi đứng, sinh hoạt, nói năng… cha mẹ đã hết lòng giúp đỡ chúng ta mà chẳng một lời than vãn nào. Theo từ điển Hồng Phê “nhờ” thơng thường được hiểu
theo hai nét nghĩa chính “yêu cầu người khác làm cho việc gì” hay “hưởng sự giúp đỡ” [8, Tr.724]. Và từ “nhờ” trong câu ca dao trên nên được hiểu theo nghĩa “hưởng sự giúp đỡ”- chúng ta lúc nhỏ nhận sự giúp đỡ từ cha mẹ bởi vì chẳng ai yêu cầu ba mẹ
phải giúp đỡ ta cả, tình yêu thương của ba mẹ là xuất phát từ tấm lòng của họ, chẳng đòi hỏi được báo đáp, quả đúng là “cha mẹ nuôi con biển trời lai láng”. “Trong ca dao
xưa, những đứa con Việt Nam đã từng cất lên tiếng lòng sâu ơn nặng nghĩa đối với cha mẹ, ông bà” [9, tr.109] thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những người con khơng biết ơn
sự hi sinh lớn lao ấy, đó là những con người “ni cha mẹ tính tháng, tính ngày”. Khi đã có năng lực họ đáng nhẽ nên tận hiếu và trả ơn chăm sóc ngày bé cho ba mẹ thế nhưng họ khơng xem việc chăm sóc bố mẹ là việc của mình, họ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, họ đã quên mất rằng “bé thì nhờ mẹ, nhờ cha”, đó quả đáng buồn.
Kết thúc câu ca dao đầu, chúng ta đến với câu ca dao thứ hai sẽ thấy một khung cảnh khác với hai giai đoạn cuộc đời là khi trưởng thành kết hôn và lúc đã về già:
“Lớn thì nhờ vợ, về già nhờ con.”
Ở câu bát, ta nhận thấy có hai vế đối xứng nhau, cả hai vế đều thể hiện mối quan hệ gắn kết trong gia đình. Khi cịn bé, ta được bảo vệ và che chở bởi cha mẹ, khi đến
tuổi trưởng thành và kết hơn thì người tiếp tục gắn bó cùng ta lại là người bạn đời. Người bạn đời của chúng ta được xem là một thành tố có thể nói là quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của mỗi con người tuy họ chẳng cùng máu mủ với ta như ba, mẹ hay con cái nhưng họ lại là người cuối cùng gắn bó và gần gũi với chúng ta đến lúc cuối đời. Tình cảm vợ chồng cũng là một đề tài quen thuộc trong ca dao:
“Anh như nút, em như khuy Như mây với núi biệt li không đành.”
Hay
“Vợ chồng là nghĩa cả đời Ai ơi chớ nghĩ những điều thiệt hơn.”
Nhưng điều đặc biệt là ở câu ca dao trên chỉ sử dụng một vế bốn chữ để nói lên tình cảm ấy. Đọc đến đây, ta nhận thấy đây có thể là lời người đàn ơng tự nhủ cũng có thể là lời người vợ nhắc nhở chồng mình. Dẫu là lời của chồng hay vợ thì nội dung vẫn chẳng thay đổi, đó vẫn nói về sự gắn bó, chăm sóc lẫn nhau của người bạn đời dành cho ta. Người bạn đời ấy chăm sóc ta, gắn bó cùng ta, chia sẻ mọi buồn vui cuộc sống cùng ta thậm chí họ cịn là động lực là điều kiện để ta phát triển. Ở vế “lớn lên nhờ vợ” này mối quan hệ của vợ chồng được nhấn mạnh và đó cũng chính là khung cảnh ở bức tranh thứ hai - khung cảnh khi ta trưởng thành. Tiếp bước đến giai đoạn thứ ba khi ta về già thì “về già nhờ con”. Khi ta đã già thì điều đó đồng nghĩa với việc ba mẹ đã khơng cịn, bản thân ta cũng khơng đủ điều kiện tự chăm sóc và người bạn đời của ta cũng đã “già” như ta vậy lúc đó người có khả năng có thể chăm sóc tốt nhất cho chúng ta, người mà ta có thể nhờ vả nhất vào lúc ấy khơng ai khác ngồi con cái ta.
Tiểu kết bài ca dao thứ ba
Về nội dung, bài ca dao trên đã dùng mười bốn chữ để khái quát nên cả một cuộc đời con người. Từ lúc bé, đến lúc trưởng thành và cho đến khi về già, mỗi giai đoạn sẽ gắn bó với những người khác nhau, nhưng tất cả họ đều nằm trong hai chữ “gia đình”. Điều đó đủ để thấy được vai trị, vị trí cũng như tình cảm của người thân trong gia đình dành cho nhau to lớn đến nhường nào.
Về nghệ thuật, tuy chỉ có hai câu lục và bát nhưng bài ca dao để thể hiện được đầy đủ tính nhạc, âm điệu sâu lắng của thể thơ này. Ngoài ra, bài ca dao trên còn sử dụng kết hợp nhiều nghệ thuật, trong đó nghệ thuật điệp cấu trúc “…nhờ…” đã nhấn mạnh được nội dung mà bài ca dao muốn truyền tải, đó là sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Con người ta sống ai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử, mỗi giai đoạn của cuộc sống ta sẽ gặp những khó khác nhau và tình cảm gia đình là một trong những nguồn động lực to lớn giúp ta vượt qua tất cả. Chỉ mong ở từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời con người ta sẽ luôn sống hạnh phúc bên những người ta yêu thương.
2.2.3. Tính biến đổi
Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng trong q trình hình thành và lưu truyền khơng tồn tại dưới hình thức văn bản mà tồn tại dưới dạng truyền miệng. Vì lẽ ấy, ca dao sẽ ln có dị bản và bài ca dao trên cũng khơng ngoại lệ. Một số câu dị bản của bài ca dao thứ hai có thể kể đến như:
“Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha
Lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.”
Tuy nhiên, dựa trên những dị bản mà chúng tơi thu thập được thì chúng tơi nhận thấy các dị bản này khơng có sự khác biệt lớn và khơng làm thay đổi nội dung câu ca dao.
Bài ca dao trên ngoài mang những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thì cịn mang dấu ấn văn hóa của con người Việt Nam nói riêng và một số quốc gia phương Đơng nói chung. Ở các quốc gia phương Tây, con cái thường độc lập và dọn ra ngoài ở sớm hơn so với Việt Nam và việc mà ba mẹ cần phải được con cái chăm sóc khi về già là điều không hiển nhiên. Nếu xét ở Việt Nam thì việc con cái sống cùng với ba mẹ suốt cả cuộc đời dưới cùng một mái nhà là một chuyện bình thường hay gặp và việc “về già
nhờ con”, con cái phải chăm sóc cha mẹ khi đã trưởng thành là điều được xem là hiển