Tính đa chức năng:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NĂM BÀI CADAO

2.2. Những điểm đặc sắc của bài cadao về tình cảm gia đình

2.2.4. Tính đa chức năng:

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm vơ giá và thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người. Tình cảm ấy quả khơng gì thay thế được nhất là đối với các nước phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng thì tình cảm gia đình lại càng đóng một vai trị quan trọng hơn cả. Vì có vai trị quan trọng nên ca dao về tình cảm gia đình cũng mang nhiều chức năng khác nhau.

Đầu tiên là về chức năng nhận thức: ca dao về tình cảm gia đình nói chung và hai bài ca dao mà chúng tơi đã phân tích nói riêng đều giúp ta nhận ra tình cảm quý báu, sự hi sinh, giúp đỡ của cha mẹ dành cho con cái, của người bạn đời dành cho ta cũng như của con cái dành cho cha mẹ. Cụ thể hơn trong bài ca dao đầu tiên là tiếng lòng buồn tủi của nhân vật trữ tình khi phải rời xa vòng tay của mẹ mà đi “kiếm lưng cơm người”, đọc bài ca dao ta nhận thấy được những nỗi vất vả, tủi hờn khi bươn chải cuộc sống. Ta nhận thấy trong bài ca dao là vị đắng của cơm người và là vị ngọt của tình mẹ. Cịn ở bài ca dao thứ hai ta lại nhận thấy một sợi dây vơ hình nối kết các thành viên. Con người ta tuy phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng chung quy lại thì tình cảm gia đình vẫn ln hiện diện bên ta dù là ở giai đoạn nào.

Về chức năng giáo dục thì cả hai bài ca dao đều dạy con người phải luôn biết hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương người trong gia đình. Gia đình là chỗ dựa vững chắc của mỗi con người vì vậy thật đáng chê trách cho ai khơng biết trân trọng tình cảm ấy. Đọc hai bài ca dao trên ta tự rút ra rằng gia đình là bến đỗ bình yên, cần giữ gìn, gắn kết hơn nữa mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.

Ca dao tình cảm gia đình nhìn chúng khơng mang những nét thi vị như ca dao về tình u đơi lứa nhưng vẫn mang những giá trị thẩm mĩ nhất định. Cả hai bài ca dao trên đều được viết bằng thể lục bát và cách ngắt nhịp thường được dùng để đọc hai bài ca dao trên là cách ngắt nhịp 2/2/2 (ở câu lục) và cách ngắt nhịp 4/4 (ở câu bát).

“Cơm cha/ cơm mẹ/ đã từng Con đi làm mướn/ kiếm lưng cơm người

Chẳng như cơm mẹ/ vừa ngồi vừa ăn.”

-0-

“Bé thì/ nhờ mẹ/ nhờ cha Lớn lên nhờ vợ/ về già nhờ con.”

Cách ngắt nhịp này đã tạo nên vần nhịp, âm điệu khiến cho bài ca dao như lời hát dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.

Bên cạnh cách ngắt nhịp hai bài ca dao trên còn sử dụng các nghệ thuật khác như hoán dụ “cơm người”, “cơm mẹ”, thơng qua hai hình ảnh này bài ca dao muốn nhấn mạnh cuộc sống bươn chải ngoài xã hội vất vả ngoài xã hội trái ngược hẳn với cuộc sống hạnh phúc khi bên mẹ. Nghệ thuật tăng cấp “bé, lớn, già” ở bài ca dao thứ hai thể hiện một cách trọn vẹn ba giai đoạn quan trọng của đời người. Bên cạnh đó cịn là vẻ đẹp của sự phối hợp nhuần nhuyễn các nghệ thuật khác nhau trong việc góp phần truyền tải nội dung.

Về chức năng sinh hoạt thực hành, hai bài ca dao nói riêng và các bài ca dao tình cảm gia đình nói chung thường được dùng trong giao tiếp khi muốn nói đến nội dung liên quan, thường được người lớn dùng làm bài học cho trẻ nhỏ hay được sử dụng như một bài học nhắc nhở lẫn nhau về việc luôn phải yêu thương người thân và trân quí sự hi sinh mà họ dành cho ta cũng như ln phải biết q trọng gia đình.

Tiểu kết

Về nội dung, hai bài thơ đều gợi cho người đọc, người nghe những cảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình. Đó là sự gắn bó mật thiết từ lúc sinh thành cho đến khi về già. Đó cịn là tình cảm thân thương, khăng khít hết sức chân thành, khơng vụ lợi, tính tốn. Trên hết, đó là bến đỗ u thương, q giá mà bất kỳ ai cũng muốn trở về mỗi khi đi xa.

Về nghệ thuật, cả hai bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc. Cùng với đó là ngơn từ đơn giản, dễ hiểu nhưng mang đến cảm xúc sâu lắng qua sự kết hợp với nhịp điệu của bài. Bên cạnh đó, những biện pháp tu từ nghệ thuật khác như so sánh,

câu cảm thán, điệp cấu trúc… cũng góp phần nhấn mạnh nội dung mà bài ca dao muốn truyền tải.

Ngoài ra, ở bài ca dao thứ hai ta cịn thấy được tính biến đổi qua ba dị bản mà nhóm chúng tơi đã tìm được, mặc dù các dị bản khơng có sự khác biệt q lớn nhưng cũng đủ thấy được sự phong phú của nó. Cùng với đó là giá trị nhiều mặt của hai bài qua dao qua tính đa chức năng, mỗi bài ca dao đều mang lại những chức năng khác nhau, song đều hướng đến làm nổi bật, sâu sắc hơn nội dung của bài ca dao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)