CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NĂM BÀI CADAO
2.3. Những điểm đặc sắc trong cadao về than thân
Ca dao than thân là tiếng nói tâm tình của những người lao động xưa, viết về vẻ đẹp của người dân thôn quê Việt Nam, giúp người đọc cảm nhận về số phận những người phụ nữ qua những câu chữ giản dị, gần gũi và quen thuộc.
Than thân trong từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “phàn nàn về tình cảnh của mình [24]”. Vì vậy, trong ca dao, than thân thường được cất lên bởi những con người thấp cổ bé họng “phàn nàn” về cảnh ngộ của bản thân mình. Thơng thường ở mảng đề tài này, nhân vật trữ tình đa số là người phụ nữ, hoặc là những người dân nghèo khổ, chịu nhiều oan ức ngang trái…
Họ là những người làm thuê làm mướn, là con ở, người vợ lính, người tá điền, người nông dân, người con gái bị ép duyên, người vợ bị chồng đánh đập, phụ bạc... Mỗi một bài ca dao về các đối tượng lại mang một sắc thái tình cảm, một tâm trạng, một nỗi niềm trăn trở suy tư khác nhau, song điểm chung lớn nhất của họ là thân phận thấp hèn phụ thuộc.
Điều này được chúng tôi làm rõ hơn qua hai bài ca dao sau:
2.3.1. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật về tiếng hát than thân của người dân lao động (bài ca dao thứ tư). lao động (bài ca dao thứ tư).
Bên cạnh tiếng hát than thân của người phụ nữ, thì những người dân lao động nghèo cũng xuất hiện khá đa dạng, phong phú trong đề tài ca dao than thân. Đó là lời than thân của người dân lao động khi làm việc vất vả nhưng không đủ ăn, số phận nhỏ bé khơng có tiếng nói... Và bài ca dao sau nói đến sự bất cơng, đau khổ mà họ phải gánh chịu ấy:
“ Bao phen biển tiến biển lui
Chúa thiêng quan giỏi đứng ngồi nơi đâu,
Biết bao nông nỗi buồn đau,
Nào ai tế độ siêu cầu cho ai?
Ở ăn chưa kịp yên vui,
Chúa quan đâu đã đứng ngồi ngay bên, Mn vàn đóng góp khơng tên, Rằng cho phần xác phần hồn thảnh thơi!”
Ngay từ phần mở đầu, bài ca dao đã mở ra trước mắt người đọc, người nghe tình cảnh người dân lao động đang gặp phải:
“Bao phen biển tiến biển lui,
Chúa thiêng quan giỏi đứng ngồi nơi đâu,”
Hình ảnh “biển tiến biển lui” ở câu ca dao trên là hình ảnh ẩn dụ cùng với phép đối “tiến”, “lui” diễn tả trạng thái của biển, làm nổi bật ý muốn diễn tả có thể là chỉ đến thiên tai, bão lụt. Hoặc là chỉ những biến động trong xã hội mà người dân hết thảy phải gánh chịu. Đó là những khó khăn, cực nhọc, thử thách mà người lao động phải gánh chịu trong q trình sản xuất. Vậy nhưng, những khó khăn ấy lại khơng chỉ một hai lần, mà rất nhiều lần. Điều ấy được thể hiện rõ ở từ “bao phen” đặt ngay đầu bài ca dao. Những lúc như vậy, người dân rất cần sự giúp đỡ của quan, của chúa. Bởi, chúa là người có quyền cao chức trọng trong tay, thêm vào đó quan lại là người nắm giữ công bằng, bảo vệ nhân dân. Thế nhưng, những lúc nguy cấp, khó khăn như thế chúa và những người quan lại được xem như cha, như mẹ lại “đứng ngồi nơi đâu”? Sự bàng
quang, chỉ biết hưởng thụ của kẻ bề trên khiến cho người dân lao đao, khốn khổ, không biết phải nương nhờ vào ai.
Chỉ với hai câu mở đầu ngắn gọn nhưng đã gợi ra cho chúng ta thấy được tình cảnh khơng mấy khả quan của người dân lao động. Họ không chỉ phải gánh chịu những khó khăn, bất trắc trong q trình sản xuất mà cịn phải đối diện với cả những “mặt
trái” của bọn quan lại, vua chúa. Dù bài ca dao trên không đề cập đến thời gian cụ thể
nào, nhưng ta có thể nhìn nhận trong lịch sử của nước ta cũng có sự việc như vậy. Mà nạn nhân có xã hội thời ấy, chính là những người thấp cổ bé họng kia.
“Biết bao nông nỗi buồn đau, Nào ai tế độ siêu cầu cho ai?”
Đi cùng với “bao phen” gặp khó khăn là “biết bao” nỗi thống khổ, đau đớn của những người dân lao động. Mỗi một thử thách đi qua là một lần ngã xuống. Những người nơng dân ấy chẳng thể đếm nổi có “biết bao” nỗi cơ cực nữa rồi. Dậu vậy nào có “ai tế độ siêu cầu cho ai?” Quan giỏi, chúa hiền chẳng quản, chẳng lo thì lấy đâu ra người có thể đứng ra lo liệu cho họ. Một câu hỏi tu từ thốt ra chẳng còn mang dáng dấp của câu nghi vấn nữa mà giống như một lời khẳng định chắc nịch. Khẳng định số phận bèo dạt mây trôi lênh đênh trên biển không biết sướng khổ ra sao. Khẳng định sự bàng quang mặc kệ mày sống hay chết của bọn quan lại đối với con dân của mình. Số phận của người dân lao động sao mà đau đớn đến thế? Lúc sống, phải chịu đựng hết những tủi nhục, nào là số làm thuê làm mướn nhưng mãi khơng đủ ăn, khơng có tiếng nói trong xã hội, … Vậy mà đến lúc mất đi, cũng chẳng có ai “tế độ siêu cầu”.
“Ở ăn chưa kịp yên vui,
Chúa quan đâu đã đứng ngồi ngay bên,”
Hai từ “ở ăn” được đảo lên đầu dòng ca dao nhằm nhấn mạnh về cuộc sống của người dân chưa kịp vui vẻ, an yên sau khi trải qua “bao phen biển tới biển lui” thì lại bị chúa quan xuất hiện dành “cơng lao”. Lúc lao động sản xuất mệt nhọc, gặp đủ mọi khó khăn thì chẳng thấy ai, đến khi trái vừa chín, cá vừa bắt thì lại thấy sự xuất hiện diệu kỳ của mấy ông quan lại, vua chúa. Thật đúng là đến đúng lúc. Qua đó, ta có thể thấy rõ đời sống của người dân luôn phải chịu đựng những điều khơng cơng bằng. Nhưng bởi vì họ khơng có tiếng nói, khơng có địa vị trong xã hội nên họ không thể giành lại công bằng cho bản thân mình. Rõ ràng hai chữ cơng bằng hay đạo lý có làm mới có ăn khơng dành cho những người “bị trị”. Bởi họ ở q thấp, cịn đám ăn khơng ngồi rồi kia lại ngồi quá cao.
“Mn vàn đóng góp khơng tên, Rằng cho phần xác phần hồn thảnh thơi!”
Hai chữ “muôn vàn” với ý nghĩa tổng quát thể hiện con số lớn lao đến mức không thể đếm được lại đi cùng với những “đóng góp khơng tên” càng nhấn mạnh hơn nữa nỗi đau đớn, ê chề của người dân lao động. Bọn họ là người “bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời”, gieo mình giữa biển lớn mênh mơng cả tháng rịng lại chẳng được ghi
tên. Ấy là điều đớn đau nhất của người dân khi biết bao công sức bỏ ra không hề được công nhận. Đến khi ra đi, cũng chẳng ai biết họ là ai, họ tên của họ là gì. Những gì mà họ làm chỉ là những hy sinh thầm lặng. Con người vốn dĩ rất sợ đến cái chết. Nhưng có lẽ đối với người dân lao động chết tức là hết. Nơi ấy sẽ là nơi mà họ có thể thảnh thơi lẫn thân xác và tâm hồn. Bởi vì nơi ấy khơng có đầy rẫy những bất cơng, khổ sở.
Tiểu kết bài ca dao thứ tư
Về nội dung, cả bài ca dao đều là lời than thở của người dân lao động trước tình cảnh khắc khổ của mình. Qua đó, người đọc càng cảm thấy cảm thơng cho số phận của họ và nhận thấy được mặt xấu của xã hội phong kiến. Phản ánh những bất công, nỗi đau của người dân lao động - những người nhỏ bé, thấp cổ bé họng trong xã hội, đó là nơng dân. Vì cơng việc chính là làm nơng nên chịu ảnh hưởng của thiên tai nặng nhất là họ. Vì là tầng lớp thấp nhất nên bị bóc lột nặng nề.
Về nghệ thuật, bài ca dao là tám câu lục – bát với giọng điệu ai ốn, xót xa cho số phận của người nông dân. Với cách gieo vần quen thuộc của ca dao, nỗi niềm chua xót đó của người lao động càng được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết. Cùng với đó là những cụm từ mang tính khái quát như “bao phen”, “biết bao”… kết hợp với câu cảm thán và câu hỏi tu từ.
2.3.2. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật về tiếng hát than thân của người phụ nữ (bài ca dao thứ năm). nữ (bài ca dao thứ năm).
Trong giáo trình văn học dân gian Việt Nam, tác giả có viết: “người phụ nữ lao
động là nạn nhân của nhiều tầng lớp áp bức và là hạng người đau khổ nhất [3, tr.456].”
phong kiến. Số phận của họ chẳng mấy khi nằm trong tay họ mà phần nhiều sẽ chịu sự chi phối của người khác. Như trong câu ca dao sau:
“Em như hoa gạo trên cây Anh như một đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Hoa gạo rụng xuống, lại buồn cỏ may.”
Ở bài ca dao trên, mặc dù chỉ gói gọn trong hai cặp lục bát, song nó vẫn diễn tả được những tâm tình, lời than thở của người con gái trong chuyện tình u của mình. Ở đây người con gái được ví như bơng hoa gạo ở trên cao cịn người con trai thì chỉ là đám cỏ may dưới đất. Có lẽ sóng gió cuộc đời làm cho “hoa gạo” rụng xuống khiến cỏ may khơng thể nhìn ngắm nàng xinh đẹp trên cao nữa nên buồn lịng.
Bên cạnh đó, một trong những đặc trưng của ca dao chính là ca dao thường sử dụng thể thơ lục bát. Bởi có lẽ thể thơ lục bát là thể thơ dân tộc, nó gần gũi và có thể diễn tả được nhiều cung bậc cảm xúc, vì vậy người dân thường sử dụng nó để sáng tác. Thêm vào đó, khi sử dụng thể thơ lục bát, cách gieo vần và cách ngắt nhịp của nó cũng khiến cho câu ca dao có tính nhạc hơn, khiến người nghe có cảm giác cuốn hút và dễ nhớ. Cụ thể như là:
“Em như hoa gạo trên cây Anh như một đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Hoa gạo rụng xuống, lại buồn cỏ may.”
Có thể thấy, cách gieo vần của các câu ca dao khi sử dụng thể thơ lục bát khá chặt chẽ. Đối với câu lục và câu bát phải có sự đối xứng với nhau ở các tiếng 2 – 4 - 6. Như câu ca dao trên, nếu ở câu lục là B-T-B: như – hoa - cây, trời - cả - sương, thì ở câu bát cũng phải là B-T-B-B: như – đám – may - đường, gạo - xuống - buồn - may.
Thơng qua cách gieo vần, thì cách ngắt nhịp của các câu thơ ca dao thông thường cũng là cách ngắt nhịp chẵn như 2/2/2 hoặc là 4/4. Nhờ đó mà bài ca dao có thể diễn tả được những tình cảm, lời than thở của cơ gái về số phận của mình.
Tiếp đó, ngơn ngữ ca dao là những ngơn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày. Nhưng dù vậy, trong ngôn ngữ ca dao vẫn mang tính nghệ thuật, bởi vì nó sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, hình ảnh ẩn dụ... như là trong bài ca dao trên. Nhân vật “em” được so sánh với hình ảnh “hoa gạo trên cây” hay nhân vật “anh” được so sánh với
hình ảnh “cỏ may bên đường”. Qua đó mà ta thấy, ngôn ngữ của ca dao giàu sức biểu cảm, khiến cho người nghe câu ca dao phải liên tưởng, tưởng tượng.
Bài ca dao này có thể là lời của cô gái thất thế hay là của chàng trai mến mộ cơ, có thể là nói ln cho nhau nghe hay cũng có thể là tâm sự với những người ngồi cuộc chứng kiến sự việc này. Trong đời sống hàng ngày sau khi câu chuyện này đã xảy ra, bên thì thể hiện sự tiếc nuối cho cơ gái, bên thì vui mừng vì sự gặp thời của chàng trai.
2.3.3. Tính biến đổi
Vì đặc tính của ca dao là truyền miệng vì vậy mà có nhiều dị bản khác nhau được lưu truyền rộng rãi ở khắp các nơi. Theo tìm hiểu chúng tơi đã phát hiện ra hai dị bản khác nữa của bài ca dao về tiếng hát than thân của người phụ nữ. Về nguồn của các bài ca dao này, chúng tơi sẽ trình bày rõ hơn ở phần Phụ lục.
Dị bản thứ nhất:
“Thân em như hoa gạo trên cây, Chúng anh như đám cỏ may giữa đường.
Lạy trời cho cả gió sương,
Cho hoa gạo rụng xuống, cỏ may xỏ vào.” [4]
Dị bản thứ hai:
“Thân em như hoa gạo trên cây Chúng anh như đám cỏ may bên đường
Cho hoa gạo rụng chui luồng cỏ may”
Tuy chỉ khác ở một vài từ nhưng ý nghĩa đã thay đổi rất nhiều. Ở bản gốc khi nói về sự thất thế của người con gái thì người con trai đã có sự cảm thương buồn lòng,
“hoa gạo rụng xuống lại buồn cỏ may”, tức là anh này không hề mong muốn sự thất
thời của cô gái, mong muốn cô ấy mãi ở trên cao xinh đẹp và toả sáng.
Còn hai dị bản còn lại lại như là thể hiện việc người con gái gặp nạn “hoa gạo
rụng” lại là cơ hội cho chàng trai có được nàng. “Cho hoa gạo chui luồng cỏ may” hay
“Cho hoa gạo rụng xuống, cỏ may xỏ vào” người ta có ý nghe ra sự trào phúng trong câu này, khơng có sự cảm thương tiếc nuối mà ngược lại vì có được người con gái vốn dĩ ở trên cao khó với gặp nạn mà phải rơi vào thành chung số phận với mình mà vui mừng.
2.3.3. Tính diễn xướng
Tính diễn xướng của hai bài ca dao trên nói riêng và chùm ca dao than thân nói chung thường xuất hiện trong cuộc sống thường nhật.
Đó có thể là những lời độc thoại vang lên khi đang ở một mình của người phụ nữ nào đó. Cũng có thể là lời than vãn chỉ biết nói cho nhau nghe của những người nông dân lao động khốn khổ. Đối với các trường hợp dị bản có thể xuất hiện ở những hồn cảnh khác nhau, nhưng chung quy lại những bài ca dao than thân đều hướng đến lời than vãn thầm kín nên thường được diễn xướng trong sinh hoạt, lao động một mình hoặc một vài người.
2.3.4. Tính đa chức năng.
Ca dao than thân là mảng đề tài lớn đóng góp về số lượng lẫn về chất lượng. Trong kho tàng văn học đồ sộ của Việt Nam, có lưu trữ hàng ngàn câu ca dao với âm tiết và mang những tầng ý nghĩa khác nhau thấm đẫm tình yêu thương con người da diết. Trong đó ca dao than thân là chùm ca dao chiếm vị trí quan trọng với một số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam. Bởi vì mảng đề tài này rất rộng cho nên cũng có rất nhiều chức năng khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những chức năng đặc trưng và quan trọng nhất.
Trước tiên là về chức năng nhận thức: Ở mảng đề tài ca dao than thân nói chung và trong hai bài ca dao chúng tôi lựa chọn phân tích ở trên nói riêng đều chứa đựng giá trị nhân văn cao cả, là bản án của xã hội cũ và tiếng lòng của những số phận đau khổ. Đó là những tiếng nói ai ốn khóc than cất lên từ những kiếp người nghèo khổ, lầm than trong xã hội cũ, những người dân thấp cổ bé họng phải chịu đựng những thiên tai lũ lụt mà bọn vua chúa chỉ đứng nhìn làm ngơ. Bao “mn ngàn đóng góp khơng tên” chất chồng trên đơi vai khắc khổ. Hiểu và trân trọng những đau khổ mà ông cha ta xưa kia đã chịu để trân trọng và có ý thức xây dựng bảo vệ đất nước đang sống ngày nay
Về chức năng giáo dục: Họ khơng thể làm thế nào để có thể giải thốt, vì thế để bớt đau khổ về mặt linh hồn họ gửi tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, mượn ca dao để thổ lộ giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao khổ xưa. Đọc những dòng giãi bày ấy, giáo dục cho thế hệ đi sau phần nào nghiền ngẫm, suy tư và thấu hiểu được bao cay đắng mà ông bà cha mẹ trên cái đất Việt này đã trải qua mà càng biết trân quý, yêu thương con người Việt Nam hơn. Dạy mỗi con người chúng ta cùng những lớp thế hệ tương lai sau này càng yêu thương, trân quý và cảm thơng, xót thương