Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn năm 2018

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NĂM BÀI CADAO

3.2. Cadao trong chương trình trung học phổ thông hiện nay

3.2.2. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn năm 2018

Cũng như các chương trình trước đó, chương trình năm 2018 đã đặt ra những yêu cầu, nội dung giảng dạy với nội dung ca dao chủ yếu ở các khối lớp nhất định và có yêu cầu rõ ràng về việc lấy các bài ca dao làm ngữ liệu trong chương trình lớp 1 – lớp 5. Văn bản của bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 về việc giảng dạy ca dao như sau: - Ở phần Tác phẩm bắt buộc lựa chọn nêu rõ: “Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các

chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)” [15, tr. 17]

- Tại mục IX. Danh mục văn bản (Ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở các lớp, có gợi ý các bài ca dao cụ thể là:

• Lớp 1, lớp 2, lớp 3: đề xuất cụm bài “Ca dao về cảnh đẹp quê hương, đất nước” và bài “Cái Bống” [15, tr.94];

• Lớp 4, lớp 5: đề xuất cụm bài “Ca dao về tình cảm gia đình” [15, tr.97];

• Lớp 6, lớp 7: đề xuất cụm bài “Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình” [15, tr.99];

• Lớp 8, lớp 9: đề xuất cụm bài “Ca dao về con người, xã hội” [15, tr. 102]. Theo đó, ở bộ sách Chân trời sáng tạo, lớp 6, (tập 1), ca dao xuất hiện ở bài 3:

Vẻ đẹp quê hương, với bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương (trang 63) gồm

4 bài ca dao; Đọc kết nối chủ điểm – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… (trang 68). Đây là một bài phân tích của thầy Bùi Mạnh Nhị.

Ở sách Ngữ Văn lớp 6 (tập một), bộ Cánh diều, ca dao được dạy trong phần Thực

hành đọc hiểu: Ca dao Việt Nam (trang 42) với một chùm gồm 3 bài ca dao nói về tình

cảm gia đình. Tương tự như bộ sách Chân trời sáng tạo, bộ Cánh diều cũng có đưa vào bài phân tích ca dao để làm ngữ liệu Đọc – hiểu, qua bài phân tích Vẻ đẹp của một bài

Đối với bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, ca dao được giảng dạy chính thức ở Bài 4: “Quê hương yêu dấu”, với Chùm ca dao về quê hương đất nước gồm 3 bài ca dao và có phần Phân tích bài viết tham khảo với bài phân tích “Nét đẹp của bài ca dao

Anh đi anh nhớ quê nhà…” (trang 111) của nhóm biên soạn sách.

Qua đó, ta thấy được điểm mới của những bộ sách này là có đưa các bài phân tích cụ thể của các nhà nghiên cứu vào làm ngữ liệu đọc – hiểu và cho học sinh tham khảo chứ không chỉ đưa ra một loạt bài ca dao và để giáo viên giảng dạy cho học sinh như trước đây.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)