Một số vấn đề về việc giảng dạy cadao

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO (Trang 50 - 73)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NĂM BÀI CADAO

3.2. Cadao trong chương trình trung học phổ thông hiện nay

3.2.3. Một số vấn đề về việc giảng dạy cadao

“Danh từ ca dao chủ yếu được dùng để chỉ phần lời thơ (mặt văn học) của các bài hát dân gian, (…) dùng thêm danh từ dân ca làm thuật ngữ chỉ chung toàn bộ lĩnh vực ca hát dân gian (bao gồm các yếu tố khác nhau của nó: lời, nhạc, điệu bộ…)” [11,

tr.139]. Và với hình thức diễn xướng dân gian, ca dao – dân ca thường đi liền nhau. Thế nên ca dao, dân ca được giảng dạy chung, tạo thành những cụm bài với các chủ đề (đề tài) khác nhau. Trong Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ Văn năm 2006, có Mức độ cần đạt về việc đọc – hiểu ca dao đối với chương trình Ngữ Văn lớp 7 (tập một)

như sau: “Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số

bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, những câu hát than thân, châm biếm: đời sống sinh hoạt và tình cảm của người lao động, nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát, cách xưng hô phiếm chỉ, các thủ pháp nghệ thuật thường dùng, cách diễn xướng.” [16, tr.94]. Ngay từ những khái niệm của ca dao – dân ca và Mức độ cần đạt

của chương trình giảng dạy năm 2006, ta thấy ở chúng có điểm chung là đều nhắc đến một đặc trưng của văn học dân gian – tính diễn xướng. Tuy nhiên, có một vấn đề khá phổ biến ở việc giảng dạy ca dao ở phổ thơng hiện nay, đó là chưa đặt ca dao trong mơi trường sinh hoạt vốn có của nó, dẫn đến việc bỏ quên những hình thức diễn xướng sinh động của chúng như: cử chỉ, điệu bộ, cách ngắt nhịp... Khi biết được những đặc điểm đó, ta sẽ có thêm nhiều thơng tin ngồi văn bản và việc phân tích tác phẩm sẽ trở nên thú vị hơn, nhất là với đối tượng học sinh.

Một số đối tượng tiếp cận ca dao (có thể là giáo viên và học sinh) chú trọng vào việc phân tích nội dung nhằm làm truyền đạt thông điệp. Đôi khi dẫn đến áp đặt những tư tưởng chủ quan vào trong q trình phân tích, xa rời với nội dung thật sự của người xưa muốn nói đến do “… chịu ảnh hưởng khá đậm của phương pháp truyền thống trong

việc phân tích văn chương. Đó là lối tỉa tót, tán tụng“chẻ sợi tóc làm tư” rất tùy hứng.”

[2, tr.25]. Khi phân tích bài ca dao

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

(1) Trong một quyển sách học tốt Ngữ Văn 7 có viết:“Đây là nỗi nhớ và sự kính

u ơng bà được diễn tả qua so sánh mức độ. “Ngó lên” biểu hiện sự trân trọng, tơn kính. “Nuộc lạt mái nhà” gợi sự kết nối bền chặt không tách rời của tấm tranh và rui mè. Nó cũng như tình cảm huyết thống và cơng lao gây dựng ngơi nhà, gây dựng gia đình của ơng bà với con cháu.” [12, tr. 26]

(2) Cũng có người viết: “Ngó lên” cao nhưng khơng xa, bởi “nuộc lạt mái nhà”

rất gần gũi, ấm áp, thân thuộc. “Nuộc lạt mái nhà” – những mối buộc lại bằng lạt

(giang hoặc tre) để lợp các tấm tranh trên mái nhà để che chở cho hết thảy mọi người trong gia đình sum họp như chính sự gầy dựng, chở che, bao dung do công sức, tấm

lịng rộng lớn của ơng bà. Ở đây có sự liên tưởng, so sánh rất cụ thể, rất gần gũi. Từ

đó, tác giả bài ca dao đã bộc lộ được những tình cảm rất chân thành, thực thà và tha thiết đối với ông – bà. [2, tr. 25]

Ta có thể thấy, lối phân tích (1) là lối phân tích phổ biến, thường thấy và khá phù hợp. Song, ở lối phân tích (2) có sự tán tụng q đà dẫn đến việc phân tích rơi vào suy diễn.

Như chúng ta đã biết, ca dao cũng như các tác phẩm văn học dân gian khác, có những đặc trưng riêng của thể loại. Các sáng tác dân gian là thành quả của một cộng đồng, tập thể và được truyền miệng với thời gian dài. Do đó, trong q tình phân tích ca dao, tính dị bản là một yếu tố cần được lưu ý. Trong phần luyện tập của sách giáo khoa lớp 7 có u cầu: “tìm đọc và chép lại một số bài ca khác có nội dung tương tự”

[13, tr. 36] nhưng chưa giới thiệu tính dị bản như một đặc trưng của văn học dân gian. Các bài ca dao được giảng dạy không xét tác phẩm trong hệ thống các dị bản khác nhau mà thường chỉ được phân tích trên một bản được chọn đưa vào sách giáo khoa. Từ đó cũng dễ dẫn đến lối suy diễn đã trình bày ở trên.

Cơng trình nghiên cứu của Trần Mạnh Hùng có đánh giá về chương trình trung học phổ thơng ban hành năm 1986 có viết: “thời lượng dạy – học văn học dân gian là

30 tiết, trong đó phần ca dao dân ca 12 tiết chiếm 25%.” [2, tr.14]. Từ đó, ta thấy ca

dao vốn được quan tâm trong sự nghiệp trồng người. Và cho đến nay, dù các chương trình đổi mới, cải cách giáo dục diễn ra thì ca dao vẫn giữ vị trí như cũ, khơng thể thay thế được.

KẾT LUẬN

Mỗi một quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc riêng, mà với nước ta, ca dao chính là nơi lưu giữ những bản sắc đó suốt cả hàng ngàn năm lịch sử. Trong kho tàng ca dao Việt Nam, những chủ đề về tình u đơi lứa, tình cảm gia đình, than thân… là những chủ đề nổi bật, phong phú và có giá trị nhiều mặt. Bài tiểu luận của chúng tơi đã phân tích năm bài ca dao thuộc ba chủ đề trên với hai cách tiếp cận: tiếp cận theo đặc trưng chung của văn học dân gian và theo đặc trưng của thể loại. Quan trọng hơn, mỗi bài ca dao sẽ có những nét nổi bật riêng, vì vậy chúng tơi đã tiếp cận tác phẩm theo những đặc trưng nổi bật nhất.

Về nội dung và nghệ thuật, có thể thấy năm bài ca dao với năm nội dung, năm sắc thái, cảm xúc khác nhau, song chúng đều hướng đến bộc lộ, truyền tải những tư tưởng, tình cảm của nhân dân ta qua lời ca. Cả năm bài ca dao đều được viết bằng thể thơ lục bát – một thể thơ quen thuộc, với tính chất nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lịng người. Cùng với đó là việc sử dụng ngơn từ trong sáng, giản dị, dễ hiểu và cách gieo vần nhịp nhàng, tạo tính nhạc cho câu ca dao đã giúp người nghe, người đọc dễ tiếp cận, hiểu và dễ thuộc hơn. Bên cạnh đó, các bài ca dao cịn sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ nghệ thuật khác như ẩn dụ, so sánh, câu cảm thán… tạo nên nét thẩm mỹ về ngôn từ cho tác phẩm.

Ngồi những điều trên, năm bài ca dao cịn đem đến những giá trị đặc sắc khác như tính biến đổi, tính diễn xướng, tính đa chức năng… Mỗi giá trị đều hướng đến làm nổi bật nội dung mà tác phẩm muốn truyền tải, qua đó khắc sâu hơn trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Quan trọng hơn, qua mỗi bài ca dao ta sẽ hiểu thêm về tình cảm, tư tưởng và cả những nét văn hố truyền thống của dân tộc. Đó có thể là tình u chân thành, khơng vụ lợi; có khi là tình cảm gia đình khăng khít, bền chặt; đơi lúc lại là nỗi niềm chua xót của người dân lao động, của người phụ nữ cho số phận của mình. Thậm chí, qua bài ca dao than thân ta cịn thấy cả một xã hội đen tối, đầy rẫy những bất công, ngang trái mà những người yếu thế phải gánh chịu.

Chung quy lại, ca dao vừa là dòng suối mát lành xoa dịu tâm hồn con người mỗi khi nhắc đến, vừa là con thuyền chuyên chở tâm tư, tình cảm và cả những bài học quý giá cho mỗi người dân Việt Nam. Con thuyền ấy dường như đã đi qua hàng ngàn năm

lịch sử mà khơng hề có chút thương tổn nào, mặc cho dịng sơng thời gian có nhiều biến động, tâm tư đặt trên thuyền càng ngày càng nặng trĩu những lo toan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu sách

1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. Từ điển thuật ngữ văn học. 2009. Nxb Giáo dục.

2. Trần Mạnh Hùng (2001), Giảng dạy ca dao trong sách giáo khoa môn Văn ở

trung học phổ thông, Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm

thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đinh Gia Khánh (Chủ biên). Văn học dân gian Việt Nam. 2009. Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Nguyễn Xuân Kính. 2004. Thi pháp Ca dao. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

5. Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Văn học

dân gian - những cơng trình nghiên cứu. Nhà xuất bản giáo dục.

6. Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Nhà xb văn học. 7. Lê Trường Phát (2003), Ca dao dân ca-đẹp và hay, nhà xuất bản Trẻ. 8. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

9. Nguyễn Kim Phong (chủ biên) và các tác giả khác (2007), Kĩ năng đọc hiểu

Ngữ Văn 10, nhà xuất bản Giáo dục.

10. GS. TS. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên). Giáo trình văn học dân gian. 2014. Nxb Giáo dục Việt Nam.

11. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập hai, Nxb Giáo dục. 12. Thái Quang Vinh, Lê Lương Tâm, Thái Thủy Vân, Vương Thị Kim Thanh

(2003), Học tốt Ngữ Văn 7 tập một, Nxb Đà Nẵng.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Ngữ Văn, Hà Nội.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Ngữ

Văn, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

17. Ca dao - ngôn ngữ thơ dân gian. Truy cập tại:

http://thhoanhson.pgdgiaothuy.edu.vn/net-van-hoa-viet/993.html vào 9:50 ngày

2/4/2022.

18. Ca dao về tình yêu lứa đôi. Truy cập tại:

http://www.hoalinhthoai.com/philology/detail/PP-32/CA-DAO-VE-TINH- YEU-LUA-DOI.html vào 16:25 ngày 3/4/2022.

19. Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian. Truy cập tại https://tailieu.vn/doc/dien- xuong-ca-dao-theo-dong-thoi-gian-2-729119.html vào 3.33PM ngày 7/4/2022/

20. Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao. Truy cập tại

https://khotrithucso.com/doc/p/dac-trung-ngon-ngu-trong-ca-dao-224247 vào 10:35, ngày 29/3/2022.

21. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình. Truy cập tại: https://tech12h.com/de-bai/gia-tri-noi-dung-va-nghe-thuat-

trong-ca-dao-dan-ca-nhung-cau-hat-ve-tinh-cam-gia-dinh.html vào ngày

01/04/2022 - 03/04/2022.

22. Ngôn ngữ và thể thơ lục bát trong ca dao. Truy cập tại:

https://hocnguvan.net/ngon-ngu-va-the-tho-luc-bat-trong-ca-dao , vào 10:15

ngày 2/4/2022.

23. Những bài ca dao dân ca về tình cảm gia đình hay nhất. Truy cập tại:

https://anybooks.vn/nhung-bai-ca-dao-dan-ca-ve-tinh-cam-gia-dinh-hay-nhat- a1106.html vào ngày 11/03/2022 – 03/04/2022.

24. Từ điển tiếng Việt. Truy cập tại: https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia- cua-tu-than%20thân vào 3:10 PM ngày 28/03/2022.

PHỤ LỤC

Phụ lục A: Nguồn dị bản của các bài ca dao 1. Dị bản của bài ca dao thứ nhất.

“Anh đây thật khó, khơng giàu, Anh xin nói trước, kẻo sau phàn nàn.

Nhà anh chỉ có một gian,

Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng, Trời làm một trận mưa tuôn, Nửa bếp cũng đổ, nửa buồng cũng xiêu.”

Nguồn: Trích dẫn từ trang web Ca dao Mẹ tại đường dẫn: https://cadao.me/nha-anh- that-kho-khong-giau/

Dị bản 2:

“- Nhà anh chỉ có một gian Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.

Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường, Chỉ ấm ổ rạ, nàng thương chăng là?

- Yêu nhau chẳng quản cửa nhà, Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo.

Yêu nhau chẳng quản giàu nghèo, Không bùa không thuốc mà theo mới là.”

Nguồn: Trích dẫn từ trang web Từ điển danh ngôn tại đường dẫn: https://www.tudiendanhngon.vn/ca-dao/ct/itemid/23462

Dị bản 3:

“Nhà anh chỉ có một gian, Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.

Anh cậy em coi sóc trăm đường, Để anh bn bán trẩy trương thơng hành.

Cịn chút mẹ già, nuôi lấy cho anh, Để anh buôn bán thông hành đường xa.

Liệu mà thờ kính mẹ già,

Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười. Dù no, dù đói, cho tươi,

Cho anh đành dạ bán buôn.”

Nguồn: Trích dẫn tại trang web Tạp chí văn học tại đường dẫn: https://tapchivanhoc.com/tho-kinh-me-gia.html

2. Dị bản của bài ca dao thứ ba.

“Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha Lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.”

Nguồn: Trích dẫn tại trang web VOH Radio tại đường dẫn https://voh.com.vn/song- dep/90-cau-ca-dao-tuc-ngu-ve-gia-dinh-day-ban-loi-cu-xu-dang-suy-ngam-nhat- 375539.html

3. Dị bản của bài ca dao thứ năm.

Dị bản thứ nhất:

“Thân em như hoa gạo trên cây, Chúng anh như đám cỏ may giữa đường.

Lạy trời cho cả gió sương,

Cho hoa gạo rụng xuống, cỏ may xỏ vào.”

Nguồn: Trích dẫn tại trang web Lazi tại đường dẫn https://lazi.vn/cdtn/d/462/than-em-

nhu-hoa-gao-tren-cay-chung-anh-nhu-dam-co-may-giua-duong

Dị bản thứ hai:

“Thân em như hoa gạo trên cây Chúng anh như đám cỏ may bên đường

Lạy trời cho cả gió sương

Cho hoa gạo rụng chui luồng cỏ may”

Nguồn: Trích dẫn tại trang web Thi viện tại đường dẫn https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.thivien.net%2FKhuy%25E 1%25BA%25BFt-danh-Vi%25E1%25BB%2587t-Nam%2FTh%25C3%25A2n-em-

nh%25C6%25B0-hoa-g%25E1%25BA%25A1o-tr%25C3%25AAn- c%25C3%25A2y%2Fpoem-

cMcgQtvpp6QLd0i6fhkOBg&h=AT2e_oFA0ARZKHau0t_6tNyC3QhJrV5eCGlk9vn VQ2IFlG_K0wb_GHjjZXuefFtevTcNvat55mzudOuxNpAyzCYWbEBPgVq_MxMg QRFhe8XtSN6SPtbG0Amm3X7Y7LcpHKkeLxEfWLNOxsbRcfPv2A

Phụ lục B: Chương trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ Văn năm 2006

1. Sách giáo khoa Ngữ Văn, lớp 7 (tập một)

- Những câu hát về tình cảm gia đình [1, tr. 35]: gồm 4 bài học chính thức và 4 bài đọc thêm;

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người [1, tr. 37]: gồm 4 bài chính thức và 3 bài đọc thêm;

- Những câu hát than thân [1, tr. 48]: gồm 3 bài học chính thức và 4 bài đọc

- Những câu hát châm biếm [1, tr. 51]: gồm 4 bài học chính thức và 3 bài đọc thêm.

2. Sách giáo khoa lớp 10 (tập một):

Phụ lục C: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn năm 2018

1. Bộ sách Chân trời sáng tạo, lớp 6, (tập 1), bài 3: Vẻ đẹp quê hương

- Đọc kết nối chủ điểm – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… [4, tr. 68]. Đây là một bài phân tích của thầy Bùi Mạnh Nhị.

2. Ngữ Văn lớp 6 (tập một), bộ Cánh diều, bài 2: Thơ

- Bài phân tích ca dao để làm ngữ liệu Đọc – hiểu, qua bài phân tích Vẻ đẹp của một bài ca dao của thầy Hoàng Tiến Tựu [5, tr. 76].

3. Ngữ Văn lớp 6 (tập một), bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, bài 4: Quê hương yêu dấu

- Chùm ca dao về quê hương đất nước gồm 3 bài ca dao

- Phân tích bài viết tham khảo với bài phân tích “Nét đẹp của bài ca dao

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO (Trang 50 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)