I. Mạch chỉnh lưu không điều khiển (theo từng loại tải)
1. Mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ
Nguyên lý hoạt động của mạch điện
Ở nửa bán kỳ dương điốt dẫn, do được phân cực thuận, tại đầu ra trên tảI có xung DC dương. Cịn khi ở bán kỳ âm điốt đóng vì bị phân cực ngược, ở đầu ra khơng có điện áp. Điện áp ở đầu ra trong nửa chu kỳ dương nhỏ hơn 0.6 V so với điện áp đầu vào. Tính trung bình điện áp ở đầu ra thì chỉ bằng 0.318 lần từ 0 tới đỉnh. Trước lúc mắc điốt để chỉnh lưu người ta phải dùng biến áp hạ thế cách ly.
Mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ chỉ sử dụng 1 điốt chỉnh lưu có thể được mắc nối tiếp với cuộn dây thứ cấp biến áp hoặc mắc song song với biến áp. ở đây ta chỉ xét mạch chỉnh lưu dùng điốt mắc nối tiếp vì trong thực tế mạch chỉnh lưu dùng điốt mắc song song ít được sử dụng, chỉ thường sử dụng trong chỉnh lưu bội áp, mạch này sẽ được đề cập sau.
34
Dạng sóng sau khi chỉnh lưu:
Hình 2.2: Dạng sóng sau khi chỉnh lưu
Mất đI một nửa sóng sin cho nên hiệu suất của biến áp rất thấp. Hơn nữa các xung điện áp DC xuất hiện trên tảI vẫn chưa thể sử dụng làm nguồn cung cấp cho các dụng cụ điện tử vì vẫn cịn nhấp nhơ khơng giống như một đường thẳng của nguồn cung cấp bằng pin hoặc acquy. Bởi vậy dạng sóng ra sau khi chỉnh lưu một nửa chu kỳ cần phảI san bằng.
Phương pháp san bằng, giá trị điện áp và dòng điện sẽ được đề cập tới trong phần sau. Sự
sụt áp
Hình 2.3. Ảnh hưởng của điện áp sụt trên đIốt đến dạng sóng sau khi chỉnh lưu
Để xác đúng định điện áp trung bình đặt trên điện trở tảI, điện áp sụt trên điốt cũng cần được xem xét. Trong các mạch chỉnh lưu, độ lớn của dịng điện có thể đạt đến vài ampe. Khi dòng điện sử dụng lớn như thế điện áp sụt trên điện trở thuận của đIốt có thể bằng 1V hoặc lớn hơn mức sụt áp thông thường khoảng 0,6V trên điốt.
Khi điện áp sụt trên điiốt được tính đến, điện áp đỉnh đặt trên tảI nhỏ hơn một chút so với đện áp đỉnh trước khi chỉnh lưu.