Nguồn ổn áp đóng cắt

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử công suất và ứng dụng (Nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trình độ Cao đẳng) (Trang 77 - 80)

Bộ nguồn đóng – cắt (nguồn xung) là một bộ nguồn rất nhẹ và có hiệu suất cao sử dụng xung đóng – cắt để điều khiển đóng mở thiết bị công suất (linh kiện đóng ngắt trong mạch) để điều ỏp ở ngừ ra. Năng lượng điện được điều tiết theo nguyờn tắc đúng – mở vỡ vậy chỳng rất tiết kiệm năng lượng só với bộ nguồn tuyến tính.

Nhược điểm duy nhất của chúng là rất khó tìm ra lỗi hỏng hóc để sửa chữa mà chỉ có thể thay thế cả block hay cả bộ nguồn, tuy nhiên nhược điểm này cũng không gây phiền hà nhiều cho người sử dụng do giá thánh của các bộ nguồn này cũng ngày càng giảm do công nghệ điện tử càng ngày càng phát triển.

Trong một bộ nguồn xung, nguồn xoay chiều AC được chỉnh lưu ngay thành dòng một chiều, tiếp đó dòng một chiều này được băm với tần số cao 20-40KHz nhờ các phần tử bán dẫn cao tần như các transistor MOS hay IGBT, kết hợp với các biến áp cao tần để điều chỉnh điện áp 1 chiều ở đầu ra. Biến áp cao tần này sẽ nhỏ hơn nhiều so với biến áp tần số thấp. Do công suất nguốn được hiệu chỉnh theo phương pháp điều độ rộng xung PWM Pulse Width Modulation (điều chế độ rộng xung PWM - sẽ tìm hiểu ở bài tiếp theo) nên năng lượng điện thất thoát cũng nhỏ hơn rất nhiều.

77

Nguồn xung hiện nay có rất nhiều loại khác nhau nhưng nó được chia thành 2 nhóm nguồn : Cách ly và không cách ly[separator]

Nhóm nguồn không cách ly:

+ Boots + Buck

+ Buck - Boost Nhóm nguồn cách ly : + Flyback + Forward + Push-pull + Half Bridge

Mỗi loại nguồn trên đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Nên tùy theo yêu cầu của nguồn mà ta chọn các kiểu nguồn xung như trên. Sau đây là nguyên tắc hoạt động của từng bộ nguồn trên mình chỉ nói về các bộ nguồn hay dùng trong thực tế.

1. Nguồn Push – pull

Đây là dạng kiểu nguồn xung được truyền công suất gián tiếp thông qua biến áp, cho điện áp đầu ra nhỏ hơn hay lớn hơn so với điện áp đầu vào. từ một điện áp đầu vào cũng có thể cho nhiều điện áp đầu ra. Nó được gọi là nguồn đẩy kéo.

Hình 3.14. Sơ đồ nguồn Push-pull

Đối với nguồn xung loại Push-Pull này thì dùng tới 2 van để đóng cắt biến áp xung và mỗi van dẫn trong 1 nửa chu kì. Nguyên tắc cũng gần giống với nguồn flyback Khi A được mở B đóng thì cuộn dây Np ở phía trên sơ cấp có điện đồng thời cảm ứng sang cuộn dây Ns phía trên ở thứ cấp có điện và điện áp sinh ra có cùng cực tính.

Dòng điện bên thứ cấp qua Diode cấp cho tải. Như trên hình vẽ khi B mở và A đóng thì cuộn NP phía thứ cấp có điện và điện áp này sinh ra cũng cùng cực tính. Như trên hình vẽ.

78

Với việc đóng cắt liên tịc hai van này thì luôn xuất hiện dòng điện liên tục trên tải. Chính vì ưu điểm này mà nguồn Push Pull cho hiệu suất biến đổi cao nhất và được dùng nhiều trong các bộ nguồn như UPS, Inverter.

Một số lưu ý khi dùng nguồn đẩy kéo:

+ Trong một thời điểm thì không được cả hai van cùng dẫn. Mỗi van chỉ được dẫn trong một nữa chu kỳ. Khi van này mở thì van kia phải đóng và ngược lại.

+ Thời gian mở các van phải chính xác, giữa hai van cần có thời gian chết để đảm bảo hai van không cùng dẫn.

Hình 3.15. Sơ đồ một dạng mạch Push -pull

79

Trong mạch hình 3.15 thì nguồn đẩy kéo chỉ giữa chức năng là nâng điện áp từ 12V lên tới 310V. TL494 làm chức năng tạo xung đóng cắt có thời gian chết để điều khiển các van đóng cắt.

2. Nguồn Buck - Boost

Mạch nguồn buck –boost là mạch Mạch tạo điện áp trái dấu, với đầu vào DC (âm hoặc dương) điện áp đầu ra trái dấu với điện áp đầu vào và có trị tuyệt đối có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện áp đầu vào.

Hình 3.16. Sơ đồ dạng mạch Buck-boost

Khi công tắc đóng, điện áp vào Vin khiến dòng đi qua cuộn dây tăng lên. Lúc này dòng cấp cho tải chỉ là dòng do tụ phóng ra.

Khi công tắc mở, điện áp vào Vin bị ngắt ra. Dòng đi qua cuộn dây giảm dần khiến điện áp trên nó tăng lên. Điện áp này nạp vào tụ đồng thời mở thông diode D dẫn dòng phóng ra từ cuộn dây cấp nguồn cho tải.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử công suất và ứng dụng (Nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trình độ Cao đẳng) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)