Biến tần nguồn lưới 1 pha và 3 pha có điều khiển

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử công suất và ứng dụng (Nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trình độ Cao đẳng) (Trang 113 - 114)

Biến tần nguồn áp được sử dụng hầu hết trong các biến tần hiện nay. Tốc độ của động cơ

không đồng bộ tỉ lệ trực tiếp với tần số nguồn cung cấp. Do đó, nếu thay đổi tần số của nguồn cung cấp cho động cơ thì cũng sẽ thay đổi được tốc độ đồng bộ, và tương ứng là tốc độ của động cơ. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi tần số mà vẫn giữ nguyên biên độ nguồn áp cấp cho động cơ sẽ làm cho mạch từ của động cơ bị bão hòa. Điều này dẫn đến dịng từ hóa tăng, méo dạng điện áp và dòng điện cung cấp cho động cơ gây ra tổn hao lõi từ, tổn hao đồng trong dây quấn Stator. Ngược lại, nếu từ thông giảm dưới định mức sẽ làm giảm moment của động cơ. Vì vậy, khi giảm tần số nguồn cung cấp cho động cơ nhỏ hơn tần số định mức thường đi đôi với giảm điện áp cung cấp cho động cơ. Và khi động cơ hoạt động với tần số định mức thì điện áp động cơ được giữ không đổi và bằng định mức do giới hạn của cách điện của Stator cũng như của điện áp nguồn cung cấp, moment của động cơ sẽ bị giảm.

113

Phương pháp điềukhiểnbộ nghịchlưu áp: Các bộ nghịch lưu áp thường được điều khiển dựa

theo kỹ thuật điều chế độ rộng xung (PWM) và qui tắc kích đóng đối nghịch. Qui tắc kích đóng đối nghịch đảm bảo dạng áp tải được điều khiển tn theo giản đồ kích cơng tắc và kỹ thuật điều chế độ rộng xung có tác dụng hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi của sóng hài bậc cao xuất hiện ở phía tải.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử công suất và ứng dụng (Nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trình độ Cao đẳng) (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)