II. Mạch nghịch lưu một pha:
4. Thực hành lắp bộ nghịch lưu
Phần 1: Chuẩn bị
- Máy tính và phần mềm thiết kế mạch
- Bộ nguồn cho nội dung thực hành
- Bộ dụng cụ cầm tay và bộ dụng cụ thực hành, đo lường điện tử.
Vật liệu (những thứ tiêu hao trong quá trình thực hành):
- Các linh kiện điện tử, mạch điện tử rời để thực hiện theo yêu cầu thực hành
- Mạch in - Nhựa thơng - Chì hàn Các bài thực hành - Thực hành nhận dạng, phân tích mạch - Thực hành lắp ráp mạch - Thực hành sửa chữa mạch Phần 2: Nội dung thực hành Bài thực hành 1: Thực hành nhận dạng và phân tích mạch Nội dung:
Giáo viên cung cấp cho học sinh những mạch điện có sẵn tại xưởng thực tập để nhận dạng và Phát sin chuẩn Phát xung răng cưa ụ ụ ụ ụ ụ ụ V1 V3 V6 V5 V2 V4 Sin A Sin B Sin C
108 phân tích mạch.
Hình thức tổ chức: Tổ chức theo nhóm nhỏ mỗi nhóm từ 2 -4 học sinh.
Giáo viện hướng dẫn ban đầu cách vẽ sơ đồ mạch điện, học sinh thực hiện vẽ mạch điện được cung cấp dưới sự theo dõi, chỉ dẫn của giáo viên.
Học sinh căn cứ theo sơ đồ vẽ được để nhận dạng, gọi tên mạch điện. Giáo viên hướng dẫn các đặc điểm để nhận dạng và xác nhận kết quả cho học sinh.
Học sinh thảo luận nhóm để phân tích ngun lý hoạt động của mạch điện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài thực hành 2: Thực hành lắp ráp mạch. Nội dung:
Giáo viên cung cấp cho học sinh sơ đồ mạch điện có sẵn tại xưởng thực tập để phân tích mạch và chọn lựa linh kiện theo yêu cầu của mạch.
Hình thức tổ chức: Tổ chức theo nhóm nhỏ mỗi nhóm từ 2 -4 học sinh.
Giáo viện hướng dẫn ban đầu các nội dung cần thực hiện, học sinh tiến hành công việc dưới sự giám sát của giáo viên.
Bước 1. Cấp nguồn +12Vdc cho mảng sơ đồ biến đổi độ rộng xung bằng phương pháp PWM. Mass nối trực tiếp.
Bước 2. Nối ngã ra của mạch tạo xung với ngã vào của mạch công suất . Ngã ra của mạch nối với tải đèn . Mở nguồn cung cấp , sử dụng dao động ký quan sát dạng sóng trên các điểm đo : ngã ra mạch tạo xung , ngã ra mach so sánh.
Bước 3. Thay đổi giá trị của biến trở VR . Quan sát sự thay đổi dạng sóng của tín hiệu trên tải trở ( đèn ). Giải thích sự thay đổi đó
Bước 4. Thay thế tải trở ( đèn ) bằng tải có tính cảm ( motor ) . Vẽ dạng sóng của tín hiệu trên tải có tính cảm ( motor ) theo điện áp vào .
Bước 5. So sánh dạng sóng trên 2 dạng tải trở và tải có tính cảm . Giải thích sự khác nhau giữa chúng và giải thích nguyên tắt thay đổi điện áp trong trường hợp này.
109 Hình 5.14 Sơ đồ biến đổi DC dùng phương pháp PWM
Lắp bộ nghịch lưu trong điều khiển động cơ DC
Bước 1. Cấp nguồn +12Vdc cho mảng sơ đồ ứng dụng bộ băm ( hình III ). Mass nối trực tiếp. Bước 2. Nối ngã ra của mạch tạo xung với ngã vào của mạch cơng suất .
_ Vị trí A1 nối với A1 _ Vị trí A2 nối với A2
Bước 3. Nối ngã ra của mạch công suất với tải motor.
Bước 4. Mở nguồn cung cấp , sử dụng dao động ký quan sát dạng sóng trên tải .
Bước 5. Thay đổi biến trở quan sát trạng thái làm việc của tải . Giải thích nguyên tắt của mạch
110
Bài thực hành 3: Thực hành sửa chữa mạch. Nội dung:
Giáo viên cung cấp cho học sinh mạch điện hư hỏng hoạch đã được gây sự cố có sẵn tại xưởng thực tập để thực hiện sửa chữa
Hình thức tổ chức: Tổ chức theo nhóm nhỏ mỗi nhóm từ 2 -4 học sinh.
Giáo viện hướng dẫn ban đầu các nội dung cần thực hiện, học sinh tiến hành công việc dưới sự giám sát của giáo viên.
Học sinh cần phải sử chữa đựơc mạch điện hư hỏng trên cơ sơ trình bày hợp lý, khoa học các biện pháp, phương pháp, nguyên tắc trong sửa chữa, bằng phương pháp tự thuyết trình và viết trên giấy.
111
BÀI 6. BỘ BIẾN TẦN ( CYCLO-CONVERTER)
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được nguyên lý biến nguồn AC tần số cố định thành nguồn AC tần số thấp hơn.
- Xác định nhiệm vụ và chức năng của từng khối của bộ biến tần.
- Kiểm tra, sửa chữa được những hư hỏng trong bộ biến tần AC - AC một pha và ba pha.
- Chọn lựa sử dụng đúng chức năng các bộ biến tần đáp ứng được từng thiết bị thực tế.