Mạch chỉnh lưucả chu kỳ dùng biến áp có điểm giữa

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử công suất và ứng dụng (Nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trình độ Cao đẳng) (Trang 35 - 37)

I. Mạch chỉnh lưu không điều khiển (theo từng loại tải)

2. Mạch chỉnh lưucả chu kỳ dùng biến áp có điểm giữa

Để khắc phục các nhược điểm đã nêu của mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ, chúng ta khảo sát mạch chỉnh lưu dùng hai điốt với biến áp có điểm giữa để chỉnh lưu cả chu kỳ.

35

Hình 2.4 Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ dùng biến áp có điểm giữa

Trong mạch chỉnh lưu này mỗi điốt dẫn trong một nửa chu kỳ của dòng xoay chiều đưa vào chỉnh lưu. Biến áp cách ly và hạ điện thế đến mức yêu cầu. Thứ cấp biến áp có hai cuộn bằng nhau về số vịng và nối với nhau như hình 2.5 a,b. Dấu chấm đen biểu thị “điểm dương”. Đó là điểm bắt đầu ở nửa chu kỳ dương của sóng sin theo quy ước.

Các điểm nối giữa hai cuộn thứ cấp của biến áp là điểm chung của mạch chỉnh lưu. Tất cả các điện áp đo được sau khi chỉnh lưu đều so với điểm này.

Nguyên lý hoạt động của mạch điện

Khi V1 và V2 có chiều phân cực như trên hình 2.5a thì D1 dẫn và D2 đóng vì bị phân cực ngược. Khi chiều phân cực của V1 và V2 đảo lại như hình 2.5b thì D2 dẫn và D1 đóng vì bị

phân cực ngược. Trên tảI có dịng chạy qua trong cả hai nửa chu kỳ của dịng vào. Vì vậy dịng qua tảI là dòng chỉnh lưu trong cả chu kỳ.

Sơ đồ mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ sử dụng hai điốt chính là hai sơ đồ mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ mắc song song có tải chung.

Dạng sóng sau khi chỉnh lưu

Hình 2.5. Dạng sóng ngõ ra

Dịng điện và điện áp trên tảI được tính tương tự như cách tính trong mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ và mạch chỉnh lưu kiểu cầu (tham khảo mục tiếp theo). Dạng sóng của nguồn cung cấp và điện áp ra trên tảI được trình bày ở hình 2.5

36

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử công suất và ứng dụng (Nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trình độ Cao đẳng) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)