- Số dư đầu kỳ: Là số hiện cĩ lúc đầu kỳ Số này là số dư cuối kỳ trước
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TỐN Mục tiêu của chương:
Mục tiêu của chương:
Các đối tượng kế tốn luơn vận động, biến đổi trong đơn vị. Chương này cung cấp cho người học nguyên tắc, qui định, trình tự về tính giá các đối tượng kế tốn chủ yếu như: Tài sản cố định, hàng tồn kho, các loại chứng khốn, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Từ đĩ cĩ thể vận dụng để tính giá từng đối tượng kế tốn và hạch tốn kế tốn.
4.1. Khái niệm, ý nghĩa về tính giá 4.1.1. Khái niệm 4.1.1. Khái niệm
Tính giá là một phương pháp kế tốn sử dụng thước đo giá trị để đo lường hay lượng hĩa các đối tượng kế tốn theo những nguyên tắc nhất định.
4.1.2. Ý nghĩa:
- Về mặt hạch tốn: Giúp phản ánh và xác định những chỉ tiêu tổng hợp làm cơ sở cho việc phân tích phục vụ cơng tác quản lý.
- Về mặt quản lý nội bộ: Giúp phản ánh và xác định các chỉ tiêu nội bộ làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận
- Về mặt kiểm sốt bằng đồng tiền: Kiểm sốt tồn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp.
4.2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá 4.2.1. Yêu cầu tính giá 4.2.1. Yêu cầu tính giá
Để thực hiện được hai chức năng thơng tin và kiểm tra về giá trị các loại đối tượng kế tốn, tính giá cần phải đáp ứng hai yêu cầu sau đây :
Thứ nhất, tính giá phải đảm bảo chính xác, phù hợp với giá cả hiện thời, số lượng và
chất lượng của tài sản. Chỉ cĩ tính giá chính xác thì kế tốn mới cĩ thể cung cấp những thơng tin chính xác, trung thực và tin cậy về tình hình tài sản của đơn vị.
Thứ hai, tính giá phải đảm bảo thống nhất về phương pháp tính tốn giữa các doanh
nghiệp khác nhau trong nền kinh tế và giữa các thời kỳ khác nhau. Ví dụ : Trong kỳ kế tốn năm, Doanh nghiệp A và B áp dụng tính giá xuất kho hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau xuất trước thì mới so sánh được thơng tin về xuất kho hàng tồn kho.v.v.
Bởi vì điều này đảm bảo cho tính so sánh được của thơng tin kế tốn giữa các kỳ cũng như thơng tin giữa các doanh nghiệp với nhau, từ đĩ cĩ thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, các thời kỳ.
4.2.2. Những nguyên tắc tính giá.
Do kế tốn cĩ chức năng cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động của đơn vị và phải đảm bảo tính chất trung thực, hợp lý, nên việc tính giá trong kế tốn địi hỏi phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định.
Những giả định và nguyên tắc kế tốn cĩ ảnh hưởng rõ rệt đến tính giá dựa trên khuơn mẫu lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế tốn quốc tế ( IAS framework):
- Nguyên tắc giá gốc : Đây là nguyên tắc kế tốn chung được sử dụng
xuyên suốt trong qui trình làm kế tốn. Nĩ địi hỏi một tài sản khi đơn vị mua vào phải được ghi nhận theo giá phí (chi phí) tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ mua và khơng được thay đổi giá trị của tài sản này trên sổ sách kế tốn nếu giá thị trường của tài sản này cĩ thể thay đổi vào những thời điểm sau đĩ. Khi vận dụng nguyên tắc giá gốc, chi phí hay giá phí của tài sản mua vào được đánh giá dựa trên căn cứ tiền hoặc tương đương tiền trong trường hợp tài sản đĩ được trao đổi bằng một tài sản khác của đơn vị.
Ví dụ: Cơng ty TNHH ATB chi ra 500 triệu đồng mua một dây chuyền cơng nghệ ép rau quả để sử dụng cho việc sản xuất nước ép quả của cơng ty, khi đĩ kế tốn phải ghi nhận giá trị của dây chuyền cơng nghệ này là 500 triệu. Giả sử sau đĩ ba tháng, giá dây chuyền cơng nghệ đĩ tăng lên là 700 triệu đồng, kế tốn khơng được điều chỉnh thay đổi giá trị của dây chuyền cơng nghệ trong sổ sách kế tốn của cơng ty.