CHƯƠNG 5 : KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
5.2. Chuẩn bị và thực hiện bài thuyết trình
5.2.2. Cách thức tổ chức bài thuyết trình hiệu quả
Bài thuyết trình hiệu quả nên được tổ chức theo các bước sau:
5.2.2.1. Phần giới thiệu ( hay phần mở đầu): Để có phần mở đầu hay, bạn nên
chú ý tới các yếu tố:
- Tạo ấn tượng:Trước hết, người thuyết trình phải biết cách gây ấn tượng, tập trung thu hút sự chú ý của khán giả, làm cho họ ngạc nhiên thích thú và chăm chú lắng nghe.
Ví dụ: bạn có thể mở đầu bằng: 1 câu chuyện, 1 thực nghiệm, Hình ảnh ẩn dụ, Trò chơi;
- Giới thiệu đề tài: Cần giới thiệu cho khán giả rõ tên đề tài thuyết trình, ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài, mục đích của buổi thuyết trình, phạm vi bạn dự định thuyết trình và lý do bạn giới hạn phạm vi như vậy.
- Giới thiệu dàn ý bài thuyết trình: Nên giới thiệu cho khán giả biết bài thuyết trình của mình gồm mấy phần, phần nào được trình bày trước, phần nào sau, mỗi phần gồm có những ý nào, đâu là trọng tâm,... để khán giả chủ động theo dõi và lắng nghe có hiệu quả.
42
Một bài thuyết trình tốt thì phần thân bài thường có từ 3-5 nội dung chính. Nếu q ít nội dung bài thuyết trình sẽ bị sơ sài, nhàm chán, thiếu sức hấp dẫn, ngược lại, cũng đừng tham đưa quá nhiều nội dung vào một bài thuyết trình vì khán giả khó theo dõi. Giữa các phần, các nội dung cần có phần chuyển ý – câu kết nối giữa các phần, các nội dung với nhau. Câu chuyển ý giúp khán giả dễ theo dõi bài thuyết trình, nó báo hiệu kết thúc một vấn đề và mở ra một vấn đề mới.
Ví dụ: Trước hết tơi/chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về ... (nêu tên vấn đề
thứ nhất mà bạn sẽ thuyết trình). Chúng tơi đã giới thiệu về... phần tiếp theo xin trình bày về...(nêu tên vấn đề thứ hai mà bạn sẽ thuyết trình).Trên cơ sở những thực trạng/ đánh giá/ phân tích ở... (nội dung 2...) xin đề xuất các giải pháp...(nêu tên vấn đề thứ ba mà bạn sẽ thuyết trình). Nói tóm lại. Cuối cùng, chúng tơi đi đến kết luận...
5.2.2.3. Phần kết luận(10)
Để có được phần kết cho một bài thuyết trình hay cần chú ý các yếu tố sau: - Cách chuyển sang phần kết: Để tránh cho khán thính giả bị rơi vào trạng thái hụt hẫng, bất ngờ, bạn nên mở đầu phần kết bằng một câu chuyển ý: Nói tóm lại,... Tiếp đó, cảm ơn khán thính giả đã chú ý lắng nghe bài thuyết trình và đề nghị họ đặt câu hỏi (nếu có), cũng có thể đề nghị khán giả cho xin lại bảng câu hỏi (nếu có phát ra trước đó). Trả lời các câu hỏi nếu có thể và có đủ thời gian.
- Tóm tắt những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình:Đây là phần rất ngắn nhưng rất quan trọng của bài thuyết trình. Điều cốt yếu là phải nêu bật được những nội dung hoặc mục đích chính của bài thuyết trình.
- Câu kết phù hợp, gây được ấn tượng tốt: thuyết trình là một nghệ thuật vừa mang tính trình bày nhưng đồng thời cũng có tính thuyết phục rất cao. Vì vậy trong khi thuyết trình chúng ta cần chú ý đến việc sử dụng ngơn ngữ cơ thể, sử dụng giọng nói, cơng cụ hổ trợ trợ thuyết trình hiệu quả.
- Đối với việc sử dụng ngơn ngữ cơ thể khi thuyết trình trước đám đơng: “cần
chú ý giao tiếp bằng măt, nét mặt, điệu bộ, cách đi đứng…hợp lý nhằm mục đích duy” trì sự giao tiếp với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi
khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình.
- Sử dụng giọng nói khi thuyết trình trước đám đơng: Trong q trình sử dụng
giọng nói chúng ta cần biểu đạt được: Sự nhiệt tình ( thơng qua nét mặt tươi vui) và Sự rõ ràng (giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề.)..Trình bày ngơn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời câu hỏi. Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn.
- Cách sử dụng các công cụ hỗ trợ khi thuyết trình: sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác. Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương
43
tiện nhìn nên: đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ và được đặt tại vị trí dễ nhìn, khơng đứng che tầm nhìn khán giả.
BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài tập thực hành 1
1. Mục đích, yêu cầu thực hành 1.1. Mục đích
Khái quát được một số vấn đề liên quan đến kỹ năng thuyết trình; vận dụng được một số phương tiện thường được sử dụng trong q trình thuyết trình như: ngơn ngữ, phi ngơn ngữ, cơng cụ hổ trợ…. Có hướng rèn luyện phù hợp với khả năng của bản thân;- Rèn kỹ năng tự tin, kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước nhóm/ lớp.
1.2. u cầu
Nắm vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nội dung thảo luận theo phân công; Tiến hành nghiêm túc, đảm bảo thời gian, đúng nội dung.
2. Phương tiện thực hành
Giấy A4, bút màu, nam châm, máy tính xách tay
3. Nội dung thực hành : Sinh viên xác định các vấn đề thuyết trình với chủ đề giới thiệu về bản thân: Thông tin cá nhân; Lý do chọn ngành- trường; Ước mơ về:
nghề nghiệp- cuộc sống.
4. Cách tiến hành
- Giáo viên nêu nội dung thực hành, chia lớp thành các nhóm (tùy số lượng người học) và trao đổi về nội dung thảo luận. Yêu cầu cụ thể:
- Nội dung thuyết trình: sinh viên có quyền lựa chọn các vấn đề liên quan đến bản thân để trình bày trước nhóm/lớp.
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành từng nhóm phù hợp. Các nhóm thảo luận và từng nhóm lên mơ tả về chủ đề nhóm đã lựa chọn. Phân cơng thành viên trong nhóm thực hiện trước nhóm/ lớp.
- Yêu cầu: GV hướng dẫn để SV hiểu được rằng trong quá trình giao tiếp, cần chuẩn bị những nội dung gì?
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
- Sản phẩm thực hành được đánh giá dựa trên thang điểm 10 và phải đạt được các tiêu chí:
44
(thang điểm 10)
Lựa chọn chủ đề hấp dẫn, phù hợp với thời gian trình bày 1,0 điểm
Sử dụng hình thức để thuyết trình hợp lý 2,0 điểm Cách thể hiện sinh động, hấp dẫn người nghe 2,0 điểm
Sử dụng kỹ thuật, cơng cụ thuyết trình phù hợp với chủ đề 2,0 điểm Phong cách thể hiện (tự tin, rõ ràng, ) 2,0 điểm Thời gian: đúng thời gian quy định (không quá 7 phút/1
nhóm)
1,0 điểm
- Đối với GV phải nhận xét, đánh giá và kết luận, rút kinh nghiệm cho những buổi thực hành lần sau.
Bài tập thực hành 2
1. Mục đích, yêu cầu thực hành 1.1. Mục đích
- Xác định được một chủ đề thuyết trình phù hợp với năng lực bản thân; - Xác định được quy trình thực hiện một bài thuyết trình hiệu quả
- Sử dụng hiệu quả các cơng cụ hổ trợ trong q trình thuyết trình
- Rèn kỹ năng tự tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp-lắng nghe hiệu quả trước nhóm/ lớp.
1.2 Yêu cầu
- Nắm vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nội dung thảo luận theo phân công.
- Tiến hành nghiêm túc, đảm bảo thời gian, đúng nội dung. 2. Phương tiện thực hành
Giấy A4, bút màu, nam châm, máy tính xách tay
3. Nội dung thực hành: Thiết kế và trình bày một bài thuyết trình ( chủ đề, nội dung tự chọn) theo một trong các lĩnh vực chuyên môn sau: Khoa học Giáo dục
nghề nghiệp; Khoa học Xã hội nhân văn; Khởi nghiệp.
45
- Giáo viên nêu nội dung thực hành, chia lớp thành các nhóm (tùy số lượng người học) và trao đổi về nội dung thực hành. Yêu cầu cụ thể:
- Nội dung thực hành: sinh viên cần lựa chọn 1 trong ba chủ đề về: Khoa học Giáo dục nghề nghiệp; Khoa học Xã hội nhân văn; Khởi nghiệp để trình bày trước lớp.
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành từng nhóm 2 người. Các nhóm thảo luận và từng nhóm lên trình bày nhận xét về phần thuyết trình của nhóm bạn.
- Yêu cầu: GV hướng dẫn để SV hiểu được rằng trong giao tiếp, để thành cơng phải có sự tơn trọng lẫn nhau.
5. Báo cáo kết quả và đánh giá
- Nhóm cử đại diện thuyết trình về chủ đề đã chọn
- Sản phẩm thực hành được đánh giá dựa trên thang điểm 10 và phải đạt được các tiêu chí:
Tiêu chí đánh giá Điểm
(thang điểm 10)
Lựa chọn chủ đề hấp dẫn, phù hợp với thời gian trình bày
1,0 điểm Sử dụng hình thức để thuyết trình hợp lý 2,0 điểm Cách thể hiện sinh động, hấp dẫn người nghe 2,0 điểm Sử dụng kỹ thuật, cơng cụ thuyết trình phù hợp với chủ
đề
2,0 điểm Phong cách thể hiện (tự tin, rõ ràng, ) 2,0 điểm Thời gian: đúng thời gian quy định (không quá 7
phút/1 nhóm)
46