2.2 Phương pháp bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng mềm (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 7 : KỸ NĂNG TƯ DUY HIỆU QUẢ

7. 2.2 Phương pháp bản đồ tư duy

Định nghĩa:

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngồi khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ cịn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não(15).

Các bước lập bản đồ tư duy

BƯỚC TÊN CÔNG

VIỆC

HƯỚNG DẪN

1 Xác định từ khóa

Xác định từ hoặc cụm từ chính, mang ý nghĩa quan trọng hoặc có mục đích nhấn mạnh nội dung cần truyền đạt.

2 Vẽ chủ đề ở trung tâm

- sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng khơng kẻ ơ sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên

59

giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được khơng gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.

- Bạn cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.

- Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt

- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to rõ.

3

Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp

1)

- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật

- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm

- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ khơng nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.

4 Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3,…

- Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.

- Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn

- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng

- Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm khơng gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.

- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

5 Thêm các hình ảnh minh họa

Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những

60

gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đơi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.

Ghi nhớ:

Khi thực hiện một bản đồ tư duy, các bạn nên tuân thủ theo những quy tắc sau :

- Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết.

- Khơng cần tẩy xóa, sửa chữa.

- Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đơi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn khơng ngờ được đó.

Bản đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngồi, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái bản đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)

BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài tập thực hành nhóm

1. Mục đích, u cầu

1.1. Mục đích

- Trình bày được khái niệm và các bước thực hiện kỹ thuật Brainstorming. - Biết cách thực hiện kỹ thuật Brainstorming.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. - Tinh thần hợp tác, ý thức vì cộng đồng.

1.2. Yêu cầu

- Nắm vững lý thuyết.

- Thực hành nghiêm túc, đúng yêu cầu.

2. Phương tiện thực hành (vật liệu, thiết bị, mẫu vật): Giấy, Bút, Giấy sticker nhiều màu.

3. Nội dung thực hành

Thực hiện brainstorming hình ảnh đại diện cho ngành du lịch tỉnh Kon Tum. 4. Cách tiến hành

61 - Học viên được chia thành 02 nhóm.

- Thực hành theo các bước thực hiện công việc ở phần lý thuyết trong thời gian 30 phút.

- Nộp báo cáo kết quả cho giảng viên.

- Mỗi nhóm lên thuyết trình về kết quả của nhóm. 5. Báo cáo kết quả và đánh giá

- Giảng viên quan sát q trình brainstorming của mỗi nhóm.

- Đánh giá kết quả thơng qua thuyết trình và báo cáo của mỗi nhóm.

Bài thực hành cá nhân:

1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích

- Trình bày được khái niệm và các bước thực hiện kỹ thuật lập bản đồ tư duy. - Biết cách lập bản đồ tư duy.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học, sáng tạo. - Tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi.

1.2. Yêu cầu

- Nắm vững lý thuyết.

- Thực hành nghiêm túc, đúng yêu cầu.

2. Phương tiện thực hành (vật liệu, thiết bị, mẫu vật) Giấy, Bút

3. Nội dung thực hành

Thực hành lập bản đồ tư duy (mindmap) cho một dự định của cá nhân. 4. Cách tiến hành

Thực hành theo các bước thực hiện công việc ở phần lý thuyết trong thời gian 30 phút.

5. Báo cáo kết quả và đánh giá - Nộp kết quả cho giảng viên.

- Giảng viên đánh giá thông qua báo cáo kết quả của mỗi cá nhân.

62

1. Bùi Loan Thùy. Kỹ năng mềm: NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; 2010. 2. Wikipedia Bkttm. Khái niệm mục tiêu Website Wikipedia Tiếng Việt.

3. Viện Doanh Trí Văn Hiến. Kỹ năng thiết lập mục tiêu và tạo động lực cho bản thân. Trường Đại học Văn Hiến, TP. Hồ Chí Minh 2014.

4. Ngơ Mạnh Duy. Chương 6: Ý chí và hành động ý chí. Tâm lý học đại cương: NXB Trường ĐHSP Tp HCM; 2018.

5. Kynang.edu.vn. Kỹ năng giao tiếp: kynang.edu.vn/ky-nang-mem/ky-nang- giao-tiep.

6. Hoàng Phước Thịnh. Chuẩn bị trước khi phỏng vấn. Kỹ năng xin việc: NXB Đại học An Giang; 2007.

7. Viện Giáo dục quốc tế. Hướng nghệp Việt Nam. NXB Văn hóa-Thơng tin; 2001.

8. timviec365.vn. Những câu hỏi thường gặp: timviec365.vn/cau-hoi-tuyen-dung. 9. Quách Tuấn Khanh. Kỹ năng thuyết trình: NXB Trẻ, TP. HCM; 2015.

10. Nguyễn Hồng Khắc Hiếu. Kỹ năng thuyết trình ấn tượng và nghệ thuật nói trước đám đơng: NXB Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh; 2015.

11. Hồng Gia Huy. Kỹ năng trong quản lý: NXB Thống kê; 1999. 12. Hibino S NG. Tư duy đột phá: NXB Trẻ; 2009.

13. Torihara T. Kỹ năng tư duy hiệu quả trong công việc: NXB Thế giới; 2017. 14. Trần Hữu Huy. Kỹ năng tư duy hiệu quả: Viện nghiên cứu Kinh tế ứng dụng, TPHCM; 2020.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng mềm (Trang 58 - 62)