Khái quát về bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn tiếng việt lớp 3 (Trang 27 - 33)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.4. Khái quát về bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt

1.2.4.1. Vai trò của bài tập trong dạy học Tiếng Việt

Tiếng Việt không chỉ là môn học công cụ giúp HS học tập các môn học khác tốt hơn mà đây cịn là mơn học thực hành, giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống hàng ngày. Những tri thức và năng lực mà học sinh muốn có được đều phải thông qua hệ thống hay các câu hỏi, bài tập. Các em phải tự mình làm lấy bài tập khơng ai có thể làm hộ, làm thay các em được. Vì chỉ khi các em thơng qua hoạt động học tập và làm các bài tập mới giúp các em có thể lĩnh hội được kiến thức và hình thành các kĩ năng, vận dụng tri thức đã học.

Hiện nay phần lớn các phân mơn của mơn Tiếng Việt có hệ thống vở bài tập giúp HS bổ sung, ơn luyện kiến thức đã học trong chương trình, tạo cơ hội cho HS được rèn luyện sâu hơn bốn kĩ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết. Đồng thời giúp các em nâng cao khả năng tư duy logic, giáo dục tình cảm, thẩm mỹ.

Tác giả Thái Duy Tuyên trong “Phương pháp dạy học - Truyền thống và

đổi mới” khẳng định: “Bài tập là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học”.

Trong thực tế, bài giảng, một giờ lên lớp có hiệu quả, có thành cơng, có nâng cao tính tích cực, sáng tạo của HS hay không đều phụ thuộc rất lớn vào hệ thống bài tập có lí thú, có được biên soạn tốt khơng?” [47, tr. 223].

Từ đó khẳng định bài tập là một phương tiện quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng. Có ý nghĩa đối với cả GV và HS. Bài tập cịn có ý nghĩa với nhiều phương pháp dạy học trong nhà trường, đặc biệt là phương pháp phát triển tư duy, phát huy tính tích cực của chủ thể người học, coi HS là trung tâm, phát huy tính tư duy độc lập, tính tích cực của HS.

1.2.4.2. Bài tập đọc hiểu và hoạt động tổ chức dạy học ở tiểu học

Dạy học đọc hiểu được thực hiện qua hệ thống các câu hỏi, bài tập. Những bài tập này xác định mục đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của HS.

Hoạt động dạy học đọc hiểu ở tiểu học được thể hiện rất rõ trong q trình dạy phân mơn Tập đọc nói riêng.

Để đạt được mục đích của tiết dạy người giáo viên tổ chức nhiều đưa ra các câu hỏi đọc hiểu trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản tập đọc. Với hệ thống các bài tập đọc hiểu trong SGK đã được xây dựng với mục đích chính để HS khai thác đầy đủ kiến thức Tiếng Việt trong bài tập đọc.

Ngồi ra GV có sử dụng tổ chức cho HS các bài tập đọc hiểu trong quá trình kiểm tra, đánh giá HS qua các bài kiểm tra hay bài tập ôn luyện.

1.2.4.3. Phân loại bài tập trong dạy học đọc hiểu ở tiểu học

Trong cơng trình này, chúng tơi sử dụng cách phân loại bài tập, câu hỏi của tác giả Lê phương Nga – Đặng Kim Nga trong giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Theo đó chúng tơi xin đưa ra tiêu chí phân loại câu hỏi như sau:

1.2.4.3.1. Nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản. a, Câu hỏi tái hiện một phần hoặc toàn bộ văn bản.

- Cách tạo dựng câu hỏi: Nhóm câu hỏi này yêu cầu tính làm việc độc lập của học sinh chưa cao. Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản.

- Tác dụng: Những câu hỏi thuộc nhóm này sẽ luyện cho học sinh về trí nhớ. -Ví dụ:

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào? (Lừa và ngựa – TV 3 tập 1)

b, Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định đề tài và nhân vật của bài.

- Cách tạo dựng câu hỏi: Vì đặc điểm của câu hỏi này chỉ ở mức độ thấp, chỉ yêu cầu học sinh trả lời dựa trên những từ ngữ có sẵn trong văn bản, nên câu hỏi xác định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp: “Câu chuyện này nói về ai?”, “câu chuyện này nói về cái gì?”.

- Tác dụng: Loại câu hỏi này rèn cho học sinh kĩ năng nhận ra đề tài văn bản, giúp học sinh nhận diện được các nhân vật có trong mỗi bài tập đọc và hiểu được câu chuyện này muốn nói về cái gì.

- Ví dụ:

+ “Bằng Lăng để dành bơng hoa cuối cùng cho ai?”

(Chú Sẻ và bông hoa Bằng Lăng - TV 3 tập 1) + “Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?”

(Giọng quê hương - TV 3 tập 1)

c, Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài. - Cách tạo dựng câu hỏi: Lệnh của câu hỏi là gạch dưới, ghi lại hoặc những câu hỏi: Ai? Gì? Nào? Mà câu trả lời có sẵn, biểu hiện trên ngơn ngữ của văn bản. Câu hỏi có thể yêu cầu học sinh chỉ ra các từ mới hoặc các từ mà các em khơng hiểu nghĩa. Bài tập, câu hỏi cũng có thể yêu cầu học sinh phát hiện ra những từ

ngữ, chi tiết quan trọng, hình ảnh đẹp trong bài.

- Tác dụng: Với loại câu hỏi này học sinh sẽ dần phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh gợi ra trong bài tập đọc. Thơng qua đó, trí tưởng tượng của các em sẽ được phát huy, khả năng cảm thụ hình tượng văn học dần được hình thành và phát triển. Ngồi ra, loại câu hỏi này cịn giúp học sinh được rèn luyện trí nhớ, nhớ lại những nội dung, chi tiết liên quan càng nhiều, càng chính xác, càng tốt.

-Ví dụ:

+ “Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn mình gây ra.” (Trận bóng dưới long đường – TV 3 tập 1)

d, Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng trong bài.

- Cách tạo dựng câu hỏi: Hình thức của loại câu hỏi này thường là hãy tìm câu văn, câu thơ cho thấy tầm quan trọng của văn bản, hoặc tìm những câu văn, câu thơ làm tốt lên nội dung của bài.

- Tác dụng: Loại câu hỏi này không chỉ giúp học sinh tái tạo ngôn ngữ trong một từ, một cụm từ mà còn tái tạo lại cả một câu văn, câu thơ đặc sắc, nhằm làm rõ nội dung của bài.

- Ví dụ:

+ “Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc?”

(Chõ bánh khúc của dì tơi – TV 3 tập 1)

+ “Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?” (Đi hội chùa Hương – TV 3 tập 2)

e, Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn văn, đoạn thơ.

- Cách tạo dựng câu hỏi: Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn, thường có dạng: Bài này gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu? Hoặc cụ thể hơn như:

- Tác dụng: Giúp HS có kĩ năng nhận biết cấu trúc, bố cục của văn bản, mối quan hệ giữa các bộ phận trong bài, nhận biết được những phương tiện liên kết thành một thể thống nhất. Khơng những thế, mục đích của những câu hỏi này, cịn giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt văn bản, rút ra được ý chính của đoạn văn, khổ thơ.

1.2.4.3.2. Nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngơn ngữ văn bản.

Đây chính là nhóm bài tập u cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ ngữ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chỉ tiết. Những bài tập này yêu cầu HS phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hoá và suy ý để rút ra được các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm).

a, Bài tập yêu cầu giải nghĩa từ ngữ

- Cách tạo dựng câu hỏi: Câu hỏi này có dạng. Em hiểu nghĩa của từ đó nói gì? So sánh nghĩa các từ? Đặt câu để phân biệt nghĩa các từ?... Hoặc hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau.

-Tác dụng: Trước những câu hỏi như vậy, học sinh sẽ nắm được nghĩa của các từ, rèn cho học sinh phải động não, phân tích để hiểu được từ ngữ đó có nghĩa như thế nào, kích thích sự hứng thú, phát huy trí sáng tạo của học sinh qua đó học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của từ ngữ để các em hiểu thêm về cuộc sống và biết vận dụng đúng các từ ngữ đó vào cuộc sống.

Ví dụ:

+ “Em hiểu thế nào là bà Chúa của các bãi tắm?” (Cửa Tùng – TV 3 tập 1)

b, Bài tập yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh. - Cách tạo dựng câu hỏi: Đó là những câu hỏi có dạng: Em hiểu câu, khổ thơ hay đoạn văn, chi tiết, hình ảnh trên nói lên điều gì?

- Tác dụng: Loại câu hỏi yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh với mục đích để học sinh hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa của văn bản

Ví dụ:

- “Em hiểu câu nói ba bạn Nga như thế nào?”

(Chú ở bên Bác Hồ - TV 3 tập 2) c, Bài tập tìm đại ý, nội dung chính của bài.

- Cách tạo dựng câu hỏi: Thơng qua nội dung bài tập đọc, sẽ có các câu hỏi đánh giá, khái quát nội dung bằng những câu hỏi tổng quát nêu lên ý chính hay đại ý của bài. Cấu trúc các câu hỏi này có dạng: “Bài thơ, câu chuyện này nói lên điều gì? Hay “Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?”.

Đây chính là việc tìm chủ đề - Vấn đề cơ bản của văn bản. Nhờ đó học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản, bồi dưỡng nhân sinh quan cho các em (Đặc biệt là qua các câu chuyện kể)

Ví dụ:

+ “Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố?” (Âm thanh thành phố - TV 3 tập 2)

1.2.4.3.3. Nhóm câu hỏi phản hồi.

Đây là nhóm bài tập đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của HS cao nhất. Những bài tập này yêu cầu HS nêu nhận xét, đánh giá, bình giá của mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản. Những bài tập phản hỗi cũng cho thấy văn bản được đọc đã tác động đến HS như thế nào, các em học tập được gì từ nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản.

Những bài tập phản hồi bao gồm:

a, Nhóm bài tập bình giá về nội dung văn bản

- Cách tạo dựng câu hỏi: Loại câu hỏi này có dạng: “Câu chuyện, bài thơ khun em điều gì?”. Hoặc câu hỏi có thể yêu cầu học sinh bình luận, đánh giá, phát biểu ý kiến của mình. Đó cũng có thể là những câu hỏi yêu cầu thực tế hay các câu hỏi đặt các em vào một tình huống như đối với các nhân vật trong bài tập đọc để các em đưa ra những ý kiến, suy nghĩ của mình trước các tình huống đó.

- Tác dụng: Những câu hỏi này nhằm làm rõ mục đích của văn bản, giúp học sinh có khả năng chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội văn bản , hướng học sinh rút ra những bài học bổ ích sau khi tìm hiểu văn bản, biết liên hệ với bản thân

mình để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn. Ví dụ:

+ “Nếu có ba điều ước, em sẽ ước những gì?” (Ba điều ước – TV 3 tập 1)

(Nhà bác học và bà cụ - TV 3 tập 2) b, Câu hỏi yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật của văn bản.

- Cách tạo dựng câu hỏi: Đây là những câu hỏi yêu cầu học sinh chỉ ra cái hay của việc dung từ ngữ, giá trị của từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh trong những bài thơ, bài văn miêu tả, những chi tiết nhân vật, nghệ thuật kể chuyện của văn bản truyện. Câu này có dạng: “Em thích hình ảnh nào? Vì sao”.

- Tác dụng: Giúp học sinh phát hiện ra được mối liên hệ bên trong của văn bản, để thấy nghĩa hàm ẩn của nó chứ khơng phải chỉ có nghĩa biểu hiện. Ngồi ra, dạng câu hỏi này giúp cho học sinh hiểu các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nhất, những cách dùng từ ngữ “bất thường, đắt giá” có tính nghệ thuật cao. Qua đó, học sinh tìm ra được chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm vào bài văn, bài thơ.

- Ví dụ:

+ “Em có thích gọi cọ là “mặt trời xanh” khơng? Vì sao?” (Mặt trời xanh của tơi – TV 3 tập 2)

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn tiếng việt lớp 3 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w