7. Cấu trúc khóa luận
2.1.1. Cơ sở tâm lí học và đặc điểm tâm lí của học sinh
HS tiểu học phần lớn là những trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường, trở thành học sinh, chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo. Vì vậy có thể nói, hoạt động học tập có vai trị,
ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương pháp lĩnh hội, sống và phát triển trong nền văn minh của nhà trường. Theo các nhà tâm lí học, lứa tuổi học sinh tiểu học chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu cấp (lớp 1,2,3) - Giai đoạn cuối cấp (lớp 4,5)
Hai giai đoạn này ở trẻ có sự khác nhau rất rõ rệt về mức độ phát triển tâm lí và trình độ thực hiện hoạt động học tập, nhưng khơng có sự thay đổi đột biến. Và dù ở giai đoạn nào của cấp học thì các em cũng là nhân vật trung tâm và là “linh hồn” của trường tiểu học, từng ngày, từng giờ hình thành cho mình những năng lực sơ đẳng nhưng rất cơ bản, như năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tính tốn, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc – năng lực tạo ra những năng lực khác. Vì vậy, dạy học quan trọng là dạy trẻ cách học, cách tiếp cận kiến thức. Cùng với sự hình thành năng lực là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Để làm được điều này, để trẻ thực sự trở thành chủ thể của xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường phải thay đổi phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học theo xu hướng của các trường hiện đại và tiên tiến trên thế giới.
2.1.2.1. Tri giác
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngồi của sự vật, hiện tượng khi chúng ta đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Tri giác phản ánh đầy đủ các đặc trưng của nhận thức cảm tính, đó là phản ánh một cách trực tiếp những thuộc tính bên ngồi, cụ thể của những sự vật, hiện tượng cá thể bằng hoạt động của các giác quan. [10, tr.99]
Tri giác của HS tiểu học mang tính khơng chủ định, các em không tập trung sức lực xem xét đối tượng mà chỉ dừng lại ở một chi tiết nào đó, xem nó là đối tượng. Khi tri giác, sự phân tích có mục đích, có tổ chức và sâu sắc của các em còn yếu. Đặc biệt tri giác các em cịn mang tính xúc cảm. Trẻ tri giác trước nhất những sự vật hay những thuộc tính của sự vật, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho trẻ phản ứng xúc cảm. Do đó, những cái cảm xúc nhiều hơn những hình ảnh tượng trưng và sơ lược. Khơng những thế, tri giác của các em được gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn. Tri giác sự vật có nghĩa là làm một cái gì đó với sự vật, cầm nắm, sờ mó sự vật đó. Hay nói một cách khác, tri giác của các em phát triển mạnh dưới tác động của những hoạt động trong quá trình học [8].
Với học sinh lớp 3, khi đọc hiểu văn bản các em có kĩ năng biết phân biệt văn thơ với văn bản văn xuôi, nhận biết được những dấu hiệu ngữ pháp như: từ ngữ, câu, đoạn văn trong văn bản, nhận biết được dấu hiệu của các biện pháp nghệ thuật thơng qua các từ ngữ, hình ảnh. Những dấu hiệu ngữ pháp giúp các em dễ dàng nhận diện được từ ngữ, câu văn mới, khó, giải nghĩa các từ thơng thường, hiểu được ý diễn đạt trong câu, biết tìm ý chính của đoạn, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài ở mức đơn giản.
2.1.2.2. Trí nhớ.
Trí nhớ là q trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và làm xuất hiện lại những điều mà con người đã trải qua. [10, tr.110]
Vì hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở lứa tuổi này chiếm ưu thế hơn, nên ở HS tiểu học trí nhớ trực quan, hình tượng phát triển hơn so với trí nhớ từ ngữ - logic [8]. Các em nhớ và gìn giữ chính xác trong trí nhớ những điều hiểu biết, những biến cố, những gương mặt, những sự việc và sự kiện cụ thể nhanh hơn và tốt hơn là nhớ những định nghĩa, những lời văn giải thích. Ở cả ghi nhớ và tái hiện, trí nhớ của các em mang nặng tính khơng chủ định. Tình cảm cũng ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của trí nhớ. Vì thế, các em dễ nhớ và nhớ những gì gây được sự xúc động mạnh, gây ngạc nhiên và thích thú cho các em. Ở lớp 3 trí nhớ có chủ đích của trẻ bước đầu được hình thành, để trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ để hiểu sâu nội dung bài đọc, giúp các em xác định rõ nhiệm vụ ghi nhớ, hiểu mục đích ghi nhớ và biết sử dụng các biện pháp ghi nhớ thích hợp.
2.1.2.3. Tư duy.
Tư duy là một q trình nhận thức phản ánh thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. [10, tr.102]
Theo nhà tâm lí học J. Piagie (Thụy Sĩ) cho rằng tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó có thể diễn ra q trình hệ thống hóa các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan. Như vậy tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Nhờ ảnh hưởng của học tập HS tiểu học dần dần chuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài của sự vật, hiện tượng đến những thuộc tính, dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng vào tư duy. Đặc điểm tư duy của HS tiểu học khơng có ý nghĩa tuyệt đối mà chỉ có ý nghĩa tương đối. Sự phát triển tư duy của HS tiểu học thay đổi rất nhiều, nó phụ thuộc vào q trình tiếp thu và xử lí kiến thức.
Ở lớp 3, tư duy của học sinh đã dần thốt ra khỏi tính trực tiếp của tri giác và dần mang tính trìu tượng, khái quát. Những kĩ năng này được hình thành dần qua quá trình học tập dưới sự định hướng của giáo viên. Khi đọc hiểu văn bản các em nhận diện được chính xác hơn về thể loại: Thơ; truyện, nhận ra các từ ngữ chỉ dẫn; nội dung của đoạn văn, văn bản, vận dụng thông tin vào đời sống,…Với sự phát triển của tư duy, các em thường đặt ra và đưa ra nhiều ý kiến trả lời câu hỏi Vì sao? Trả lời các câu hỏi này kết hợp với nhiều phương tiện trực quan sẽ giúp các em ghi nhớ và có ấn tượng sâu sắc về bài học. Giáo viên phải là người tạo ra những tình huống có vấn đề kích thích học sinh tư duy trong q trình đọc văn bản. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập sau bài đọc, bên cạnh những câu hỏi tái hiện, giáo viên có thể linh hoạt đưa thêm những câu hỏi, bài tập vận dụng, liên hệ, kích thích khả năng phán đốn, suy luận bước đầu ở các em.
2.1.2.4. Tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. [10, tr.107]
Tưởng tượng của HS tiểu học được hình thành thơng qua hoạt động học tập dưới tác dụng những yêu cầu của hoạt động này. Khả năng tưởng tượng của các em rất phong phú, song tưởng tượng tái tạo vẫn chiếm ưu thế và ngày càng được hồn thiện. Ở các lớp đầu cấp, hình ảnh tưởng tượng của HS tiểu học phải dựa vào những đối tượng cụ thể. Các chi tiết của hình ảnh tưởng tượng cịn nghèo nàn, tản mạn, mờ nhạt không rõ ràng. Tưởng tượng của các em chủ yếu dựa vào hình ảnh các sự vật, hiện tượng cụ thể, chưa biết sáng tạo và khái quát trong tưởng tượng.
Tưởng tượng thuộc quá trình nhận thức lí tính vì đó là hình thức phản ánh tâm lí ở mức độ cao, chỉ có ở người. Với học sinh tiểu học, tưởng tượng được hình thành, phát triển trong hoạt động học tập và các hoạt động khác của các em. Lúc đầu, hình ảnh tưởng tưởng của trẻ còn phải dựa trên những đối tượng cụ thể, nhưng
sau lại được phát triển trên cơ sở của ngơn từ. Trẻ càng lớn thì hình ảnh tưởng tượng càng được gọt giũa hơn, mạch lạc và sát thực hơn song cũng phong phú hơn. Giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học, cần chú ý đến các yếu tố có tác dụng hỗ trợ học sinh phát triển tưởng tượng.
Đối với các văn bản đọc hiểu, giúp học sinh hiểu ý nghĩa từ, câu, hình ảnh và trả lời được những câu hỏi, bài tập ở nhiều cấp độ khác nhau chính là giúp học sinh phát triển khả năng tưởng tượng. Khi đọc văn bản, học sinh lớp 3 có khả năng tưởng tượng về thiên nhiên, con người: các nhân vật trong truyện, cảnh vật và con người trong bài văn miêu tả. Từ đó, kết nối những điều vừa được học với những gì đã học, bước đầu biết đánh giá và vận dụng vào học tập những nội dung khác. Vì vậy, dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 3 cần chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ học sinh hiểu từ ngữ, hình ảnh, câu, đoạn, cấu trúc của văn bản, xây dựng câu hỏi, bài tập liên hệ, so sánh để kích thích khả năng tưởng tượng của các em. Đặc - biệt, nhờ tưởng tượng phát triển, khả năng sáng tạo của học sinh lớp 3 trong quá trình đọc hiểu văn bản cũng phát triển. Các em có khả năng tạo được những sản phẩm đọc hiểu phong phú.
2.1.2.5. Chú ý
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng, để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. [10, tr.115]
Ở học sinh tiểu học, chú ý không chỉ định phát triển và chiếm ưu thế. Các em dễ bị cuốn hút bởi những gì mới mẻ, rực rỡ, lạ lẫm và rất khó để lơi cuốn sự chú ý của các em vào những gì khơng rõ ràng, khó hiểu hoặc q quen thuộc, buồn chán. Với học sinh lớp 3 quá trình ức chế ở não bộ còn yếu nên các em vẫn dễ qn lời dặn của cơ giáo và khó tập trung chú ý khi thực hiện các bài tập hơi khó hoặc có nhiều cách giải hay khi tiến hành những hoạt động sáng tạo. Học sinh cũng khó có thể cùng một lúc nhìn thấy hết mọi dấu hiệu của đối tượng, khó phân
phối chú ý nên rất khó để vừa nghe giảng vừa ghi chép bài. Bên cạnh đó, các em lại dễ dàng tập trung để thực hiện những hoạt động bên ngoài. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các em chỉ có thể tập trung và duy trì sự chú ý trong khoảng 30 đến 35 phút (tương đương với thời gian một tiết học ở tiểu học áp dụng hiện nay). Tuy nhiên, nếu trong thời gian trên, các nội dung và hoạt động học tập không mới mẻ, lạ lẫm, hứng thú sẽ khó thu hút được sự chú ý của học sinh. Với học sinh lớp 3 nói riêng cần giúp các em tập trung chú ý bằng các biện pháp làm mới hoặc làm phong phú nội dung văn bản đọc, cung cấp các văn bản đọc phù hợp với học sinh, đa dạng hóa các hình thức dạy học giúp cho học sinh tích cực hoạt động, sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học. Từ việc nghiên cứu các đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3 có thể rút ra các kết luận sư phạm khi dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 3 là:
1) Giáo viên nên giảm thời lượng đọc thành tiếng, dành nhiều thời gian cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản. Hiểu nội dung văn bản bao gồm hiểu từ ngữ, câu, đoạn, cấu trúc văn bản, các chi tiết chính và các chi tiết quan trọng.
2) Giáo viên cần chú ý phát huy những hiểu biết sẵn có của học sinh, tạo cơ hội cho các em chia sẻ trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản.
3) Giáo viên nên mạnh dạn điều chỉnh hệ thống câu hỏi, bài tập cuối mỗi bài đọc giúp cho học sinh hiểu nội dung văn bản cụ thể, trên cơ sở đó rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản, phát triển năng lực cho HS.
2.1.3. Cơ sở ngơn ngữ học
Ngơn ngữ là q trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói để giao tiếp, để truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử hoặc kế hoạch hóa hoạt động của mình. [10, tr.112].
Ngơn ngữ là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ, là yếu tố góp phần đắc lực làm cho q trình tâm lí của người khác về chất so với con vật. Ngôn ngữ liên quan đến tất cả các q trình tâm lí của con người, đặc biệt là quá trình nhận thức
và ghi nhớ. Ở lứa tuổi tiểu học, ngôn ngữ phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Trên cơ sở nhận biết được các âm tiết, sự phát triển âm của trẻ tiểu học chuẩn hơn hẳn so với trẻ trước tuổi đi học. Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên khi hướng dẫn trẻ đọc thành tiếng. Do phạm vi tiếp xúc được mở rộng, học tập nhiều môn học nên vốn từ của các em tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc hiểu nghĩa của từ là khó khăn với các em. Điều này dẫn đến các em còn dùng sai nghĩa của từ và chưa sử dụng từ ngữ một cách phong phú khi viết. Giáo viên cần linh hoạt trong việc hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ: giải nghĩa từ bằng nhiều hình thức khác nhau, vào các thời điểm thích hợp trong giờ học, tận dụng các kênh hình bên cạnh các kênh chữ để giải nghĩa từ,...Và giúp học sinh thực hiện hóa nghĩa của từ trong những hồn cảnh giao tiếp cụ thể.
Ở lớp 3 các em phát âm tương đối chuẩn, tốc độ đọc tăng dần, năng lực hiểu nghĩa của từ đạt đến trình độ cao hơn so với các lớp 1,2. Kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh tương đối, dần hoàn thiện nên giáo viên cần chú trọng hơn đến việc hình thành năng lực đọc hiểu. Cần chú trọng hướng dẫn học sinh đọc thầm để phát hiện ra những dấu hiệu ngữ pháp hỗ trợ quá trình đọc hiểu văn bản. Việc hiểu văn bản tốt, tốc độ đọc nhanh hỗ trợ các em rất nhiều trong quá trình đọc diễn cảm – một trong những hình thức thể hiện năng lực hiểu văn bản ở mức độ cao.
2.1.4. Mục tiêu cần đạt khi xây dựng bài tập đọc hiểu theo chủ đề
Các bài tập đọc hiểu được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu là giúp các em hiểu bài hơn. Giúp các em có kĩ năng khai thác, tìm hiểu văn bản tập đọc. Từ đó nhằm cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về về Tiếng Việt và những hiểu biết về con người, thiên nhiên, đất nước,..
Các bài tập đọc hiểu cần được xây dựng và phân loại như sau:
- Phân loại theo các bước lên lớp: Bài tập kiểm tra bài cũ, bài luyện tập, bài tập kiểm tra đánh giá.
- Phân loại theo hình thức thực hiện: bài tập trả lời miệng, bài tập viết (tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm.
- Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh: Bài tập tái hiện, bài tập suy luận, bài tập sáng tạo.
Các bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt lớp 3 được xây dựng