7. Cấu trúc khóa luận
2.4. Các bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt lớp 3
2.4.2. Tổ chức thực hiện bài tập đọc hiểu theo chủ đề
Khi tổ chức thực hiện xây dựng và sử dụng bài tập đọc hiểu theo chủ đề cần: - Đầu tiên cần xác định mục đích, nội dung kiến thức, nội dung cần hướng tới cho HS đạt mục tiêu về chuẩn kiến thức kỹ năng và phù hợp đối tượng học sinh.
-Xây dựng, biên soạn các câu hỏi, bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong phân môn học. Các bài tập đọc hiểu được xây dựng theo các mức độ từ dễ đến khó, xây
dựng các câu hỏi mơ tả 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, nhằm hướng dẫn HS khai thác đầy đủ kiến thức, phát huy năng lực.
- Tổ chức dạy học:
Với những bài tập đọc hiểu được xây dựng từ văn bản Tập đọc SGK thì GV có thể tổ chức sử dụng ngay trong tiết học tập đọc ở phần tìm hiểu bài, nhằm hướng dẫn HS khai thác, tìm hiểu bài học, phát huy năng lực đọc hiểu và tư duy của HS.
Ví dụ minh họa:(Tiếng Việt 3 - tập 1)
CẬU BÉ THƠNG MINH:
GV có thể tổ chức cho HS khai thác bài tập đọc hiểu qua hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm, điều này rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. GV có thể xây dựng các câu hỏi đọc hiểu nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu bài, chiếm lĩnh tri thức bài học, phát huy năng lực người học qua các bài tập đọc hiểu sau:
1. Câu chuyện gồm những nhân vật nào? 2. Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
............................................................................................................................... 3. Vì sao dân làng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
A. Vì gà trống khơng thể đẻ trứng được.
B. Vì nhà vua sẽ bị phạt nặng nếu cả làng khơng nộp được gà. C. Vì lệnh của nhà vua gấp q, cả làng khơng kịp thực hiện.
4. Nhà vua có suy nghĩ gì khi nghe cậu bé trình bày chuyện: Bố đẻ ra em bé và bắt cậu đi xin sữa?”
A. Vua thấy cậu bé thật ngốc nghếch. B. Vua thấy cậu bé thật đáng thương.
C. Vua thấy giận dữ vì cậu dám đùa với mình. 5. Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
6. Trong câu chuyện, nhà vua đã thách đố mấy lần? A. Một lần
B. Hai lần C. Ba lần
7. Qua câu chuyện, cậu bé bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp gì? A. Nhân ái, lạc quan, yêu đời.
B. Thơng minh, sắc sảo, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm. C. Có nghị lực, hồi bão, mơ ước.
8. Trái nghĩa với từ thơng minh là gì? A. Giỏi giang
B. Ngốc nghếch C. Nhanh trí
9. Hãy nối các câu ở cột A với cột B, cho phù hợp: Cột A 1. Cậu bé 2. Chiếc kim 3. Nhà vua 4. Con gà trống Cột B a, biết đẻ trứng b, khóc om sịm c, rèn thành con dao
d, cho người mang đến một con chim sẻ
Với những văn bản đọc được xây dựng ngoài SGK, được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực HS, xoay quanh các chủ đề nhằm giúp HS vừa có thêm kiến thức về chủ đề, vừa có thể ơn tập lại những vấn đề trước đó. Đồng thời bồi dưỡng năng lực đọc hiểu ở các em. Các bài tập này được xây dựng có vai trị quan trọng trong việc ơn luyện, khắc sâu kiến thức đã học, giúp HS đạt được mục tiêu về kiến thức của mơn Tiếng Việt. Có thể áp dụng chủ yếu vào cuối giờ học chính khóa như ơn tập, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao hiệu quả đọc hiểu.
Có thể tổ chức cho HS làm theo từng tuần, hay sau khi kết thúc các chủ điểm học. Mỗi văn bản đọc hiểu đưa ra là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống, con người, thiên nhiên, quê hương hay đất nước,…và cách xây dựng các câu hỏi đọc hiểu lĩnh hoạt, sinh động sẽ giúp các em linh hoạt tự mình tìm hiểu kiến thức bài học và ơn luyện lại các kiến thức tương tự đã được học trong SGK trên lớp, hình thành cho HS các kĩ năng, kĩ xảo, chiếm lĩnh tri thức.
Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
VỊNH HẠ LONG
Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: Xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cả mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he…Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thơng reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
(Theo Thỉ Sảnh)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
1. Suốt bốn mùa vịnh Hạ Long có đặc điểm gì? A. Tràn ngập màu xanh.
B. Đầy ắp tôm cá. C. Rộn rã âm thanh.
2. Những loài cá nào xuất hiện trong bài? A. Cá mực, cá ngừ.
B. Cá mực, cá vược, cá ngừ.
C. Cá vược, cá mực, tôm he, cá ngừ.
3. Tác giả miêu tả vịnh Hạ Long vào mùa nào trong năm? A. Bốn mùa.
B. Mùa hè.
C. Mùa thu, mùa hè, mùa xuân.
4. “Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực” có ý nghĩa gì? A. Mùa xn Hạ Long được bao phủ trong sương.
B. Hạ Long có nhiều cá mực vào mùa xuân. C. Cả hai ý trên.
5. Mùa thu là mùa của trăng biển cho thấy? A. Mùa thu ở Hạ Long trăng rất đẹp.
B. Mùa thu ở Hạ Long ngày nào cũng có trăng. C. Mùa thu ở Hạ Long trăng mọc rất sớm. 6. Vì sao mùa hè được tác giả cho là quyến rũ nhất?
A. Vì mùa hè có nhiều cá. B. Vì có gió nồm nam.
C. Vì mùa hè có gió mát và sơi động. 7. Những từ nào tả đặc điểm của gió mùa hè?
A. Êm ả, phần phật. B. Trong lành, tươi mát. C. Sảng khối.
8. Trong tiếng gió thổi tác giả nghe thấy gì? A. Tiếng thơng, tiếng sóng, tiếng ve. B. Tiếng của tàu, xe, cần trục vào ăn than.
C. Tất cả những âm thanh của sự sống.
9. Trong câu : “Những âm thanh của sự sống ngân lên vang vọng, bộ phận nào trả lời câu hỏi” cái gì?
A. Âm thanh. B. Sự sống.
C. Những âm thanh của sự sống.
Tùy vào nội dung chủ đề và mục tiêu bài học, đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường mà GV sau khi cho HS đọc hiểu, khai thác bài học có thể tổ chức cho các em trải nghiệm: hoạt động ngoài trời, tham quan, được trải nghiệm các vấn đề xoay quanh chủ đề, tự do, kiến tạo, phát triển khả năng tìm tịi, khai thác kiến thức gắn liền với kinh nghiệm, thực tiễn phục vụ cuộc sống. Giúp học sinh tiếp tục tìm tịi và mở rộng kiến thức ngồi lớp học, các em tự làm giàu, làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm của chính mình. Từ đó sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của con người.
Ngồi ra GV có thể tổ chức cho HS trải nghiệm bằng nhiều hình thức như: Chia sẻ hiểu biết của mình về chủ đề với các bạn trong lớp, được trao đổi, thảo luận để huy động hiểu biết, trải nghiệm. Hay tổ chức cho HS trải nghiệm thơng qua việc đóng vai thành các nhân vật có trong bài đọc,…
Ví dụ minh họa:
Bài tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 – Tập 2)
Qua bài học các em được đọc hiểu về các hoạt động trong ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. GV có thể đưa ra các câu hỏi đọc hiểu hay tổ chức thêm các hoạt động cho HS liên hệ, sưu tầm nói về lễ hội ở q hương mình. Qua đó giáo dục HS về nét đẹp văn hóa của dân tộc, các em thêm tự hào và yêu quê hương, đất nước, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống của HS.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Ở chương này, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu khái qt tình hình dạy và học đọc hiểu trong mơn Tiếng Việt của trường tiểu học Tiên Cát. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực HS của thầy và trò khối lớp 3. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Việc dạy và học phân môn tập đọc vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả, giáo viên vẫn chưa nhấn mạnh nhiều đến việc nâng cao năng lực HS qua các bài đọc hiểu theo chủ đề. Dẫn đến năng lực và hiệu quả đọc hiểu của các em chưa cao. Trên cơ sở đó, để khắc phục những hạn chế đó chúng tơi nhận thấy tính cấp thiết của việc xây dựng các bài tập đọc hiểu theo chủ đề cho HS lớp 3 trong môn Tiếng Việt là vô cùng quan trọng,
Ở chương 2 này, đề tài tập trung nghiên cứu, thiết kế và tổ chức sử dụng bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt lớp 3.
Những bài tập đọc hiểu này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực trạng trong dạy học, sự thay đổi trong cấu trúc chương trình phân mơn Tiếng Việt của HS, sự kế thừa, phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống. Tôi hi vọng với những bài tập đọc hiểu theo chủ đề mà mình đưa ra, sẽ hỗ trợ được phần nào cho giáo viên trong quá trình dạy học cho HS, nhằm khơi gợi hứng thú học ở HS, giúp nâng cao
năng lực đọc hiểu, tự tìm hiểu bài học ở các em và từ đó giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả mơn học.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học và tính khả thi, hiệu quả của đối với việc dạy và học trong nhà trường tiểu học, cụ thể:
- Kiểm tra, đánh giá tính ứng dụng và mức độ phù hợp của bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt lớp 3.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả học tập khi khai thác và sử dụng bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong quá trình dạy và học.
- Đối chiếu mức độ hứng thú học tập, khả năng hình thành kiến thức, kĩ năng đọc hiểu, thái độ của HS lớp thực nghiệm với HS lớp đối chứng, phân tích, đánh giá các kết quả thu được và rút ra kết luận.