BẢNG CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ

Một phần của tài liệu Chuong 10 kế toan quản trị (Trang 39 - 63)

1. Balanced scorecard: Hệ thống bảng điểm cân bằng. Là một tập hợp các thước đo

hiệu quả hoạt động được tích hợp lại, xuất phát từ chiến lược của tổ chức và có tác dụng hỗ trợ lại các chiến lược.

2. Delivery cycle time - Thời gian chu kỳ giao hàng: Là khoảng thời gian tính từ lúc

nhận đơn hàng cho tới khi hoàn thiện đơn hàng và gửi cho khách hàng

3. Ideal standards - Các tiêu chuẩn lý tưởng: Các tiêu chuẩn giả định đạt được hiệu

quả đỉnh điểm ở mọi thời điểm.

4. Labor efficiency variance - Chênh lệch (Phương sai) hiệu quả lao động: Là sự

khác nhau giữ số giờ thực tế được sử dụng để hoàn thành một nhiệm vụ và số giờ tiêu chuẩn cho phép để có được đầu ra thực tế, nhân với giá lao động tiêu chuẩn tính theo giờ

5. Labor rate variance - Chênh lệch (Phương sai) giá lao động: Là sự khác nhau

giữa giá lao dộng thực tế theo giờ và giá tiêu chuẩn nhân với số lượng giờ làm việc trong suốt kỳ.

6. Management by exception - Hệ thống quản lý theo trường hợp ngoại lệ: Là một

hệ thống mà ở đó các tiêu chuẩn được thiết lập cho những trường hợp đa dạng, với kết quả thực tế được so sánh với các tiêu chuẩn này. Những sai lệch lớn so với tiêu chuẩn được gọi là ngoại lệ

chế biến (tạo giá trị gia tăng) tính theo phần trăm của thời gian sản xuất.

8. Materials Price variance - Chênh lệch (Phương sai) giá nguyên vật liệu:Sự khác nhau giữa giá đơn vị thực tế được trả cho một loại vật và giá tiêu chuẩn, nhân với số lượng được mua

9. Materials quantity variance - Chênh lệch (Phương sai) số lượng nguyên vật liệu: Sự khác nhau giữa số lượng nguyên vật liệu thực tế được sử dụng trong sản xuất và các

số lượng tiêu chuẩn được phép sử dụng để có đầu ra thực tế, nhân với giá tiêu chuẩn trên một đơn vị nguyên vật liệu.

10. Practical Standards - Các tiêu chuẩn thực tế: Là các tiêu chuẩn cho phép thời gian máy thông thường và thời gian bị dừng máy và có thể đặt được nếu có mộtnỗ lực hợp lý, hiệu quả cao bởi một công nhân trung bình làm.

11. Standard cost card - Thẻ chi phí tiêu chuẩn:Một danh mục chi tiết về các số đầu vào chuẩn và chi phí được yêu cầu để sản xuất một đơn vị sản phẩmnhất định

12. Standard cost per unit-Chi phí tiêu chuẩn trên đơn vị sản phẩm.Số lượng chi phí tiêu chẩn được phép của một đầu vào trên một đơn vị sản phẩm của một sản phẩm cụ thể, nhân với giá tiêu chuẩn của đầu vào.

13. Standard hours allowed - số giờ tiêu chuẩn được phép: Thời gian lẽ ra cần có để

hồn thành sản lượng đầu ra của kỳ, được tính bằng cách nhân số đơnvị thực tế được sản xuất với số giờ tiêu chuẩn/đvsp.

14. Standard hours per unit - Số giờtiêu chuẩn/đvsp: Lượng thời gian lao động trực

tiếp cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm, bao gồm việc cho phép giờ nghỉ, thời gian chết máy, làm sạch, trả lại và những trường hợp không hiệu quả thông thường khác.

15. Standard price per unit - Giá tiêu chuẩn/đvsp: Giá được trả cho một đầu vào gồm

giámua (đã trừ chiết khấu) và các chi phí vận chuyển.

16. Standard quantity allowed - Số lượng tiêu chuẩn cho phép: Số lượng đầu vào

được sử dụng để hồn thành đầu ra thực tế. Nó được tính bằng cách nhân số đơn vịsản phẩm thực tế được sản xuất với số lượng tiêu chuẩn/đvsp.

17. Standard Quantity per unit - Số lượng tiêu chuẩn trên đơn vị sản phẩm: Số

lượng đầu vào được yêu cầu để có thể hoàn thành một đơn vị sản phẩm, bao gồm việc cho phép sự lãng phí, hỏng hóc trả lại và các trường hợp thơng thường khác.

18. Standard rate per hour - giá tiêu chuẩn trên một đvsp: Giá lao động phát sinh

trên một giờ lao động, bao gồm thuế nhân công và trợ cấp.

19. Throughput time - Thời gian sản xuất: Thời gian cần thiết để chế biếnnguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh.

20. Variable overhead efficiency variance - Chênh lệch hiệu quả chi phí quản lý biến đổi: Sự khác nhau giữa mức hoạt động thực tế (lao động trực tiếp, giờ lao động, giờ

máy, và cơ sở khác) và mức hoạt động tiêu chuẩn được phép, nhân với tỷ lệ chi phí quản lý biến đổi biết trước.

21. Variable overhead spending variance - Chênh lệch chi phí quản lý biến đổi:. Sự

khác nhau giữa chi phí chung biến đổi thực tế phát sinh trong kỳ với chi phí tiêu chuẩn cần thiết phát sinh dựa trên hoạt động thực tế của kỳ.

22. Variances: Sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá tiêu chuẩn và giữasố lượng thực tế và số lượng tiêu chuẩn.

Phụ lục 10A

Các bút toán nhật ký ghi chép các chênh lệch

Mặc dù các chi phí tiêu chuẩn và các chênh lệch có thể được tính tốn và sử dụng bởi ban quản trị mà không cần phải có những ghi chép kế tốn, nhưng nhiều tổ chức vẫn muốn ghi sổ các khoản mục này. Các bút tốn có xu hướng cho các chênh lệch một sự tập trung lớn hơn là thơng thường, các tính tốn ngồi ghi chép. Sự nhấn mạnh này cho thấy mong muốn của ban quản trị để kiểm sốt chi phí trong một giới hạn mà họ đã thiết lập. Ngoài ra, việc sử dụng các chi phí đúng quy chuẩn sẽ đơn giản quá trình ghi sổ rất nhiều. Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có thể được địnhgiá với chi phítiêu chuẩncủa nó - loại trừ nhu cầu theo dõi các chi phí thực của mỗi đơn vị sản phẩm.

Các chênh lệch nguyên vật liệu trực tiếp

Để chứng tỏ các bút toán nhật ký để ghi lại các chênh lệch tiêu chi phí tiêu chuẩn, là cần thiết chúng ta sẽ trở lại dữ liệu trong bài tập ơn tập ở cuối chương. Bút tốn đểghi chép việc mua nguyên vật liệu như sau:

Nguyên vật liệu (18.000kg với giá 0.5$)………..9.000 Chênh lệch giá NVL (18.000kg với giá 0.10$)……1.800

Nợ phải trả (18.000 kg với giá 0,60$)………………10.800

Lưu ý rằng: Chênh lệch giá được ghi nhận khi thực hiện việc mua, chứkhông phải khi nguyên vật liệu được sử dụng và nguyên vật liệu đượcthực hiện trong tài khoản hàng tồn kho với chi phí chuẩn. Vì ngun vật liệu trực tiếp được lấy ra từ hàng tồn kho sau này và được sử dụng trong quá trình sản xuất, chênh lệch số lượng được tách ra như sau:

Sản phẩm dở dang (12.000kg với 0,50$/kg)……….6.000 Chênh lệch số NVL (2.000 kg * với 0, 5$/kg)………1.000 NVL (14.000 kg với 0.05/kg)………………………….7.000

Chính vì vậy, ngun vật liệu trực tiếp được đưa vào trong tài khoản sản phẩm dở dang với chi phí tiêu chuẩn của nguyên vật liệu mà lẽ ra đã được sử dụng để sản xuất đầu ra thực tế.

Lưu ý rằng, chênh lệch giá và chênh lệch số lượng ở trên đều không bất lợivà được ghi nhận bằng bút toán Nợ. Nếu những chênh lệch này là có lợi, thì nó sẽ ghi nhận bằng bút toán.

Các chênh lệch nguyên vật liệu trực tiếp

Đề cập tới dữ liệu chi phí trong bài tập ơn tập, bút tốn ghi chép chi phí lao động trực tiếp phát sinh sẽ là:

Sản phẩm dở dang *(36.000h với 10$/h)…………360.000 Chênh lệch hiệu quả lao động (400hU với 10$/h)..4.000 Chênh lệch giá lao dộng (4.000h với 0.25$/h)………..1.000 Lương phải trả (4.000h với 9,75$/h)…………………39.000

Chính vì vậy, cùng với ngun vật liệu trực tiếp, các chi phí lao động trực tiếp cho tài khoản sản phẩm dở dang là chuẩn cả về giá và số giờ cho phép để có sản lượngthực tế. Lưu ý rằng chênh lệch hiệu quả lao động khơng có lợi được ghi bằng bút tốn ghi Nợ. Trái lại, nếu chênh lệch giá lao động là có lợi thì bút tốn ghi Có được ghi nhận.

Các chênh lệch chi phí sản xuất chung biến đổi:Chúng thường khơng được ghi nhận riêng biệt mà được xác định là một phần của phân tích chi phí quản lý, mà sẽ được bàn ở chương tới.

Dịng chi phí trong một hệ thống chi phí chuẩn

Dịng chi phí thơng qua các tài khoản của cơng ty được thể hiện ở hình 10A-1. Lưu ý rằng các bút toán trong các tài khoản hàng tồn kho thì được tính ở chi phí tiêu chuẩn - chứ không phải là thực tế. Sự khác nhau giữa chi phí chuẩn và thực tế được ghi trong các tài khoản đặc biệt tập hợp các chênh lệch chi phí tiêu chuẩn biến đổi. Thơng thường những tài khoản chênh lệch chi phí tiêu chuẩn này được kết chuyểnsang chi phí giá vốn hàng bán vào cuối kỳ. Cácchênh lệch bất lợi làm tăng giá vốn hàng bán, và các chênh lệch có lợilàm giảm giá vốn hàng bán.

HÌNH 10A-1 (xem phần đính kèm) Câu hỏi

10-1 Tiêu chuẩn chất lượng là gì? Tiêu chuẩn giá là gì?

10-2 Phân biệt giữa các tiêu chuẩn lý tưởng và các tiêu chuẩn thực tế là gì?

10-3 Nếu nhân viên khơng thể đáp ứng được tiêu chuẩn thì theo bạn ảnh hưởng như thế nào đến năng suất của họ?

10-4 Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn và dự tốn là gì? 10-5 Thuật ngữ chênh lệch có nghĩa là?

10-7 Tại sao các chênh lệch về giá và số lượng được tính riêng biệt?

10-8 Aithường chịu trách nhiệm cho chênh lệch giá nguyên vật liệu? Các chênh lệch số lượng nguyên vật liệu? chênh lệch hiệu quả lao động?

10-9 Chênh lệch giá nguyên vật liệu có thể được tính tốn ở hai thời điểm khác nhau? Thời điểm nào tốt hơn? Tại sao?

10-10 Nếu chênh lệch giá nguyên vật liệu có lợi nhưng chênh lệch số lượng nguyên vật liệu thì khơng? Vậy điều này thể hiện gì?

10-11 Các tiêu chuẩn có nên được sử dụng để xác định ai để đổ lỗi về vấn đề này? 10-12 “Những nhân viên của chúng ta đều theo hợp đồng lao động; chính vì vây, chênh lệch giá lao động thì có xuhướng là bằng không”.

10-13 Theo bạn nguyên vật liệu chất lượng kém thì có ảnh hưởng đến phương sai lao động trực tiếp như thế nào?

10-14 Nếu chi phí sản xuất chung biến đổi được áp dụng cho sản xuất trên cơ sở số giờ lao động trực tiếp và chênh lệch hiệu quả lao động trực tiếp khơng có lợi, thì liệu chênh lệch hiệu quả lao động trực tiếp là có lợihay bất lợi? Giải thích.

10-15 Biểu đồkiểm soát thống kế là giávà được sử dụng như thế nào?

10-16 Tại sao khi tập trung quá mức vào các chênh lệch hiệu quả lao động lại dẫn đến tồn kho quá nhiều sản phẩm dở dang?

10-17 Tại sao các thước được sử dụng trong bảng điểm cân bằng khác nhau giữa các công ty khác nhau?

10-18 Tại sao hệ thống bảng điểm cân bằng lại bao gồm các thước đo hiệu quả cũng như các biện pháp các quá trình kinh doanh nội bộ hoạt động như thế nào?

10-19 Sự khác nhau giữa thời gian giao hàng (delivery cycle) và thời gian sản xuất khác nhau như thế nào? 4 yếu tố cấu thành thời gian sản xuất là gì? 4 yếu tố này được phân loại thành 2 phân lớp nào?

10-20 Nếu một công ty có hiệu quả vịng quay sản xuất (MEC- manufacturing cycle efficiency) nhỏ hơn 1, điều đó có nghĩa là gì? Bạn giải thích MCE 0.40 như thế nào?

10-21 (Phụ lục 10A) Những lợi ích của việc lập những bút tốn nhật ký trong các ghi chép kế toán cho các chênh lệch?

Bài tập

Bài tập 10-1: Thiết lập các tiêu chuẩn: Chuẩn bị một thẻ chi phí tiêu chuẩn

Svenska Pharmicia, cơng ty dược phẩm Thụy Sỹ, chế tạo một loại thuốc. Thành phần chủ yếu trongthuốc là một loại nguyên liêu được gọi là Alpha SR40. Thông tin về việc mua và sử dụng Alpha SR 40 như sau:

Mua Alpha 40: được mua trong một loại hộp 2-kg với giá 3.000Kr/kg. (Đơn vị tiền tệ của Thụy Sỹ là Krona, được viết tắt là Kr). Chiết khấu là 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày và Svenska Pharmicia nhận được tất cả chiết khấu. Phí vận chuyển, mà Svenska Pharmicia phải trả, 1.000Kr cho một lô hàng trung bình khoảng 10 hộp 2kg.

Sử dụng Alpha SR 40: 6 g Alpha SR 40/viên. Khoảng 40% Alpha SR 40 đã mua bị trả lại vì khơng phù hợp trước khi sử dụng để chế biến thuốc. Ngoài ra, sau khi cho thêm Alpha SR 40 vào, thì khoảng 1/26 viên nhộng bị trả lại ở lần kiểm tra cuối cùng.

Yêu cầu:

1. Tính tốn giá mua tiêu chuẩn của một gam Alpha SR40.

2. TÍnh tốn số lượng tiêu chuẩn của Alpha SR40 (theo gam)/một con nhộng sau khi vượt qua vòng kiểm tra cuối cùng (thực hiện tính tốn để lại 2 số thập phân).

3. Sử dụng dữ liệu từ (1) và (2) ở trên, chuẩn bị một thẻ chi phí tiêu chuẩn chỉ ra chi phí tiêu chuẩn của Alpha SR40 trên một con nhộng thuốc.

Bài tập 10-2: Các chênh lệch nguyên vật liệu

Công ty Harmon Household Products, sản xuất sản phẩm tiêu dùng. Một trong số các sản phẩm này là thớt, đòi hỏi một loại gỗ đắt tiền. Trong một tháng gần đây, công ty đã sản xuất 4.000 cái thớt sử dụng 11.000 feet gỗ cứng. Chi phí cho gỗ cứng của cơng ty là 28 700$.

Các tiêu chuẩn của công tycho một chiếc thớt là 2,5 feet gỗ cứng, với giá là 1,80$/ 1foot. Yêu cầu:

1. Chi phí gỗ đã phát sinh để làm 4.000 tấm thớt? So với chi phí đã phát sinh thì khác nhau như thế nào?

2. Từ sự khác nhau được tính tốn trong (1) ở trên, tính tốn các chênh lệch về giá và số lượng nguyên vật liệu.

Bài tập 10-3: Các chênh lệch lao động trực tiếp

AirMeal chuẩn bị các bữa ăn trên máy bay cho một số hãng hàng không chủ yếu. Một trong số những sản phẩm của công ty là bánh thịt trộn với sốt tiêu, ngô bắp tươi và salad. Trong tuần vừa rồi, công ty đã chuẩn bị 6.000 suất ăn sử dụng 1150 giờ lao động trực tiếp. Công ty đã trảcho những công nhân lao động trực tiếp tổng cộng 11 500$ cho cơng việc này, hoặc 10$/h.

Theo thẻ chi phí tiêu chuẩn cho suất ăn này, nó yêu cầu 0.20h lao động trực tiếp với chi phí là 9.50$/h.

Yêu cầu:

1. Chi phí lao động trực tiếp đã phát sinh để chuẩn bị 6.000 suất ăn là bao nhiêu? Chi phí này khác với chi phí lao động trực tiếp thực tế là bao nhiêu?

2. Từ tính tốn trong câu (1) ở trên, tính các chênh lệch giá lao động và chênh lệch hiệu quả lao động.

Bài 10-4: Các chênh lệch chi phí quản lýbiến đổi

Công ty Order Up cung cấp các dịch vụ giao nhận cho khách hàng trên mạng. Công ty duy trì các nhà kho để chứa hàng của các khách hàng. Khi một khách hàng nhận đượcmột đơn hàng từ một khách hàng, đơn hàng sẽ được chuyển cho Cơng ty Order Up, cơng ty sẽ có trách nhiệm đóng hàng tại kho, vận chuyển tới người nhận. Cơng ty sử dụng một tỷ lệ chi phí quản lý biến đổi dựa trên sốgiờ lao động trực tiếp.

Trong tháng gần đây nhất, đã vận chuyển được 140.000 lô hàng tới người nhận sử dụng 5.800 giờ lao động trực tiếp. Cơng ty đã phát sinh tổng chi phí quản lý biến đổi là 15 950$.

Theo tiêu chuẩn của công ty, 0.04 giờ lao động trực tiếp được yêu cầu để hồn thành việc vận chuyển một lơ hàng với chi phí quản lý biến đổi là 2.80$ trên một giờ lao động trực tiếp.

Yêu cầu:

1. Chi phí quản lý biến đổi đã phát sinh để hoàn thành các đơn hàng cho 140.000 lô hàng là bao nhiêu? Chi phí này khác với các chi phí quản lý biến đổi thực tế là bao nhiêu?

2. Từ tính tốn trong câu (1) ở trên, tìm chênh lệch chi tiêu chi phí quản lý biến đổi và chênh lệch hiệu quả chi phí quản lý biến đổi.

Bài tập 10-5: Lập hệ thống bảng điểm cân bằng

Công ty MPC sản xuất giấy sử dụng cho máy in và máy photocopy. MPCđã báo cáo các khoản lỗ hoạt động trong hai năm vừa qua do áp lực về giá từ các đối thủ cạnh tranh lớn hơn

Một phần của tài liệu Chuong 10 kế toan quản trị (Trang 39 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)