Lãi góp trên một đơn vị nguồn lực khan hiếm

Một phần của tài liệu Chuong 13 kế toan quản trị (Trang 25 - 27)

Nếu một số sản phẩm phải bị loại bỏ do sự hạn chế nguồn lực, vấn đề mấu chốt để tối đa hố lãi góp dường như rất rõ ràng - lựa chọn sản phẩm có lãi góp trên một đơn vị sản phẩm cao nhất. Tuy nhiên, nhận định trên là khơng đúng. Nói cách khác, giải pháp đúng đắn cho việc này là lựa chọn sản phẩm mang lại khoản lãi góp cao nhất trên một đơn vị nguồn lực khan hiếm. Chúng ta minh hoạ tình huống này như sau: Ngồi các sản phẩm hiện có, Cơng ty Mountain Goat Cycles sản xuất thêm sản phẩm túi đeo sau yên xe đạp gọi là giỏ đeo. Có 2 mẫu giỏ đeo, mẫu du lịch và mẫu leo núi. Dữ liệu về chi phí và doanh thu cho 2 mẫu này như sau:

Túi leo núi Túi du lịch

Giá bán đơn vị $25 $30

Chi phí biến đổi/1 đơn vị 10 18

Lãi góp/1 đơn vị 15 12

Mẫu túi leo núi dường như mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty hơn mẫu túi du lịch. Lãi góp trên một đơn vị sản phẩm này là $15 so với mức $12 của mẫu túi du lịch. Và tỷ lệ CM của túi leo núi là 60% trong khi tỷ lệ này của mẫu túi du lịch là 40%.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ bổ sung thêm một số thông tin như sau - nhà máy sản xuất giỏ đeo đã hoạt động hết cơng suất. Điều này khơng có nghĩa là tất cả các máy và tất cả công nhân đã hoạt động ở mức cao nhất có thể. Bởi vì máy móc có cơng suất hoạt động khác nhau, và một số máy hoạt động dưới 100% công suất. Tuy nhiên tồn bộ nhà máy khơng thể sản xuất thêm giỏ đeo, một số máy móc hoặc quy trình đã hoạt động hết cơng suất. Những máy móc và quy trình làm hạn chế sản lượng đầu ra tổng thể được gọi là hiệu ứng cổ chai - đây là một tình huống về sự khan hiếm.

Tại cơng ty Mountain Goat Cycles, tình trạng thắt cổ chai (hay khan hiếm) diễn ra ở máy khâu. Loại túi leo núi yêu cầu thời gian khâu trên 1 đơn vị sản phẩm là 2 phút, và loại túi du lịch yêu cầu thời gian khâu là 1 phút. Theo định nghĩa, do máy khâu ở tình trạng thắt cổ chai, máy khâu khơng đủ công suất để đáp ứng yêu cầu hiện tại của loại túi leo núi và túi du lịch. Do đó cơng ty sẽ phải từ chối một số đơn đặt hàng loại này. Nhà quản lý tất nhiên sẽ muốn biết loại sản phẩm nào có tính sinh lợi tốt hơn. Để trả lời câu hỏi này, họ nên tập trung vào lãi góp trên một đơn vị nguồn lực khan hiếm. Con số này được tính bằng cách chia lãi góp của 1 đơn vị sản phẩm cho số đơn vị nguồn lực khan hiếm sử dụng cho việc sản xuất ra một sản phẩm đó. Những tính tốn sau được thực hiện đối với 2 mẫu túi đeo:

Túi leo núi Túi du lịch

Lãi góp trên một đơn vị sản phẩm (a) $15 $12

Thời gian chạy máykhâu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm(b)

2 phút 1 phút

Lãi góp trên một đơn vị nguồn lực khan hiếm (a/b) $7.5/1 phút $12/phút

Bây giờ, vấn đề đặt ra là quyết định sản phẩm nào có mức độ sinh lời thấp hơn và nên bớt chú trọng. Mỗi phút của máy khâu dùng để sản xuất túi du lịch mang lại khoản lãi góp và lợi nhuận gia tăng là $12. Con số tương tự cho sản phẩm túi leo núi là $7.5. Do đó, cơng ty nên chú trọng việc sản xuất túi du lịch. Mặc dù mẫu túi leo núi mang lại lãi góp và tỷ lệ CM trên một đơnvị sản phẩm cao hơn, mẫu túi du lịch mang đến khoảng lãi góp lớn hơn trong mối quan hệ với nguồn lực khan hiếm.

Để khẳng định lại việc mẫu túi du lịch là sản phẩm có tính sinh lời cao hơn, giả định máy khâu có thể hoạt động thêm 1 giờ và cả 2 mặt hàng đều có đơn đặt hàng chưa được thực hiện. Số giờ hoạt động thêm của máy khâu có thể sử dụng để sản xuất ra 30 túi leo núi (60:2) hoặc 60 túi du lịch (60:1), với các số liệu về lãi góp như sau:

Túi leo núi Túi du lịch

Lãi góp trên một đơn vị sản phẩm (a) $15 $12 Số đơn vị sản phẩm có thể sản xuất

Trong 1 giờ chạy máy khâu(b)

30 60

Lãi góp tăng thêm $450 $720

Do lãi góp tăng thêm mà đơn hàng túi du lịch mang lại là $720 so với con số $450 của túi leo núi, đơn hàng túi du lịch đã sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực khan hiếm của công ty - máy khâu.

Ví dụ này đã minh hoạ rõ ràng cho việc chỉ nhìn vào lãi góp trên 1 đơn vị sản phẩm để đưa ra quyết định về sản xuất là chưa đủ. Lãi góp cần phải được xem xét trong mối tương quan với số lượng đơn vị nguồn lực khan hiếm tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

Thực tiễn kinh doanh

Một phần của tài liệu Chuong 13 kế toan quản trị (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)