RA QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM

Một phần của tài liệu Chuong 13 kế toan quản trị (Trang 32 - 37)

Một cơng ty có trụ sở tại vịnh Mexico sản xuất mặt hàng xà phòng. 6 dòng sản phẩm xà phịng của cơng ty này được sản xuất từ cùng 1 loại nguyên vật liệu đầu vào. Chi phí chung tính tới thời điểm phân tách bao gồm chi phí gộp của cả 6 loại sản phẩm. Chi phí chung này được phân bổ cho 6 dòng sản phẩm trên cơ sở doanh thu tương ứng của 6 sản phẩm tại điểm phân tách.

Quy trình sản xuất 6 dịng sản phẩm này tạo ra các chất thải. Các chất thải này sau đó bị đổ xuống vịnh Mehico do khơng có giá trị thương mại. Việc đổ chất thải này được ngừng lại khi phòng nghiên cứu và phát triển của công ty phát hiện ra rằng chất thải này có thể tiếp tục được xử lý thành một nguyên liệu thô cho việc sản xuất phân bón. Chi phí xử lý thêm là $175,000/năm. Chất thải sau khi xử lý có thể bán cho các nhà sản xuất phân bón với giá $300,000.

Bộ phận kế tốn phân bổ chi phí chung tính tới thời điểm phân tách cho các sản phẩm dựa trên doanh thu của chất thải sau xử lý và doanh thu của 6 dòng sản phẩm xà phòng. Trên cơ sở này, phần chi phí chung được phân bổ cho sản phẩm chất thải sau xử lý là $150,000. Chi phí xử lý chất thải được tính bằng cách cộng $150,000 chi phí chung phân bổ vào $175,000 chi phí xử lý thêm. Dựa trên cách tính này, mặt hàng xử lý từ chất thải được coi là mặt hàng hàng không sinh lời (xem bảng sau). Do đó ban giám đốc công ty trên đã quyết định ngừng việc xử lý chất thải. Công ty này quay trở lại với việc đổ chất thải xuống vịnh Mehico.

Doanh thu của sản phẩm xử lý từ chất thải ....$300,000 Trừ chi phí phân bổ cho việc xử lý chất thải .....$325,000

Lỗ ròng ....$25,000

VI.2. Quyết định bán hay tiếp tục xử lý

Chi phí chung là chi phí khơng phù hợp trong việc ra quyết định với các sản phẩm từ sau điểm phân tách. Khi sản phẩm đã tới điểm phân tách, chi phí chung là chi phí đã phát sinh và không thể tránh. Hơn nữa, ngay cả khi một sản phẩm bị loại bỏ tại điểm phân tách mà không tiếp tục xử lý nữa, tất cả các chi phí chung vẫn phát sinh để có được những sản phẩm khác được tách ra từ đầu vào chung. Khơng một chi phí chung nào là chi phí có thể tránh được bằng việc loại bỏ một sản phẩm nào đó được tạo thành từ sau điểm phân tách. Do đó, dưới góc độ kinh tế, khơng thể quy chi phí chung cho bất cứ thành phẩm hay sản phẩm sơ cấp nào.

Chi phí chung là chi phí phát sinh cho tất cả các loại thành phẩm và sản phẩm sơ cấp và khơng thể sử dụng chi phí chung phân bổ cho mục đích ra quyết định về 1 sản phẩm đơn lẻ. Trong trường hợp của công ty sản xuất xà phịng ở trên, khoản chi phí chung phân bổ cho chất thải tái chế $150,000 không thể được sử dụng cho việc ra quyết định có nên tiếp tục xử lý chất thải từ sau điểm phân tách. Chúng ta tạm thời bỏ qua khía cạnh mơi trường trong quyết định đổ chất thải xuống vịnh Mehico, một phân tích chính xác sẽ chỉ ra rằng công ty thu thêm lợi nhuận bằng việc tái chế chất thải thành nguyên liệu phân bón, cụ thể như sau:

Đổ chất thải xuống vịnh

Tái chế

Doanh thu từ chất thải tái chế 0 $300,000

Chi phí tái chế 0 175,000

Lãi góp 0 125,000

Lợi ích của việc tái chế chất thải $125,000

Những quyết định như thế này được gọi là quyết định bán hay xử lý tiếp. Việc tiếp tục chế biếnmột sản phẩm chung sau điểm phân tách sẽ mang lợi nhuận khi doanh thu gia tăng từ công đoạn xử lý như vậy lớn hơn chi phí gia tăng do xử lý phát sinh ở sau điểm phân tách. Chi phí chung đã phát sinh ở trước điểm phân tách ln ln là chi phí khơng phù hợp trong những quyết định về phải làm gì ở sau điểm phân tách.

Để có ví dụ chi tiết hơn về quyết định bán hay xử lý tiếp, chúng ta trở lại với bảng dữ liệu của công ty len Santa Maria trong minh hoạ 13-6. Chúng ta có thể trả lời một số câu hỏi quan trọng từ bảng dữ liệu này. Đầu tiên, liệu cơng ty có tạo ra lợi nhuận bằng việc tham gia vào tất cả các công đoạn từ khi nhập sợi len đến khi tạo ra len nhuộm thành phẩm? Giả định rằng tất cả các chi phí đã được liệt kê trong minh hoạ 13-6, cơng ty thực tế tạo ra lợi nhuận như sau:

Phân tích mức độ lợi nhuận khi công ty tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất

Tổng doanh thu của hàng thành phẩm ($160,000 + $240,000 + $90,000)

$490,000

Trừ chi phí sản xuất ra thành phẩm $360,000

Chi phí len nguyên liệu $200,000 Chi phí phân loại len 40,000 Tổng chi phí nhuộm 3 loạilen 120,000

Lưu ý rằng chi phí chung của việc mua len và phân loại len là chi phí phù hợp khi xem xét mức độ lợi nhuận của toàn bộ quy trình. Ngun nhân là chi phí chung này có thể tránh nếu tồn bộ quy trình ngừng hoạt động. Tuy nhiên, chi phí chung là chi phí khơng phù hợp khi xem xét tính sinh lợi của bất kỳ một loại sản phẩm nào. Miễn là quy trình sản xuất vẫn diễn ra để sản xuất ra các loại sản phẩm khác, khơng cần phải cân nhắc chi phí chung phát sinh đối với một loại sản phẩmcụ thể.

Mặc dù công ty Santa Maria vẫn tạo ra lợi nhuận bằng việc tham gia vào tất cả các công đoạn xử lý len, cơng ty vẫn có thể bị thiệt hại về lợi nhuận do một hoặc một vài sản phẩm. Nếu công ty mua len nguyên liệu và tiến hành quy trình phân loại, cơng ty sẽ có 3 loại sản phẩm sơ cấp. Chúng ta không thể thay đổi tình huống này. Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn có thể được tiêu thụ mà khơng cần phải xử lý tiếp. Liệu cơng ty có nên bán sản phẩm len sơ cấp mà không qua công đoạn nhuộm màu để tránh các chi phí nhuộm phát sinh? Cách thích hợp để đưa ra quyết định là so sánh doanh thu gia tăng với chi phí gia tăng của việc xử lý thêm như sau:

Phân tích quyết định bán hay tiếp tục xử lý

Doanh thu thành phẩm khi xử lý tiếp $160,000 $240,000 $90,000 Trừ doanh thu ở điểm phân tách 120,000 150,000 60,000 Doanh thu gia tăng từ việc xử lý tiếp 40,000 90000 30000 Trừ chi phí gia tăng từ việc xử lý tiếp (nhuộm) 50000 60000 10000

Lợi nhuận từ việc xử lý tiếp -$10,000 $30,000 $20,000

Phân tích này đã chỉ ra rằng công ty nên bán sản phẩm len sợi thô sơ chế hơn là tiếp tục cơng đoạn nhuộm. Hai loại sản phẩm cịn lại nên được xử lý tiếp thành thành phẩm cuối cùng và được nhuộm trước khi bán.

Lưu ý rằng chi phí chung của nguyên liệu len (200,000$) và chi phí phân loại len ($40,000) không ảnh hưởng tới việc ra quyết định bán hay xử lý tiếp sản phẩm sơ cấp. Những chi phí này là chi phí phù hợp trong những quyết định như liệu nên mua len và tiến hành công đoạn phân loại len. Những chi phí này là chi phí khơng phù hợp trong những quyết định về việc phải làm gì với sản phẩm sơ cấp đã phân loại.

Hệ thống chi phí ABC và Chi phí phù hợp

Như đã thảo luận trong chương 8, hệ thống chi phí ABC có thể sử dụng để xác định các chi phí phù hợp tới việc ra quyết định. Hệ thống ABC tăng khả năng nhận biết chi phí bằng việc tập trung vào các hoạt động liên quan đến sản phẩm hay phân khúc kinh doanh. Tuy nhiên các nhà quản lý cần hết sức thận trọng trong việc phân biệt chi phí có thể truy được và chi phí thực sự tồn tại. Mọi người thường có xu hướng cho rằng một chi phí có thể truy được và liên quan đến một phân khúc kinh doanh sẽ là chi phí có thể tránh được. Điều này là không

đúng, như đã nhấn mạnh ở chương 8, chi phí đưa ra bởi một hệ thống chi phí ABC được thiết kế tốt chỉ là chi phí phù hợp tiềm năng. Trước khi ra quyết định, nhà quản lý vẫn phải cân nhắc liệu chi phí phù hợp tiềm năng ấy có thực sự là chi phí có thể tránh được. Chỉ những chi phí có thể tránh được mới là chi phí phù hợpvà các loại chi phí khác cần phải gạt bỏ trong q trình ra quyết định.

Để minh hoạ thực tế trên, chúng ta trở lại với dữ liệu về dòng sản phẩm đồ gia dụng trong minh hoạ 13-4. Chi phí khấu hao tài sản cố định $2000 là chi phí có thể truy được của dịng sản phẩm đồ gia dụng bởi vì chi phí này liên quan trực tiếp tới các hoạt động diễn ra trong bộ phận đồ gia dụng. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy khoản $2000 này là chi phí khơng thể tránh nếu dịng sản phẩm đồ gia dụng bị loại bỏ khỏi danh mục sản phẩm của công ty. Bài học rút ra ở đây là: cách thức sử dụng để phân loại chi phí vào một sản phẩm hay một phân khúc kinh doanh không làm thay đổi bản chất căn bản của chi phí đó. Chi phí chìm như chi phí khấu hao thiết bị cũ ln là chi phí chìm bất kể nó có được phân chia vào một phân khúc kinh doanh cụ thể nào trên cơ sởhoạt động, hay được phân bổ cho tất cả các phân khúc kinh doanh trên cơ sở giờ lao động, hay được xử lý khác đi trong q trình kế tốn chi phí của cơng ty. Dù sử dụng hình thức nào để phân loại chi phí cho các sản phẩm hay các phân khúc kinh doanh khác, cho một tình huống cụ thể, các tiêu chí thảo luận trong chương này phải được áp dụng để quyết định liệu một chi phí có là chi phí có thể tránh được.

TỔNG KẾT

Chương này đề cập đến các ứng dụng của một nguyên lý đơn giản nhưng hết sức hữu dụng. Chỉ có những chi phí và lợi ích mà khác biệt giữa các phương án lựa chọn là liên quan đến việc ra quyết định. Các chi phí và lợi ích cịn lại là không phù hợp và nên bị loại bỏ trong q trình phân tích và ra quyết định. Cụ thể là, các chi phí chìm hay các chi phí tương lai mà khơng có sự khác biệt giữa các phương án lựa chọn là chi phí khơng phù hợp.

Nguyên lý đơn giản này được áp dụng trong các tình huống khác nhau, bao gồm quyết định về việc mua hay tự chế tạo một bộ phận linh kiện, thêm vào hay loại bỏ một dòng sản phẩm trong danh mục kinh doanh, chấp nhận hay từ chối một đơn hàng đặc biệt, xử lý tiếp một sản phẩm chung và sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Trong thực tế, bất cứ quyết định nào liên quan tới chi phí cũng sẽ xoay quanh việc xác định đúng và phân tích các chi phí phù hợp. Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về khái niệm chi phí phù hợp trong những chương tiếp theo khi cân nhắc những quyết định về đầu tư dài hạn.

ÔN TẬP : CHI PHÍ PHÙ HợP

Cơng ty Charter Sports Equipment sản xuất các tấm bạt lị xo hình trịn, hình chữ nhật và hình bát giác. Số liệu về doanh thu và chi phí của cơng ty trong những tháng qua như sau:

Tổng Bạt tròn Bạt chữ nhật

Bạt bát giác Doanh thu $1,000,000 $140,000 $500,000 $360,000 Chi phí biến đổi 410,000 60,000 200,000 150,000

Lãi góp 590,000 80,000 300,000 210,000

Chi phí cố định 530,000 95,000 257,000 178,000

Quảng cáo - có thể nhận biết 216,000 41,000 110,000 65,000

Khấu hao thiết bị đặc biệt 95,000 20,000 40,000 35,000

Lương quản lý dây chuyền 19,000 6000 100,000 6,000

Chi phí quản lý chung của nhà máy* 200,000 28,000 100,000 72,000

Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh (lỗ)

$60,000 -$15000 $43000 $32000

*Chi phí cố định chung là chi phí được phân bổ theo doanh thu

Ban giám đốc lo ngại về việc dòng sản phẩm bạt tròn liên tục thua lỗ và cân nhắc quyết định liệu có nên tiếp tục sản xuất dòng sản phẩm này. Thiết bị đặc biệt dùng để sản xuất loại bạt này khơng có giá trị thu hồi. Nếu ngừng sản xuất dòng bạt tròn, hai quản đốc của dòng bạt này sẽ bị sa thải.

Yêu cầu:

1. Cơng ty có nên ngừng sản xuất và tiêu thụ dòng sản phẩm bạt tròn với giả định rằng công ty không tiếp tục khai thác được năng lực sản xuất hiện đang được sử dụng để sản xuất bạt trịn. Hãy đưa ra các kết quả tính tốn để chứng minh cho lập luận của bạn.

2. Lập lại bảng dữ liệu trên theo định dạng phù hợp nhất cho việc đánh giá mức độ sinh lời của các dịng sản phẩm khác nhau.

Giải pháp

1. Khơng nên ngừng sản xuất và tiêu thụ dòng sản phẩm bạt tròn với dữ liệu phân tích như sau:

Tổn thất lãi góp trong trường hợp ngừng sản xuấtbạt tròn -$80,000 Trừ đi chi phí cố định có thể tránh

Chi phí quảng cáo - có thể nhận biết $41,000

Lương đốc cơng $6000 47,000

Giảm lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh của tồn cơng ty

Khấu hao thiết bị đặc biệt là chi phí chìm, do đó khơng phù hợp tới việc ra quyết định. Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp là chi phí phân bổ và giả định sẽ khơng thay đổi bất kể dòng sản phẩm bạt tròn được giữ lại hay loại bỏ, do đó đây cũng là chi phí khơng phù hợp.

2. Nếu ban giám đốc muốn có một bức tranh rõ ràng về mức độ sinh lời của từng dịng sản phẩm, khơng nên phân bổ chi phí quản lý chung của toàn nhà máy cho các dòng sản phẩm. Đây là chi phí chung và nên bị khấu trừ từ lãi của toàn bộ danh mục sản phẩm (xem chương 12). Mẫu báo cáo hoạt động kinh doanh hữu ích trong trường hợp này như sau:

Tổng Bạt tròn Bạt chữ nhật

Bạt bát giác

Doanh thu $1,000,000 $140,000 $500,000 $360,000

Chi phí biến đổi 410,000 60,000 200,000 150,000

Lãi góp 590,000 80,000 300,000 210,000

Chi phí cố định có thể truy được 330,000 67,000 157,000 106,000

Quảng cáo - có thể nhận biết 216,000 41,000 110,000 65,000

Khấu hao thiết bị đặc biệt 95,000 20,000 40,000 35,000

Lương quản lý dây chuyền 19,000 6000 100,000 6,000

Lãi của toàn bộ danh mục sản phẩm 260,000 13,000 143,000 104,000 Chi phí quản lý chung của nhà máy* 200,000

Lợi nhuận rịng từ hoạt động kinh doanh (lỗ) $60,000

Một phần của tài liệu Chuong 13 kế toan quản trị (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)