Trị chơi đóng vai theo chủ đề và vai trị của nó đối với việc rèn kỹ

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 32 - 39)

7. Cấu trúc khóa luận

1.1.3. Trị chơi đóng vai theo chủ đề và vai trị của nó đối với việc rèn kỹ

1.1.3.1. Khái niệm trị chơi đóng vai theo chủ đề.

Khái niệm“chơi ”: Chơi là một hoạt động vô tư thoải mái của con người mà ở đó người chơi khơng có chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực nào cả. Trong quá trình chơi, các mối quan hệ của con người trong tự nhiên, với xã hội được mơ phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, sảng khối. Do đó chơi vẫn thường được gọi là vui chơi.

Trò chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng, phong phú về nội dung, tính chất cũng như cách tổ chức.Trị chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi đặc trưng ở lứa tuổi này, ra đời thay thế cho hoạt động với đồ vật ở lứa tuổi vườn trẻ giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn diễn ra gay gắt giữa một bên là nhu cầu, một bên là khả năng của trẻ. Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động của người lớn cùng với các mối quan hệ xã hội, làm trẻ thỏa mãn khát vọng được sống như người lớn.

Chính những điều đó khiến trẻ mẫu giáo có mong muốn được làm người lớn, được hịa nhập vào xã hội người lớn với các mối quan hệ đa dạng và phức tạp của họ. Tuy nhiên trẻ còn rất non nớt nên chưa thể hành động như người lớn, để giải quyết mâu thuẫn đó, trẻ giả vờ chơi làm người lớn, tái tạo lại những hành động thái độ và các mối quan hệ của họ với nhau. Như vậy, hoạt động chơi mà trung tâm là trị chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện ở tuổi mẫu giáo. Vậy thế nào là trị chơi đóng vai theo chủ đề? Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà giáo dục học, tâm lý học đã đưa ra một số khái niệm sau:

Theo tác giả Đào Thanh Âm cho rằng: “Trị chơi đóng vai theo chủ đề là trị chơi trong đó trẻ tái tạo lại những hành động của người lớn cũng như thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau. Đó là sự phản ánh độc đáo của trẻ về đời sống xã hội của người lớn thông qua việc thể hiện các hành động phù hợp

với vai chơi mình đảm nhận và thiết lập các mối quan hệ với các vai chơi khác trong trò chơi”[1].

Theo tác giả Lê Minh Thuận: “Trị chơi đóng vai theo chủ đề thực chất là trò chơi đồ hàng hay trò chơi phản ánh sinh hoạt ”. Nó có các đặc điểm là: “Trị chơi mà trẻ tham gia đóng vai nhằm tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát nhất với các mối quan hệ xã hội phức tạp của họ. Trong trị chơi trẻ có các thao tác chơi phù hợp với vai chơi và bộc lộ, cảm xúc của mình qua các vai chơi”[12].

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết: “Trị chơi đóng vai theo chủ đề là loại trị chơi mà trẻ mơ phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào (hay cịn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ”[13].

Qua các khái niệm trên về trị chơi đóng vai theo chủ đề ta thấy, các tác giả đều thống nhất ở một số điểm sau:

- Trị chơi đóng vai theo chủ đề là trị chơi mơ phỏng của trẻ em.

- Trị chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có chủ đề chơi, vai chơi và các hành động chơi và các mối quan hệ chơi.

- Trong trị chơi, trẻ nhập vai (đóng vai) để mơ phỏng lại cuộc sống xã hội của người lớn với các hành động, thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau.

Trị chơi đóng vai theo chủ đề là hình thức mơ hình hóa thế giới người lớn được trẻ dựng nên và hoạt động bên trong mơ hình đó. Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu: “Trị chơi đóng vai theo chủ đề là trị chơi mà thơng qua đó trẻ mơ phỏng lại các hoạt động của người lớn và các mối quan hệ của họ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày”.

Theo chúng tơi, “Trị chơi đóng vai theo chủ đề là trị chơi sáng tạo của

trẻ nhằm mô phỏng lại cuộc sống trong xã hội người lớn. Qua việc đóng vai một nhân vật nào đó mà trẻ thích để trẻ có thể thực hiện được mong muốn

của mình đó là trở thành người lớn, từ đó hình thành thái độ tích cực giữa các mối quan hệ với nhau”.

1.1.3.2. Đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ 4-5 tuổi.

Được gọi là trị chơi đóng vai theo chủ đề, trước hết vì trị chơi bao giờ cũng có chủ đề. Chủ đề của trị chơi chính là những mảng hiện thực được phản ánh vào trong trò chơi. Ở đây chúng ta có thể hiểu, đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề là sự tái tạo lại các hoạt động của người lớn cũng như các mối quan hệ và thái độ của họ với nhau trong xã hội thông qua các vai chơi.

Đặc biệt qua trị chơi đóng vai, trẻ mẫu giáo có thể bày tỏ tình cảm của mình thơng qua thơng qua các mối quan hệ với bạn chơi. Trẻ học được kỹ năng cần thiết để giao tiếp một cách có hiệu quả với người lớn và trẻ khác, trải nghiệm các kỹ năng xã hội như nhường nhịn nhau, chia sẻ, chờ đến lượt và sẽ trở nên đồng cảm với người khác.

Động cơ của trị chơi nằm ngay trong q trình chơi chứ khơng phải nằm ở kết quả (A.N.Leonchiep) [3]. Chính vì vậy trẻ chơi mang tính tự nguyện rất cao. Trị chơi đóng vai theo chủ đề là một dạng hoạt động mang tính tự lập cao của trẻ. Khi tham gia vào trị chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thoả mãn nguyện vọng được sống và hoạt động như người lớn. Trong trò chơi này, lần đầu tiên mối quan hệ giữa người với người được thể hiện ra một cách khách quan trước trẻ. Qua đó trẻ biết được mỗi người trong xã hội đều có những cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc của mỗi người là khác nhau.

Trị chơi đóng vai theo chủ đề có một số đặc điểm đặc thù như sau:

Trị chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có “Chủ đề’’ chơi. Đó chính là các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi. Chủ đề chơi của trẻ rất đa dạng và phong phú (chủ đề gia đình, bác sĩ, nội chợ...), phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề chơi càng phong phú bấy

nhiêu. Trong quá trình chơi, mọi hành động của trẻ đều xoay quanh chủ đề chơi dựa vào biểu tượng sinh động của trẻ về cuộc sống.

Trị chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có các vai chơi, các mối quan hệ chơi, hồn cảnh tưởng tượng và trẻ phải “đóng vai” tức là ướm mình vào vị trí của một người lớn nào đó, bắt chước hành động của họ để thực hiện các chức năng xã hội. Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trị chơi. Mỗi trẻ sẽ hóa mình vào một nhân vật mà trẻ thích để bắt chước các hoạt động của người lớn và thể hiện cảm xúc của vai chơi một cách tích cực. Trong vai chơi, trẻ thực hiện một cơng việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp như: lái xe, dạy học, chữa bệnh, xây dựng...Trị chơi đóng vai theo chủ đề có thành cơng hay khơng phụ thuộc vào việc nhập vai, nhận biết và thể hiện cảm xúc đúng đắn của trẻ.

Trị chơi đóng vai theo chủ đề có nội dung chơi mơ phỏng lại cuộc sống xã hội người lớn, vì vậy nó bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau. Những trẻ tham gia chơi cùng hoạt động, cùng hợp tác với nhau nên sức sống của trị chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra được những mối quan hệ giữa các vai chơi chứ không phải là ở những hành động với các đồ vật. Qua đó, trẻ được đóng vai, được trải nghiệm, được đặt mình vào vị trí của người khác, được hoà nhập trong các mối quan hệ chơi giữa các vai chơi và các mối quan hệ thực với các bạn cùng chơi. Trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đồng cảm với mọi người xung quanh. Chơi như vậy trẻ tự nguyện chấp nhận những chuẩn mực của đời sống xã hội, của những mối quan hệ giữa người lớn với người lớn, người lớn với trẻ em... Qua đó, trẻ dần dần chuyển những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra đời sống nội tâm, tạo ra sự trải nghiệm. Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân, nhận biết cảm xúc của bản thân và của người khác một cách đúng đắn.

Trị chơi đóng vai theo chủ đề mang tính biểu trưng cao hay cịn gọi là chức năng ký hiệu - tượng trưng, các vai chơi, các mối quan hệ chơi và cả đồ dùng đều là giả vờ, mang ý nghĩa tượng trưng. Tuy nhiên, nó lại rất thực đối

với trẻ em, vì nó đã phản ánh những điều rất thực đã xảy ra trong cuộc sống. Nhờ có chức năng ký hiệu - tượng trưng này mà nhận thức của trẻ phát triển lên một bước mới. Đó là nhận thức thực hiện thơng qua một hệ thống ký hiệu (tốn học, hố học...). Chức năng này cho phép trẻ tách hành động ra khỏi đồ vật thật mà hành động với những vật thay thế, biết sử dụng các vật thay thế. Nhờ đó các chức năng tâm lý bậc cao (tư duy, tinh thần, tình cảm...) của trẻ đều được phát triển tốt.

Trị chơi đóng vai theo chủ đề mang tính tự nguyện, tính sáng tạo, tính tự lập cao hơn một số trị chơi khác. Trong trị chơi đóng vai theo chủ đề trẻ ln đứng ở vị trí của chủ thể hành động. Từ việc nghĩ ra dự định chơi, lập kế hoạch chơi, chọn bạn chơi, phân vai chơi, tìm kiếm phương tiện chơi phù hợp với dự định chơi ban đầu.... đến việc chủ động thiết lập các mối quan hệ với bạn cùng chơi. Trong khi hướng dẫn trẻ chơi, giáo viên nên thường xuyên gọi tên từng trẻ đẻ trẻ nhận biết được cảm xúc bản thân; quan tâm trực tiếp đến từng trẻ càng nhiều càng tốt, khuyến khích trẻ biểu lộ cảm xúc như: vui, buồn,...; quan tâm và đồng cảm với trẻ mỗi khi trẻ buồn bã, sợ hãi,...

1.1.3.3. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bất cứ một trị chơi đóng vai theo chủ đề nào cũng đều tuân theo một cấu trúc nhất định như sau: chủ đề chơi, vai chơi, nội dung chơi, luật chơi.

Chủ đề chơi: là một mảng cuộc sống được phản ánh vào trò chơi dựa trên biểu tượng sinh động của chính trẻ em về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày như sinh hoạt gia đình, nội trợ, bán hàng, xây dựng... phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng thì chủ đề chơi sẽ càng mở rộng và phong phú [10]. Nhờ có chủ đề chơi nên khi tham gia vào trị chơi, trẻ khơng chỉ biết được vị trí của mình mà cịn biết vị trí của các bạn cùng chơi và hiểu được mối quan hệ giữa mình với các bạn thơng qua các mối quan hệ chơi và quan hệ thực trong trò chơi. Như vậy, chủ đề chơi với tư cách là một thành phần cấu trúc của trò chơi đã tạo điều kiện tốt để trị chơi đóng vai theo chủ đề trở thành

một hoạt động tập thể có mục đích, góp phần tích cực vào việc giáo dục trẻ mẫu giáo [13].

Vai chơi: Trò chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có vai chơi, vai chơi là linh hồn của trị chơi này, chính nhờ đóng vai mà trẻ mới có thể trải nghiệm được những xúc cảm vui buồn, sung sướng, khổ đau... mới hiểu được thế nào là mẹ, là cô bán hàng, là bác lái xe... Tất nhiên là bằng con mắt và tâm hồn trẻ thơ, nhưng đó lại là điều hết sức cần thiết để qua đó trẻ học làm người. Trong khi chơi, trẻ phải đóng vai tức là thực hiện những hành động và thể hiện thái độ phù hợp với vai chơi đồng thời thiết lập được các mối quan hệ chơi với các vai chơi khác. Vì vậy, đóng vai chính là con đường dễ nhất giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn, qua đó trẻ tiếp thu được những tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống cần thiết.

Nội dung chơi: là những hành động, hành vi ứng xử và các mối quan hệ xã hội mà trẻ nhận thức và phản ánh trong trò chơi. Trong khi chơi, trẻ phải thực hiện các thao tác, các hành vi theo những quy tắc nhất định để hoàn thành tốt vai chơi của mình. Vì vậy, việc tái tạo lại những hành động và những mối quan hệ xã hội đa dạng của người lớn sẽ giúp cho tri thức, kinh nghiệm của trẻ về cuộc sống ngày càng được củng cố và mở rộng. Nhận thức và kinh nghiệm của trẻ càng mở rộng thì nội dung chơi càng phong phú, nội dung chơi càng phong phú càng tạo cơ hội nhiều hơn để trẻ tiếp thu những tri thức, kỹ năng. Việc mở rộng và làm giàu thêm nội dung chơi sẽ tạo điều kiện phát triển các quan hệ qua lại đa dạng, phong phú giữa trẻ với nhau. Do đó, vai trị của cơ giáo là giúp trẻ mở rộng nội dung chơi bằng cách cung cấp cho trẻ ngày càng nhiều các kiến thức, các biểu tượng và kinh nghiệm về cuộc sống xung quanh.

Luật chơi: Trong trị chơi đóng vai theo chủ đề, luật chơi không được quy định trước một cách rõ ràng mà được “ẩn giấu” sau các vai chơi để quy định các hành động, thái độ của trẻ phù hợp với từng vai chơi. Do đó, trong trị chơi đóng vai theo chủ đề, luật chơi gắn liền với vai chơi, nó quy định các

hành vi của trẻ do nhu cầu của chính đứa trẻ khi đóng vai một nhân vật nào đó. Đặc điểm nổi bật trong luật chơi của trị chơi đóng vai theo chủ đềlà khơng khn cứng và gị bó, nó gắn liền với nhu cầu của trẻ khi mong muốn thực hiện tốt vai chơi của mình, vì vậy khơng làm cho trẻ cảm thấy bị áp đặt mà chấp nhận nó một cách tự nhiên, tự nguyện.

Qua phân tích cấu trúc của trị chơi đóng vai theo chủ đề ta thấy, các thành phần trong cấu trúc của trị chơi này gắn bó chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau thành một thể thống nhất khơng thể tách rời. Vì vậy, nếu thiếu một trong bốn thành phần trên thì trị chơi đóng vai theo chủ đề khơng còn tồn tại.

1.1.3.4. Ý nghĩa của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi.

Ở tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi, đây là thời kì phát triển mạnh mẽ hoạt động nhận thức của trẻ: Đó là sự định hướng của trẻ vào các thuộc tính và các quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng, cảm giác, tri giác, đó là những bước thay đổi mới trong quá trình tư duy và tưởng tượng. Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trị chơi đóng vai theo chủ đề có vai trị quan trọng đối với sự nhận thức của trẻ, đặc biệt là nhận biết cảm xúc. Để đảm nhận được các vai chơi, đòi hỏi trẻ phải quan sát và mơ tả đối tượng có trình tự và tỉ mỉ hơn. Ví dụ: trẻ tham gia chơi trị “bà cháu”, trẻ sẽ quan sát thấy người bà có mái tóc bạc, đội khăn đen trên đầu, cịn người cháu thì buộc tóc 2 bên. Với cảm xúc của trẻ trong khi chơi, ban đầu trẻ bắt chước hóa trang thành nhân vật, sau đó bắt chước cảm xúc, thái độ, cử chỉ, hành động của người bà đối với trẻ để trẻ nhập vai, trẻ sẽ hiểu được tình cảm của người bà dành cho người cháu thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề. Thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ kết hợp với những hành động thực tiễn. Hai thành phần này tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau tạo ra hành động nhận cảm của trẻ. Hành động đó ngày càng có tổ chức, có hiệu quả hơn, đủ để tạo ra cho trẻ một hình ảnh tương đối đầy đủ về đối tượng.

Trẻ 4-5 tuổi, tình cảm chi phối tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý đứa trẻ. Nó có sự chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú, vừa sâu sắc hơn những

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w