Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúc

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 59 - 62)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúc

xúc của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Nơng Trang tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

2.1.2.1. Thực trạng nhận thức kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi thông qua sự đánh giá của người nghiên cứu.

Bảng 2.4. Mức độ nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Nông Trang thông qua sự

đánh giá của người nghiên cứu

Biểu hiện Điểm trung bình Thứ hạng

Nhận biết cảm xúc của người khác 2.18 4

Nhận biết cảm xúc của bản thân 1.97 5

Thể hiện an ủi bạn 2.20 3

Thể hiện chia vui với bạn 2.47 1

Nhận biết kiềm chế cảm xúc giận dữ 2.02 2

Qua tiến hành điều tra thực trạng nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi trường mầm non, bằng phương pháp bài tập đánh giá qua tranh cùng với phương pháp trò chuyện, quan sát. Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, có sự chênh lệch rõ giữa điểm trung bình giữa các biểu hiện. Biểu hiện nhận thức về khả năng “thể hiện chia vui với bạn” đạt mức độ cao nhất với điểm trung bình là 2.47 xếp thứ hạng thứ nhất, 3 biểu hiện còn lại trẻ đạt ở mức trung bình (trong khoảng điểm là từ 1.7 đến 2.3) đạt ở mức điểm trung bình.

2.1.2.2. Thực trạng về mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi qua một số biểu hiện.

* Mức độ nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân của trẻ 4-5 tuổi.

Việc thiếu vốn từ về cảm xúc và khả năng nhận diện các cảm xúc sẽ gây khó khăn để trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân cũng như của người khác. Trẻ em cũng giống như người lớn trẻ cũng sẽ trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau nhưng nhiều khi trẻ khơng có vốn từ để gọi tên hoặc chưa biết cách nhận diện chúng việc dạy trẻ về nhận diện cảm xúc là cần thiết. Khi nhận diện cảm xúc sẽ giúp trẻ biết được mình đang trải qua cảm xúc gì và làm thế nào để kiểm sốt chúng. Đồng thời trẻ sẽ dễ dàng nhận biết được những cảm xúc của người thân xung quanh để thể hiện sự đồng cảm, biết thể hiện sự quan tâm và chia sẻ cùng họ. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.4 cho thấy phần lớn kỹ năng nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân ở 6 cảm xúc, trẻ đạt ở mức trung bình.

Khi chúng tôi đưa ra các bức tranh và yêu cầu trẻ quan sát và nói xem những người trong tranh đang có cảm xúc gì đa phần trẻ nhận biết được các cảm xúc vui, buồn, giận mà không trả lời được các cảm xúc như ngạc nhiên, sợ hãi, xấu hổ. Cô D.T.C cho rằng “những cảm xúc vui, buồn, giận dữ thường xảy ra ở trẻ, diễn ra hằng ngày xung quanh trẻ, trong những câu chuyện. Nên

trẻ dễ nhận diện và hình dung. Cịn những cảm xúc xấu hổ, sợ hãi, ngạc nhiên rất khó và trừu tượng nên chúng tơi cũng không chú trọng, dạy chuyên sâu”.

Bảng 2.5. Mức độ nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc bản thân và người khác của trẻ 4-5 tuổi

Các mức độ

Biểu hiện Cao Trung bình Thấp

5 – 6 cảm xúc 3 – 4 cảm xúc 1 – 2 cảm xúc n % n % n % Nhận thức cảm xúc bản 22 19 74 63.8 20 17.2 thân Nhận thức cảm xúc của 18 15.5 71 61.2 27 23.3 người khác

Sau khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn đa số trẻ nhận diện được cảm xúc vui, buồn, giận dữ chứ khơng nhận ra được khi nào mình xấu hổ, ngạc nhiên hay sợ hãi. Bên cạnh đó, chúng tơi tiến hành cho trẻ nghe một số bản nhạc vui, buồn và hỏi trẻ con cảm thấy như thế nào khi nghe bản nhạc này. Hầu như trẻ nhận biết rất tốt mình đang có cảm xúc gì. Như vậy, qua mức độ thang đo ở biểu hiện trên có thể nhận thấy, mức độ nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân trẻ đạt ở mức trung bình. Đa phần trẻ chỉ nhận biết được cảm xúc: vui, buồn, giận qua vui chơi, câu chuyện hoặc tiếp xúc hằng ngày. Còn đa phần trẻ hạn chế về việc nhận biết cảm xúc ngạc nhiên, xấu hổ và sợ hãi trẻ được sự chú trọng quan tâm và giáo dục của cô.

2.1.2.3. Thực trạng nhận thức kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi thông qua sự đánh giá của giáo viên.

Bảng 2.6. Nhận thức kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi thông qua sự đánh giá của giáo viên.

Biểu hiện Các mức độ

Cao Trung bình Thấp

Nhận biết cảm xúc của người khác 38.1 53.1 10.6

Nhận biết cảm xúc của bản thân 54.4 37.5 8.1

Thể hiện sự an ủi với bạn 41.2 47.5 11.3

Thể hiện sự chia vui với bạn 65 27.4 7.6

Nhận biết và kiềm chế cơn tức giận 36.7 45.6 17.7

Qua kết quả đánh giá về mức độ của từng biểu hiện ở kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi ở giáo viên trực tiếp dạy lớp chồi cho thấy, kết quả khá logic với khảo sát thực tế ở trẻ. Tuy nhiên, ở biểu hiện “nhận biết cảm xúc của bản thân” có số điểm tương đối khác giữa đánh giá của giáo viên và người nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w