Nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúccho trẻ 4-

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 62 - 64)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúccho trẻ 4-

4-5 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.

2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục, thường xuyên và lâu dài.

Sự phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ mầm non đang ở giai đoạn vừa mới hình thành. Do đó ,việc giáo dục trẻ phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết. Khi tổ chức giáo dục phải ln dựa vào những tri thức, kỹ năng, thói quen, những kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục. Trong suốt quá trình giáo dục, mỗi kỹ năng được hình thành phải được củng cố và luyện tập thường xuyên. Từ đó, mới hình thành ở trẻ những thói quen, thuộc tính vững chắc trong nhân cách của trẻ.

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo là rất thích được yêu thương và được quan tâm. Sự yêu thương của giáo viên và những người thân xung quanh dành cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ những điều tốt đẹp, có được tâm lý vững vàng. Từ đó, trẻ dễ dàng đáp ứng tình cảm yêu thương, quan tâm của mình đến với mọi người. Vì vậy, trong quá trình giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc ngun tắc tạo mơi trường cảm xúc tích cực, đầy yêu thương được coi là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ.

2.2.3. Nguyên tắc tơn trọng trẻ.

Mỗi trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý phát triển khác nhau. Vì vậy, phải có định hướng giáo dục đối với sự phát triển cá tính riêng ở từng em. Trong q trình tổ chức giáo dục giáo viên cần quan sát và trao đổi với phụ huynh để nắm rõ đặc điểm tính cách từng em, chú ý đến trạng thái tâm lý, thể chất và tâm hồn của mỗi trẻ. Giáo viên cần nhận biết trẻ trong những thời điểm nhất định với những đặc điểm riêng, tơn trọng những đặc điểm tâm lý cá tính riêng cũng như những đặc điểm về thể chất và tinh thần, những thói quen của trẻ. Nguyên tắc này rất quan trọng đối với nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc. Vì mỗi trẻ sẽ có nhu cầu chia sẻ, trao đổi, thể hiện cảm xúc khác nhau có trẻ thích lắng nghe, có trẻ thích ơm ấp. Nếu cơ nắm được đặc điểm cá nhân và thể hiện sự tơn trọng lắng nghe trẻ sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.

2.2.4. Nguyên tắc khả thi.

Các biện pháp phải dựa trên cơ sở đặc trưng của việc hình thành kỹ năng sống của trẻ mầm non cũng như các điều kiện thực tế tại mỗi vùng miền để đảm bảo tính thực thi. Đồng thời có sự kết hợp có hệ thống, mềm dẻo, linh hoạt đảm bảo trẻ được hoạt động trải nghiệm thể hiện được tính tích hợp đặc thù của ngành Mầm non.

Tóm lại việc giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi cần thực hiện nghiêm túc 4 nguyên tắc trên. Sự quán triển 4 nguyên tắc này sẽ là

cơ sở đảm bảo cho sự thành công trong việc giáo dục nâng cao kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ.

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w