Năng lực cảm thụ văn học

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.3. Năng lực cảm thụ văn học

1.2.3.1. Cảm thụ văn học

Cảm thụ văn học là một hình thức của nhận thức thẩm mĩ, là quá trình mà chủ thể vận dụng tích cực vốn sống và những năng lực tư duy để lĩnh hội, thường thức những cái hay, cái đẹp cuả tác phẩm văn chương, sự cảm thụ khơng phải thơng qua trực giác, màu sắc, âm điệu, hình khối... như hội họa, âm nhạc, điêu khắc mà là qua ngôn từ nghệ thuật vốn rất giàu ý nghĩa, đơi khi hình tượng sáng tạo có thể giúp ta thấy được trong đó màu sắc, âm nhạc và hình khối.

Cảm thụ văn học là quá trình người đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tư về một số câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, nhân vật trữ tình hoặc của tác giả. Người cảm thụ đồng thời vừa là người tiếp nhận vừa là người phản hồi về tác phẩm.

Có thể nói cảm thụ văn học là q trình đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất, người đọc không chỉ nắm bắt thơng tin mà cịn phải thẩm thấu được thơng tin, phân tích, đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả, được tạo mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc, đồng thời có thể truyền thụ cách hiểu cho người khác. Cảm thụ văn học là quá trình lao động sáng tạo, là quá trình vận dụng nhiều năng lực, tiếp nối sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Hay nói cách khác, cảm thụ văn học là sự kết hợp hài hòa giữa việc hiểu và rung động trong quá trình cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị đẹp đẽ của một văn bản nghệ thuật, hay một bộ phận của văn bản như một đoạn, thậm chí một từ ngữ, hình ảnh có giá trị xuất hiện trong văn bản nghệ thuật.

Cảm thụ văn học là quá trình lao động sáng tạo, là quá trình vận động nhiều năng lực, là quá trình tiếp nối sự sáng tạo của nghệ sĩ. (Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học - GS. Phạm Trọng Luân) [13,99].

Theo tác giả Trần Mạnh Hùng: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ ... ) hay một bộ phận của tác phẩm ( đoạn văn, đoạn thơ... thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ... ). Như vậy cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ ta khơng những hiểu mà cịn phải cảm xúc, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã học. Để có sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.

Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật nhất về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật: Đó là những điều sâu sắc, tinh tế sinh động của học sinh khi cảm nhận về tác phẩm văn học

Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc, khi nghe một câu chuyện, một bài thơ ta khơng chỉ hiểu mà cịn suy cảm, tưởng tượng, gần gũi, hóa thân vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

Cảm thụ văn học cũng là hoạt động nhận thức đối với phương diện nghệ thuật của tác phẩm. Người đọc nhận thức được vẻ đẹp của hình tượng ngơn từ, phát hiện phương pháp và nghệ thuật, tài năng và sự độc đáo trong phong cách của nhà văn.Từ đó, trình độ thẩm mĩ cùng với tâm hồn và nhân cách người đọc được mở rộng và nâng cao hơn.

Cảm thụ văn học luôn là sự rung cảm trước cái đẹp, trước những gì tinh tuý và tế nhị nhất của hình tượng văn học. Nó chống lại những gì khơ khan, cằn cỗi, giản đơn, nơng cạn, nó địi hỏi phải có một sự tinh tế, sâu sắc, quảng bá và uyên thâm. Do đó, cảm thụ văn học là sự rung động của tâm hồn và

nhân cách người đọc trước tính thẩm mĩ và tổng hồ của hình tượng trong các tác phẩm.

Cảm thụ văn học là hoạt động nhận thức có tính chất đặc thù Trong q trình cảm thụ văn học người đọc khơng chỉ lĩnh hội đầy đủ các thơng tin được truyền đạt mà cịn sống đời sống của các nhân vật, của câu chữ, hình ảnh, ... Nghĩa là, nếu như tác giả sử dụng tư duy nghệ thuật để sáng tạo ra tác phẩm thì người đọc cũng phải sử dụng tư duy ấy để lĩnh hội tác phẩm. Đó chính là tư duy hình tượng, loại tư duy trên cơ sở tiếp xúc cảm tính với đối tượng, làm sống dậy tồn vẹn đối tượng đó bằng nghe, nhìn, tưởng tượng khơng sao chép đối tượng một cách máy móc mà bao hàm thái độ của con người với chính đối tượng đó.

Cảm thụ văn học gắn liền với tâm trạng chủ quan của người đọc. Khi đọc một tác phẩm văn học, mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học.

Cảm thụ văn học là một loại hoạt động mang tính chủ quan

Đặc điểm nổi bật của quá trình cảm thụ văn học là đọc tác phẩm trong nhận biết và rung động. Người đọc thiết lập một liên tưởng thẩm mỹ giữa bản thân mình với tác phẩm, tạo nên những liên tưởng giữa những yếu tố nào đó của tác phẩm với ấn tượng phù hợp với chúng trong trường thẩm mỹ của mình. Quá trình cảm thụ văn học chính là việc đảm bảo hiệu quả nhất mối liên hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Đến với tác phẩm văn học, người đọc muốn được hưởng thụ và bồi đắp thêm những tình cảm thẩm mỹ muốn được mở mang trí tuệ, bồi đắp thêm những tư tưởng đạo đức, lí tưởng, học hỏi kinh nghiệm sống hoặc nhận xét đánh giá .

1.2.3.2. Năng lực cảm thụ văn học

Năng lực cảm thụ văn học được hiểu là khả năng nổi bật một cách nhanh nhạy, chính xác các đặc trưng, bản chất của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế về những

điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng; là khả năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng như sự độc đáo trong phong cách nhà văn...

Khả năng cảm thụ văn học cũng có các mức độ: năng lực bình thường, tài năng và thiên tài. Năng lực cảm thụ bình thường trong cảm thụ văn học là năng lực nắm bắt những đặc điểm chính của nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Tài năng trong cảm thụ văn học là khả năng nắm bắt nhanh nhạy chính xác những đặc điểm bản chất những vẻ đẹp riêng biệt, phong phú của hình tượng và của phong phú nhà văn. Thiên tài trong cảm thụ văn học là sự thăng hoa của tài năng. Đây là hiện tượng hiếm thấy và thường gắn với các thiên tài trong các lĩnh vực khác.

Năng lực cảm thụ văn học có liên quan mật thiết đến tri thức, kĩ năng, cũng như với tâm hồn và nhân cách chủ thể. Tri thức, kĩ năng là những yếu tố ban đầu giúp cho việc hình thành năng lực cảm thụ văn học cũng như các năng lực khác. Nắm vững tri thức, rèn luyện tốt các kĩ năng cơ bản, hình thành kĩ xảo, thói quen trong cảm thụ văn học, điều đó đồng nghĩa với việc hình thành năng lực cảm thụ văn học của mỗi cá nhân.

Đối với học sinh Tiểu học, không phải chỉ khi đến trường học văn, trẻ mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Nhưng kể từ khi được học tập ở nhà trường thì khả năng cảm thụ văn học vốn có ấy mới trở nên đúng đắn, mạnh mẽ và giàu sức phát triển.

Học sinh được tiếp xúc với văn học ngay từ khi cịn nhỏ, thơng thường là kết hợp với nghệ thuật như qua lời ru của mẹ, nghe hát, xem tranh có chú thích. Trên cơ sở cung cấp tri thức về tiếng Việt, giáo viên từng bước cho học sinh hiểu được cái đẹp là cái có lí, cái có ích là cái có thể giải thích, đánh giá và diễn đạt một cách rõ ràng; là cái có thể gọi tên có thể định lượng ra trong những khái niệm trừu tượng. Thông qua ngôn ngữ, cái đẹp trong văn học đến với học sinh trước hết ở hình thức của nó như hình ảnh, nhịp điệu sau đó mới đến nội dung hịa quyện với nhau làm thành cái hồn của nó, cái “chất văn” của văn học. Như vậy khả năng cảm thụ của học sinh sẽ được hình thành một

cách tự giác từ những hình ảnh, nhịp điệu, ngơn ngữ, từ những ý nghĩa và bài học đường đời của tác phẩm văn học dưới sự dẫn dắt, uốn nắn của giáo viên.

Văn học xuất hiện trước các em học sinh như một câu hỏi mới mẻ. Câu hỏi này buộc học sinh phải tìm được khơng phải là một mà là nhiều cách tiếp cận, nhiều cách lí giải. Do đó, khả năng cảm thụ văn học của học sinh chính là sự tinh tế, nhạy bén để phát hiện được các vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học ở nhiều mặt, nhiều bình diện khác nhau.

1.2.4. Thống kê và khảo sát các tác phẩm trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học viết về hình tượng Tổ quốc

STT Tác phẩm Tác giả Lớp Thể Chủ Tuần Trang loại điểm

1 Sông Theo Đất 2 Tự sự Sông 26 72

Hương nước ngàn biển

năm

2 Cháu nhớ Thanh Hải 2 Thơ Bác Hồ 30 105

Bác Hồ Lục bát

3 Bóp nát Nguyễn 2 Tự sự Nhân 33 124

quả cam Huy Dân

Tưởng

4 Lượm Tố Hữu 2 Thơ Nhân 33 130

Bốn Dân

chữ

5 Vàm Cỏ Hoài Vũ 3 Thơ Bắc- 13 106

Đông Bảy Trung-

chữ Nam

6 Cửa Tùng Thụy 3 Tự sự Bắc - 13 109

Chương Trung -

Nam

7 Người con Nguyên 3 Tự sự Bắc - 13 103

của Tây Ngọc Trung -

Nguyên Nam

8 Người liên Tơ Hồi 3 Tự sự Anh em 14 112

lạc nhỏ một nhà

9 Hai Bà Theo Văn 3 Tự sự Bảo vệ 19 4

10 Tiếng ru Tố Hữu 3 Thơ Cộng 8 64 Lục bát đồng

11 Quê hương Đỗ Trung 3 Thơ Quê 10 79

Quân Bảy hương

chữ

12 Vẽ quê Định Hải 3 Thơ Quê 11 88

hương Bốn hương

chữ

13 Bài thơ về Phạm tiến 4 Thơ Những 25 71 tiểu đội xe Duật Tự do người

khơng kính quả cảm

14 Trống đồng Theo 4 Tự sự Người ta 20 17

Đông Sơn Nguyễn là hoa

Văn đất

Huyên

15 Tre Việt Nguyễn 4 Thơ Măng 4 41

Nam Duy Tự do mọc

thẳng

16 Cao Bằng Trúc 5 Thơ Vì cuộc 22 41

Thơng Năm sống chữ thanh bình 17 Phong Đoàn 5 Tự sự Nhớ 25 68 cảnh đền Minh nguồn Hùng Tuấn

18 Sắc màu Phạm 5 Thơ Việt 2 19

em yêu Đình Ân Bốn Nam -Tổ

chữ quốc em

19 Hạt gạo Trần 5 Thơ Vì hạnh 4 41

làng ta Đăng Bốn phúc con

Khoa chữ người

20 Tà áo dài Trần 5 Tự sự Nam và 30 122

Việt Nam Ngọc nữ

Thêm

21 Đất nước Nguyễn 5 Thơ Nhớ 27 94

Đình Thi Bảy nguồn

1.3. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng dạy và học cảm thụ văn học ởtrường Tiểu học hiện nay) trường Tiểu học hiện nay)

1.3.1. Đối với giáo viên

Hiện nay, khơng ít giáo viên chỉ dạy “chay” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, dạy sao cho đủ, cho đúng phân phối chương trình, cho kịp thời gian mà khơng quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS, rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, cảm thụ một tác phẩm. Giáo viên “áp đặt” những kiến thức và sự cảm thụ văn chương của mình cho HS trong khi HS là “ngọn lửa” cần thắp sáng chứ khơng phải “cái bình” chứa kiến thức. Vì thế, giáo viên phải là người bạn đọc lớn tuổi có kinh nghiệm, người bắc cầu cho quá trình đối thoại giữa nhà văn và học sinh, tổ chức, định hướng để tự học sinh từng bước chiếm lĩnh tác phẩm và tự phát triển dần.

Ngoài ra, trong dạy học phẩm văn chương, GV là người tổ chức, định hướng cho HS cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm đôi khi lại thiếu sự rung động, cảm xúc đối với tác phẩm mình dạy khiến khơng khí giờ học văn nặng nề, thiếu sự rung cảm thẩm mỹ.

1.3.2. Đối với học sinh

HS ngày nay do ảnh hưởng quá nhiều từ cuộc sống hiện đại, bên cạnh văn học nói riêng và việc học tập nói chung, các em cịn mải nhiều hoạt động khác nhau nên không dành nhiều thời gian cho văn học. Một bộ phận học sinh còn bàng quan, thờ ơ với môn Tiếng Viêt.

Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học đã cho chúng ta thấy được hầu hết học sinh chỉ đến với các tác phẩm thông qua các bài giảng của thầy cô. HS lâu nay chỉ được coi như một khách thể, một đối tượng tiếp thụ của giáo viên, GV cảm thụ như thế nào thì HS cảm thụ như thế ấy theo kiểu áp đặt, HS khơng càn thiết phải nói lên cảm nhận, suy nghĩ trước một tác phẩm. Điều này đã làm giảm đi khả năng cảm thụ sáng tác của các em. Hơn

nữa, vì chỉ là đối tượng tiếp thụ của giáo viên nên học sinh không trực tiếp rung cảm với tác phẩm, thiếu sự giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc - học sinh.

Phần lớn, hiện nay vì các em là học sinh Tiểu học cị bỡ ngỡ chưa hình thành được kỹ năng cảm thụ văn học hoặc kỹ năng cảm thụ văn học yếu nên các em cảm thấy lúng túng, khó khăn tự mình đọc hiểu, tiếp nhận tác phẩm văn học. Một bộ phận HS dù rất thích học văn nhưng lại khơng có những phương pháp, những kĩ năng cơ bản để tìm hiểu tác phẩm văn chương các em cũng khơng thể khám phá và hiểu sâu sắc được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, cũng như thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc. Giờ học Tiếng Việt nhất là phân mơn Tập đọc vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người đọc.

Điều mà GV cần quan tâm và khắc phục hơn cả là một số HS hầu như khơng tiếp xúc kĩ, khơng tìm hiểu văn bản. Khơng đọc kĩ để giải mã được những từ khó ghi ở phần chú thích. Khơng thực hiện được điều đó thì khó có thể hiểu được tác phẩm, mà khơng hiểu được tác phẩm thì khơng thể rung động cho dù đó là kiệt tác.

Hiện nay, phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học đã theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, chủ yếu ở phân môn Tập đọc. Trước đây, chúng ta thường coi phân tích hay bình giảng theo hướng áp đặt một chiều thì bây giờ một số giáo viên đã áp dụng đổi mới từ cách dạy truyền thống thiên về đọc chép sang cách dạy đọc - hiểu. Giáo viên giúp học sinh biết cách đọc, cách tiếp cận, khám phá nội dung và nghệ thuật của văn bản theo các mức độ khác nhau, từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo, khơi dậy học sinh khả năng liên tưởng, tượng tượng. Phương pháp định hướng phát triển năng lực cho học sinh thong qua mơn Tập đọc đã một phần giúp các em tìm hiểu bài và cảm nhận về tác phẩm một cách tỉ mỉ hơn nhưng các em vẫn chưa thực sự khám phá và hiểu sâu về tác phẩm.

Do vậy, từ thực trạng năng lực cảm thụ của học sinh Tiểu học đã nói trên, vấn đề năng lực cảm thụ văn học của HS là một trong vấn đề cần được quan tâm hơn trong quá trình dạy học văn hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, đề tài đề cập đến một số vấn đề lí luận. Đầu tiên,

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w