CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Cách cảm thụ tác phẩm văn học
3.1.3. Nâng cao năng lực đọ c hiểu trong giờ Tập đọc
Đọc được xem như là một hoạt động hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện. Thứ nhất, đó là q trình vận động bằng mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tụ ghi lại lời nói âm thanh. Q trình này được gọi là quá trình đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa tức là mối liên hệ giữa con người và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu. Đọc hiểu là một hoạt động có tính q trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải qua theo tuyến tính thời gian. Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngơn ngữ của văn bản tức là nhận đủ tín hiệu ngơn ngữ mà người viết dùng để
tạo văn bản. Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuỗi tín hiệu ngơn ngữ. Hành động cuối cùng là hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết nêu trong văn bản.
Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất, không chỉ nắm bắt được thơng tin mà cịn phải thẩm thấu được thơng tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc, và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác. Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc một câu chuyện, một bài thơ ... người đọc khơng những hiểu mà cịn phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi với những gì đã đọc... Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ văn học.
Q trình phân tích văn bản trong dạy học đọc hiểu có thể diễn ra theo hai hướng trái ngược nhau. Dù cho cách phân tích thế nào thì để hiểu văn bản, học sinh vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏ trong văn bản và lấy đó làm căn cứ để xác định chủ đề, đích của văn bản.
Khi đọc sáng tạo, người đọc phải vận dụng các hành động đọc trải nghiệm, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng đọc nhập vai, và đọc lại như là cách thức tìm kiếm sự nảy sinh cái mới. Hiệu quả đọc của học sinh được thơng qua sự nỗ lực nhiều hay ít và nhờ vào sự vận dụng thành thạo các kỹ năng đọc hiểu của chính các em.
Từ đọc đến hiểu, người đọc phải giải mã văn bản, tức là hiểu những thơng tin chứa trong ngơn ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật…Những điều này học sinh có thể tự thực hiện một phần, còn phần khác là do người dạy cung cấp. Học sinh phải tự hồn thành, khơng có sự giúp đỡ khi hình dung tưởng tượng để nối kết tất cả các nghĩa ngơn từ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật…thành hình tượng văn học hay thế giới nghệ thuật. Văn chương khơng chỉ nói bằng ngơn từ mà cịn nói bằng nhân vật, bằng hình ảnh, bằng kết cấu, bằng bức tranh thiên nhiên, bằng những biện pháp nghệ thuật… Đọc ngôn ngữ đặc thù này không thể bằng mắt, bằng miệng, mà phải đọc bằng các thao tác tư duy,
trong đó có phân tích, bình phẩm, đánh giá… Đây là u cầu đọc ở trình độ cao, học sinh phải tự làm được nhưng cần có sự giúp đỡ của thầy giáo thơng qua các hoạt động học tập.
Khả năng đọc và vốn sống của học sinh Tiểu học còn hạn chế, cho nên việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh thường theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩa bộ phận nhỏ đến hiểu nội dung và đích của văn bản. Tuy nhiên, lên dần các khối lớp thì các em bắt đầu làm quen với các kĩ năng quan sát toàn bài để đọc lướt, đọc quét, đọc đoán nghĩa.
Xét về bản chất, rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học là q trình phân tích, tổng hợp, so sánh, liên tưởng ghi nhớ, suy luận diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian. Rõ ràng đọc mang bản chất lao động phức tạp, căng thẳng của toàn bộ khả năng vật chất và tinh thần trong khi đọc. Đọc hiểu là hoạt động có mục đích nhất định tác động vào đối tượng để nhận thức và cải tạo bản thân nên nói đọc là lao động hồn tồn có lý. Vì vậy người đọc phải tận dụng năng lực tư duy, vốn tri thức và kinh nghiệm sống để hiểu trọn vẹn ý nghĩa không được diễn đạt trực tiếp. Đọc văn không chỉ để hiểu thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc, mà là đọc để cảm, để sống, để trải nghiệm, để tự nhận thức, tự thanh lọc và tự phát triển nhân cách. Đó là đọc sáng tạo, là mức cao nhất trong các cấp độ đọc hiểu văn bản văn chương. Đọc hiểu sáng tạo đòi hỏi người đọc phải đào sâu khám phá đến cùng chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm, khôi phục những chỗ bỏ lửng, những nét mờ, lật ngược lại vấn đề, thẩm tra độ chính xác của nó, từ đó có thể đưa ra những kiến giải của riêng mình. Đọc sáng tạo là một cách để mài giũa trí tuệ, phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh.
Nhận diện văn bản, kĩ năng đọc là hành động chủ quan liên quan đến tính tích cực của con người. Khi đọc một văn bản, người đọc có thể tiếp thu một lượng thơng tin ít hay nhiều và nắm vững ý nghĩa văn bản đến đâu, đạt đến mức độ nào đều phụ thuộc vào các dạng thức hoạt động thể hiện trong thao tác và hành động, kỹ năng cụ thể phù hợp được dùng đến trong quá trình
đọc làm rõ nghĩa và kĩ năng hồi đáp văn bản. Để nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh giáo viên và học sinh phải:
*Gắn kết giữa hoạt động dùng lời và tổ hợp hình ảnh sáng tạo Khi giảng dạy lứa tuổi tiểu học người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để truyền đạt kiến thức cho học sinh nhưng nếu chỉ sử dụng lời nói thì người giáo viên lại nghiêng về thuyết trình dễ gây sự nhàm chán và khơng tập trung chú ý ở học sinh, nhất là học sinh tiểu học - lứa tuổi khả năng chú ý, tập trung chưa cao. Vì vậy để tránh sự nhàm chán trong giảng dạy cũng như thu hút sự tập trung của học sinh người giáo viên cần có sự kết hợp giữa hoạt động dùng lời và tổ hợp hình ảnh sáng tạo. Khi đọc mẫu người giáo viên cần đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Giáo viên cần hướng dẫn việc ngắt hơi phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm, khi đọc thơ không đọc liền mạch mà phải nghỉ hơi sau đó mới đọc dịng sau…
Tùy từng bài học của học sinh để chúng ta sử dụng các biện pháp hợp lí khi đưa tranh ảnh vào để giải thích cho học sinh đúng từ, đúng nghĩa, giúp học sinh lựa chọn chính xác các tình huống và hoàn cảnh để cân nhắc thận trọng và nghiêm túc ý thức sử dụng ngôn ngữ
Bên cạnh dùng lời nói để thuyết trình để giảng cho học sinh người giáo viên cần sử dụng các hình ảnh để bổ sung cho nội dung bài học, làm tiết học trở nên phong phú hơn. Hình ảnh sử dụng trong tiết dạy có thể khơng cần có trong bài hay nhất thiết bắt buộc là những hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa, đó có thể là những hình ảnh ngồi thực tế, gần gũi với cuộc sống của học sinh, từ đó các em có thể tiếp thu bài đọc nhanh hơn, hiểu nội dung bài nhanh hơn.
Việc kết hợp giữa lời giảng văn và những hình ảnh quen thuộc trợ giúp hiệu quả cho q trình đọc hiểu từ đó giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hiểu bài hơn, gây hứng thú học tập cũng như bồi đắp tình yêu văn học ngay từ nhỏ cho học sinh.
*Sử dụng phương tiện đồ dùng trực quan gắn liền với chủ điểm
Một trong những biện pháp rất hay và phổ biến ở tất cả các môn học để gây hứng thú học cho học sinh chính là sử dụng đồ dùng trực quan. Mơn Tập đọc cũng không ngoại lệ, để giúp học sinh đọc hiểu giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan gắn liền với chủ điểm của tuần học đó, bài học đó. Ở mỗi chủ điểm người giáo viên cần có phương tiện đồ dùng trực quan cho từng chủ điểm. Phương tiện đó có thể là tranh ảnh, băng đĩa, hình ảnh thực tế, đồ vật....
* Nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS thơng qua hoạt động nhóm, cá nhân
Dạy học đọc hiểu không phải là việc giáo viên đưa ra nội dung bài học để học sinh phải ghi nhớ, học thuộc lòng mà phải giúp các em trong quá trình đọc tự hiểu nội dung văn bản mình vừa đọc. Muốn như vậy giáo viên cần tăng cường cho học sinh tự học thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong giờ dạy giáo viên cần nêu câu hỏi một cách chậm rãi, rõ ràng, trong một số trường hợp có thể cắt nhỏ câu hỏi trong sách giáo khoa để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời có những gợi ý để khuyến khích học sinh hăng say học tập phát biểu. Khi dạy hiểu văn chương, giáo viên cần tôn trọng những cảm xúc, cảm nhận, suy nghĩ tuy còn ngây thơ, non nớt nhưng rất riêng của học sinh. Khơng gị ép các em hiểu theo cách duy nhất hay theo lời lẽ của giáo viên, nhưng cần có những uốn nắn kịp thời khơng để các em hiểu sai. Nên đưa ra những câu hỏi phản hồi như “Vì sao? Tại sao?” để kích thích suy nghĩ của các em hoặc đưa ra những hoạt động tập thể hoặc cá nhân có liên quan đến nội dung bài học, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong mỗi học sinh.
*Kết hợp dạy học đọc hiểu với trò chơi học tập
Để giờ học đạt hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi theo nguyên tắc “Học mà chơi, chơi mà học”. Thơng qua các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi, học sinh
được vui chơi được củng cố những kiến thức đã học, tạo điều kiện cho học sinh rèn kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe nói…
Một số trị chơi đa dạng về hình thức như: Thi đọc tiếp sức, đọc đúng đọc hay, rung chuông vàng, giải ô chữ….Tuỳ từng bài mà giáo viên lựa chọn
trò chơi cho phù hợp với nội dung bài. Trong bài Lượm (Tiếng Việt 2, Tập 2). Trong q trình dạy bài tập đọc giáo viên có thể cho học sinh chơi trị chơi “Rung chng vàng”. Giáo viên phổ biến luật chơi: Sau khi nhận được
câu hỏi học sinh trả lời bằng bảng con, mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một thẻ bài màu đỏ. Học sinh nào trả lời đúng nhiều nhất có nhiều thẻ bài nhất sẽ là người chiến thắng và được đội vịng nguyệt quế, rung chùm chng nhỏ trước lớp.
Câu 1: Bài thơ Lượm của tác giả nào? (Tố Hữu)
Câu 2: Bài thơ Lượm được sáng tác vào khoảng thời gian nào? (Năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp)
Câu 3: Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào? (Bốn chữ) Câu 4: Chú bé trong bài thơ làm cơng việc gì ? (Liên lạc).
Dạy học đọc hiểu kết hợp với trò chơi học tập là một phương pháp rất hay hiện nay, học sinh tiểu học vốn hiếu thắng, để tham gia trò chơi và giành chiến thắng học sinh sẽ phải tìm hiểu nội dung bài học, nắm chắc kiến thức của bài học, vì vậy các em sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên dù các em có thể khơng được trực tiếp tham gia trị chơi. Biện pháp này cũng có những lưu ý đối với giáo viên, đó là người giáo viên với vai trò vừa là người thầy, vừa là người dẫn chương trình vừa là giám khảo phải tổ chức thật khéo léo, giúp học sinh hiểu nội dung bài, củng cố và ghi nhớ mà khơng xa đà vào trị chơi, tạo sự say mê học tập thơng qua trị chơi, hứng thú chờ đợi những tiết học sau.
Biện pháp kết hợp dạy học đọc hiểu với trị chơi học tập có thể phát huy sự sáng tạo, ham thích học tập ở học sinh, từ đó nâng cao chất lượng học đọc hiểu cho học sinh.
*Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh
Dạy học tích hợp là một phương pháp rất mới, đang được áp dụng ở rất nhiều nơi với nhiều cấp học, lớp học khác nhau. Dạy học tích hợp có thể cùng một lúc rèn cho học sinh nhiều kỹ năng như đọc, hiểu, nhanh nhẹn, sáng tạo, tích cực chủ động…..
Khi đọc một tác phẩm văn học, học sinh khơng chỉ hiểu mà cịn cần cảm thụ đựợc, nắm bắt được những ý, những cảm xúc của tác phẩm văn học đó. Nếu chỉ đơn thuần dạy học theo phương pháp truyền thống thì học sinh khơng thể càm thụ được tác phẩm văn học vì vậy người giáo viên khi dạy học cần vận dụng quan điểm tích hợp để nâng cao khả năng cảm thụ cho học sinh.
Tích hợp trong dạy học các phân môn là một xu thế giáo dục khá phổ biến, một nhu cầu tất yếu hiện nay ở các trường phổ thơng. Mục đích của vấn đề này là tăng cường thêm kiến thức, rèn các kỹ năng cơ bản nhằm giúp người học tích lũy thêm kiến thức tăng cường khả năng nghiệp vụ. Hình thức tích hợp này nếu được vận dụng linh hoạt sẽ góp phần giúp học sinh thực hiện quá trình học tập một cách đầy đủ, hệ thống và nâng cao năng lực cảm thụ văn học”. Đồng thời, tác giả đã đưa ra những định hướng tích hợp cơ bản trong dạy học tập đọc để góp phần rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh, như hướng dẫn học sinh “phải đọc đi đọc lại câu chuyện, phải suy nghĩ về những nhân vật, cùng đồng cảm với suy nghĩ, tâm tư số phận, lựa chọn ngôn ngữ, các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt điệu bộ cử chỉ, khêu gợi, tạo cho học sinh nhu cầu được bộc lộ suy nghĩ của mình, được kể; tạo hồn cảnh cơ hội cho học sinh thực hành bằng hệ thống câu hỏi, bài tập biết động viên khích lệ, tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia, hợp tác, v.v..
Bài tập đọc Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập 1). Khi dạy bài tập đọc này, giáo viên cần kết hợp giữa các bài học về tình yêu đất nước, những hình ảnh, những kiến thức xã hội để từ đó giúp học sinh cảm nhận ý nghĩa của tác phẩm, cho ta thấy sự vất vả, hi sinh của người dân lao động Việt Nam.
Kết hợp dạy Tập đọc với các môn khác như luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn… giúp học sinh nắm được nội dung của chủ điểm tuần đó, qua thực tế giảng dạy phân mơn tập đọc và các phân môn khác của tiếng việt đều thuộc cùng một chủ điểm trong một tuần có tác dụng bổ sung hỗ trợ cho nhau vì vậy việc tích hợp lồng ghép các phân môn này là rất cần thiết.