Tổ quốc nhìn từ phương diện địa lí

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 40 - 47)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc sắc nội dung của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt

2.1.1. Tổ quốc nhìn từ phương diện địa lí

Đề tài viết về quê hương, Tổ quốc, đất nước luôn là mảnh đất màu mỡ thu hút người nghệ sĩ trên diễn đàn văn học phong phú, đa dạng. Tổ quốc là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận riêng về Tổ quốc, bởi thế Tổ quốc hiện lên muôn màu, mn vẻ. Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, nhiều tác giả đã cảm nhận được vẻ đẹp của Tổ quốc ở nhiều phương diện khác nhau. Ta khơng biết Tổ quốc có từ bao giờ? Nhưng chúng ta biết rằng, Tổ quốc gắn liền với thiên nhiên, với những địa điểm phong cảnh hữu tình ở mỗi địa danh trên mảnh đất hình chứ S này. Ngay ở lớp 2, nhìn từ phương diện địa lí, các em đã thấy được vẻ đẹp của Huế qua bài tập đọc Sông Hương. Nếu ai đã một lần đến Huế, chắc hẳn chẳng thể nào qn được hình ảnh của dịng sơng Hương xanh mát uốn lượn thật mềm mại quanh thành phố Huế. Sông Hương, nhắc đến cái tên, người ta chợt nhận thấy cái đặc biệt của nó. Sơng Hương, chỉ nghe thơi đã thấy thật nồng nàn, thật lãng mạn, nên thơ. Và quả thật, cái tên ấy đúng với dịng sơng mang bao điều vừa kì lạ từ cảnh sắc thiên nhiên với thủy trình độc đáo, vừa mang trong mình dịng lịch sử văn hóa của xứ Huế cổ kính này.

Theo “Đất nước ngàn năm” đã viết lên ca ngợi sông Hương như một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn có những vẻ đẹp riêng của nó. Qua sắc độ đậm nhạt của một màu xanh mà ta thấy được cả một vẻ đẹp của dịng sơng Hương: “màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngơ, thảm cỏ in trên mặt nước”. Tất cả hịa quyện vào trong ánh mắt của tác giả một vẻ đẹp n bình của sơng Hương. Tác giả thật khéo léo khi nhận ra Hương Giang thay chiếc áo hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường khi mua hè tới. Hơn thế nữa, dịng sơng lại biến mình thành một đường trăng lung ling dát vàng trong những đêm

trăng sáng. Bằng ngòi bút khéo léo, tác giả đã ca ngợi: “ Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho khơng khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm”. Sông Hương mang một vẻ đẹp vang bóng một thời của cố đơ Huế xa xưa, vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, nồng nàn hơn bao giờ hết. Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của sơng Hương nhẹ nhàng, mộc mạc như chính vẻ đẹp của dịng sơng ấy. Một dịng sơng đầy mê đắm, thân thương.

Tố quốc ta ln hiện lên những vẻ đẹp kì vĩ của núi rừng, non sơng. Đã từ lâu hình dịng sơng trở thành đề tài bất tận của biết bao nhà văn, nhà thơ. Vì chính những dịng sơng, cảnh vật ấy lại hiện lên vẻ đẹp Tổ quốc từ phương diện địa lí. Nếu như ở Huế hiện lên dịng sơng Hương thơ mộng thì dịng sơng bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị mà các em cảm nhận qua bài tập đọc Cửa

Tùng (Tiếng Việt 3 - Tập 1, Trang 109) lại hiện lên một dịng sơng mang nhiều điều diệu kì khác.“Sơng Bến Hải bên bồi bên lở

Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương”

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải đã trở thành những cái tên vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam, nơi mà thời kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) đã từng là địa danh chia cắt hai miền Nam - Bắc. Dịng sơng Bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị, “nơi dịng sơng Bến Hải gặp sóng biển khơi”, ấy là Cửa Tùng. Bài văn được tác giả miêu tả một cách bình dị, tác giả xuất hiện một cách trực tiếp trong tác giả qua cách xưng hô “chúng tơi”. Câu văn mở đầu khiến chúng ta hình dung ra như một thước phim quay chậm: “Thuyền chúng tôi đang xi dịng Bến Hải...”, tới những câu văn tiếp tác giả như muốn vẽ lại cảnh đẹp của Cửa Tùng. Bài văn chia thành ba đoạn. Ngay ở đoạn đầu tiên là cảnh dịng sơng Bến Hải với đơi bờ là làng q n bình với “thơn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi”. Đây là những hình ảnh giản dị, đẹp đẽ, thân thiết của mọi làng q Việt Nam. Chỉ có hàng phi lao rì rào trong gió mới giúp ta mường tượng ra đất trời Cửa Tùng, vì phi lao thường được trồng nhiều ở bờ biển để che gió báo. Biện pháp

đảo ngữ “mướt màu xanh” có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả độ xanh tươi, trù phú của làng quê hai bên bờ sông. Sang đoạn tiếp theo nhà thơ miêu tả vẻ đẹp diệu kì của biển và vị trí Cửa Tùng : “Từ cầu Hiền Lương, thuyền xi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mơng. Nơi dịng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng”. Trước hết là vẻ đẹp của bãi cát được mệnh danh là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Phải là bãi cát đẹp đến mức độ tuyệt vời mới được gắn cái tên mĩ miều đến thế. sắc màu nước biển Cửa Tùng thay đổi ba lần trong một ngày: bình minh màu hồng nhạt, buổi trưa màu xanh lơ, buổi chiều đổi sang màu xanh lục như màu của lá cây. Đẹp nhất, đặc biệt hơn cả là màu nước biển lúc bình minh. Để lí giải cho màu hồng nhạt của nước biển, tác giả sử dụng một hình ảnh so sánh thật ấn tượng: “mặt trời như một chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển”, làm nước ánh lên màu phơn phớt hồng, vẻ diễm lệ của thiên nhiên làm tâm hồn con người ta thấy lâng lâng. Tạo hoá ban tặng cho con người những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp làm say lòng bất cứ du khách nào từng dừng chân nơi đây. Ta có thể cảm nhận được thế nào là sắc nước hương trời, là vẻ đẹp tươi mát, trong lành, thuần khiết của một vùng trời ven biển miền Trung.

Từng câu, từng chữ như mở ra trước mắt ta cảnh đẹp non sống, gấm vóc Việt Nam, khiến ta thấy tự hào và thêm yêu mến quê hương, tổ quốc mình. Cuối bài, tác giả đã nhắc lại lời xưa: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển”. Cách ví von so sánh thật độc đáo làm tôn lên vẻ đẹp tuyệt vời, duyên dáng, hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

Trong chương trình Tiểu học các em được học nhiều bài thơ viết về dịng sơng quê hương. Nó là một phần của thiên nhiên góp phần tạo nên vẻ đẹp của Tổ quốc. Ở chương trình Tiếng Việt lớp 3, chúng ta sẽ được đến với con sơng Vàm Cỏ Đơng u thương của nhà thơ Hồi Vũ qua bài thơ Vàm cỏ Đông (Tiếng Việt 3 - Tập 1, Trang 106). Bài thơ ca ngợi dịng sơng Vàm cỏ Đơng, nói lên niềm tự hào và tình cảm u thương của tác giả với dịng sơng

quê hương. Tình yêu tha thiết ấy được khơi mở từ một câu hỏi đối với “em”- người con gái miền Bắc: “Ở tận sơng Hồng em có biết”

Câu hỏi như để giới thiệu rằng nếu ở miền Bắc quê em có sơng Hồng đỏ nặng phù sa, thì ở miền Nam q anh cũng có dịng sơng Vàm cỏ Đơng. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, các từ “sông Hồng” và “em” không chỉ là một danh từ cụ thể, mà đấy là một nửa đất nước. Nửa phía Bắc, tác giả lấy biểu trưng là sơng Hồng, nửa phía Nam, ở đây là sơng Vàm cỏ Đơng.

Ở ngay những dòng thơ đầu, nhà thơ đứng trên dịng sơng q hương, đứng ở mảnh đất q hương mình mà nghĩ tới q em “ở tận sơng Hồng” xa lắm, em có biết rằng “Q hương anh cũng có dịng sơng”. Câu thơ vừa như lời kể, vừa như câu hỏi, hỏi để mà so sánh, để giới thiệu dịng sơng q hương: đó là con sơng Vàm cỏ Đơng, một nhánh của sông Vàm cỏ. Nhà thơ đã dành những tình cảm thiết tha, trìu mến khi nói về dịng sơng q hương. Với cảm xúc dạt dào chan chứa tình cảm yêu thương, gắn bó, nhà thơ cất lên tiếng gọi: “Vàm cỏ Đông! Ơi Vàm cỏ Đông!”.

Tiếng gọi tha thiết của nhà thơ có sức ngân vang, làm xao xuyến tâm hồn con người. Bởi tác giả gọi con sơng khơng phải để trị chuyện mà đó là âm vang của cõi lịng thương mến, thanh âm trong trẻo ấy sẽ theo nhà thơ đi suốt cuộc đời. Câu thơ là điểm nhấn cho khổ thơ mở đầu nói riêng và tồn bài thơ nói chung.

Càng đọc những câu thơ tiếp theo, ta lại càng thấy vẻ đẹp của dịng sơng hiện ra. Sau tiếng gọi thiết tha, khổ thơ tiếp theo đưa ta xi theo dịng nước:

“Đây con sơng xi dịng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi”.

Từ “đây” như để khẳng định, giới thiệu con sơng q mình, chắc chắn khơng thể lẫn với một con sông nào khác. Nhà thơ miêu tả con sông không phải trong khoảnh khắc, mà là ấn tượng về con sông đã, đang và bao đời nay quanh năm bốn mùa vẫn chảy trôi. Độ trong vắt của nước sơng được gợi ra từ hình ảnh “Bốn mùa soi từng mảnh mây trời”.

Con sông nào mặt nước cũng soi bóng mây trời, thơ mộng, đẹp đẽ, vời vợi nỗi nhớ thương của những con người nặng tình với quê hương xứ sở. Cả khổ thơ bốn câu, ba câu trên ngắt nhịp 3/4. Câu cuối khổ, nhịp thơ thay đổi 2/3/2 cùng với từ láy “chơi vơi” ở cuối câu thơ đã tạo nên nhạc điệu ngân nga, thứ nhạc điệu của tâm hồn, của tình yêu quê hương tha thiết, nồng đượm.

Nếu ở khổ thơ trên, tác giả giới thiệu vẻ đẹp của sơng Vàm cỏ Đơng thì đến khổ thơ thứ ba, hiện lên hình ảnh dịng sơng ni dưỡng mảnh đất q hương nhà thơ nói về những ân tình đối với con sơng. Dịng sơng đồng thời cũng giống như “dịng sữa mẹ” ni dưỡng cho mảnh đất bốn mùa hoa trái ngát hương. Dịng sữa mẹ ni con khơn lớn, và dịng sơng chở che, bồi đắp phù sa, tưới tắm, làm cho đất đai màu mỡ, làng mạc trù phú, con người no đủ. Nhà thơ miêu tả con sơng với lịng biết ơn sâu nặng, con sông không chỉ được so sánh với dòng sữa mẹ làm “xanh ruộng lúa, vườn cây” mà cịn được so sánh với tình mẹ bao la, con sơng nước đầy “ăm ắp như lịng người mẹ” tràn đầy tình yêu thương đối với các con.

Tổ quốc ta được hình thành từ nhưng con sông mang những dấu ấn riêng của ba miền Bắc - Trung - Nam. Thơ trữ tình viết về một vùng đất, một địa danh nước ta đã có rất nhiều tác giả viết. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 các em bắt gặp một địa điểm lí tưởng, một ví trí nhỏ trong mảnh đất hình chữ S đó là Cao Bằng. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại, chúng ta may mắn có được Đèo Cả của Hữu Loan, Việt Bắc của Tố Hữu, Qua Thậm Thình của Nguyễn Bùi Vợi... Với tôi, Cao Bằng của nhà thơ Trúc Thông vừa duyên dáng trong ý tứ; vừa mộc mạc, giản dị trong câu chữ nhưng đã khơi gợi thật ấn tượng về cảnh sắc và con người nơi đây. Cao Bằng quả là tác phẩm thơ hay một cách trọn vẹn từ đầu đến cuối.

Ở khổ thơ đầu tiên, ta bắt gặp cách kể chuyện hóm hỉnh, vui vui của Trúc Thơng khi đến với non nước Cao Bằng. Nói là đến nhưng thực ra là “vượt”, nghĩa là lên cao, cao mãi. Các từ ngữ “sau khi qua”, “ta lại vượt”, “lại vượt”, “thì ta tới” đã giúp người đọc hình dung được một Cao Bằng rất cao, rất xa. Thơ năm chữ ngắn gọn và chắc khỏe, nhưng chỉ cần chừng ấy thôi vẫn đủ giọng điệu để hình dung về một Cao Bằng vừa cao, vừa xa - mảnh đất biên giới của Tổ quốc, nơi Bác Hồ đặt chân về nước đầu tiên sau hành trình ba mươi năm xa cách :

“Sau khi qua Đèo Gió Ta lại vượt Đèo Giàng Lại vượt đèo Cao Bắc Thì ta đến Cao Bằng.”

Phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc hàng nghìn mét mới chạm chân về non nước Cao Bằng, nhà thơ như được thở phào nhẹ nhõm mà ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Ở đây, cách nhận xét của Trúc Thơng về Cao Bằng cũng rất có dun, vừa trúng mà lại gây ấn tượng mạnh: “Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần bằng bằng lại”. Đúng là địa hình của mảnh đất này nằm trong hai chữ “Cao Bằng”. Cao tận cùng rồi dần bằng lại theo đồi núi thoai thoải. Thêm nữa, vừa bước chân về đất Cao Bằng, thiên nhiên mát lành đã như đón đợi du khách đến đây bằng những chùm mận ngọt. Nhà thơ dùng chữ “đón” mới tinh tế làm sao. Quả là một thiên nhiên thân thiện và hài hòa với con người:

“Đầu tiên là mận ngọt Đón mơi ta dịu dàng.”

Có lẽ đọc xong hai khổ thơ đầu, người không mê thơ cũng thích thú mà đọc cho hết, vì Cao Bằng đẹp quá, thân thiện và mến khách quá. Cái vị ngọt của chùm mận “đón mơi ta dịu dàng” đã níu hồn du khách, đã khiến cho khách không nỡ rời xa, muốn thèm khát ở lại để cảm mến nhiều hơn về con người Cao Bằng hiền lành, nhân hậu:

“Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong”.

Cảm nghĩ về con người ở đây, nhà thơ Trúc Thông đã sử dụng thủ pháp so sánh thật tinh tế và sâu sắc. Chữ dùng gọn, sắc và độc đáo. Các hình ảnh so sánh lại gần gũi, quen thuộc với mỗi người nhưng lại có khả năng khơi gợi đặc biệt. Bốn đối tượng đại diện cho nhân dân Cao Bằng: một chị, một em, một ông, một bà..., tất cả đều nhân từ, thơm thảo, giàu tình cảm yêu thương đã khái quát được vẻ đẹp tâm hồn của các dân tộc anh em cùng nhau chung sống trên đất Cao Bằng. Đó là vẻ đẹp của con người Cao Bằng trong cuộc sống đời thường hiện tại. Nhà thơ đã dành ra hai khổ thơ 4 và 5 để khắc họa vẻ đẹp về lòng yêu nước của người Cao Bằng. Cao Bằng trở thành chiến khu cách mạng nơi Bác Hồ về nước. Cao Bằng lại là biên cương, là bà mẹ cách mạng chở che cho những người kháng chiến. Tấm lòng yêu nước của nhân dân Cao Bằng dâng cao như núi non không làm sao đo hết được nhưng cũng lặng thầm như dịng “suối khuất rì rào” sau bụi chuối, bờ tre. Nhờ đó, vẻ đẹp các hình ảnh thơ hiện lên vừa rất trữ tình, nhẹ nhàng song lại mang đậm vẻ đẹp sử thi kỳ vĩ, nhờ đó mà ý thơ bao quát và sâu sắc qua cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ:

“Đã dâng đến tận cùng Hết tầm cao Tổ quốc Lại lặng thầm trong suốt Như suối khuất rì rào”

Khép lại bài thơ Cao Bằng là tiếng lòng nhắn nhủ của nhà thơ Trúc Thông đối với mỗi người về trách nhiệm và tình cảm với mảnh đất Cao Bằng yêu quý. Tác giả dùng cách xưng hô thật thân thiện, gần gũi mà chất chứa nhiều nỗi niềm mong ước thiết tha. Đó cũng là tình cảm và trách nhiệm cơng dân của mỗi người con đất Việt với non nước Cao Bằng:

“Bạn ơi có thấy đâu Cao Bằng xa xa ấy Vì ta mà giữ lấy

Một dải dài biên cương”.

Bài thơ “Cao Bằng” hay khơng những vì chữ nghĩa chỉn chu, hơi thơ rắn khỏe, vần điệu nhịp nhàng dễ đi sâu vào lòng người đọc mà cịn bởi tứ thơ chìm khuất trong tâm hồn thi nhân bất chợt trào ra, dâng cao thành cảm xúc thiết tha, mãnh liệt. Từ vẻ đẹp nước non hùng vĩ, con người Cao Bằng giàu truyền thống yêu nước, bài thơ thể hiện tình cảm mến yêu, tự hào về một vùng đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc, nhờ đó đã chắp

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w