Phát hiện các biện pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 87)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Cách cảm thụ tác phẩm văn học

3.1.1. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật

Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho HS nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.

Để cảm thụ các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. HS cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ vàđảo ngữ ..., (thông qua phân môn Luyện từ và câu.); Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ (thôngqua môn Tập đọc); Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật và cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc Tiểu học: so sánh, liệt kê, nhân hóa,…

* Cách phát hiện biện pháp so sánh

Trước hết cho các em hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng cho các em tìm nêu những câu văn hoặc thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh. Hướng dẫn HS phát hiện các từ so sánh: là, như. Sau đó cho các em làm bài tập thực hành.

* Cách phát hiện biện pháp liệt kê

Giúp HS hiểu liệt kê là gì? Hiểu được tác dụng của liệt kê. Hướng dẫn HS tìm dấu hiệu của biện pháp liệt kê trong văn bản cụ thể và hiệu quả của nó.

“Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đồn qn rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện

của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.”

(Hai Bà Trưng - Văn Lang) Trong đoạn văn trên, tác giả đã liệt kê một loạt những vũ khí mà đồn quân mang theo: giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc . Tác dụng là thể hiện khí thế của đồn qn do Hai Bà Trưng lãnh đạo, nhấn mạnh được quyết tâm của quân ta trong chiến đấu.

* Cách phát hiện biện pháp nhân hóa

Trước hết, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm nhân hóa, cũng như tác dụng của biện pháp tu từ này. Hướng dẫn học sinh tìm ra những dấu hiệu nhận biết: các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người.

“Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm”

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Hai câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để tả hoạt động của tre giống như con người (bọc, ơm, níu) nhằm tạo nên hình ảnh cây tre Việt Nam trở nên gần gũi và có hồn hơn. 3.1.2. Cách đặt câu, sử dụng từ sinh động

Để giúp cho HS có một kiến thức phong phú về ngôn ngữ Tiếng Việt, việc đầu tiên là rèn cho các em các kĩ năng nghe, nói, hiểu và viết đúng chính tả Tiếng Việt. Trên cơ sở đó, các em dễ dàng tiếp thu kiến thức về vốn từ, nghĩa của từ. Trong phần tìm hiểu nghĩa của từ, để HS tiếp thu và vận dụng tốt kiến thức chúng ta cần phối hợp nhiều cách cho HS thảo luận, sưu tầm, luyện tập vào văn cảnh cụ thể nắm được nghĩa của nhóm từ đó.

Việc mở rộng vốn từ cho HS tương đối khó bởi vì khả năng ngơn ngữ của các em còn hạn chế. Tuy nhiên những hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp sẽ giúp giải quyết được vấn đề này. Một số chủ đề có phần khó hiểu đối với các em, GV cần định hướng về mặt ngữ nghĩa của chủ đề để HS

tiếp thu và mở rộng vốn từ theo từng bài tập đã xây dựng. Đa số các chủ đề mở rộng vốn từ trong chương trình có vốn Hán Việt khá nhiều làm cho HS gặp khó khăn, tuy vậy GV nên chọn giải pháp thực hành từ các tình huống giao tiếp thực tế sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc hiểu nghĩa của từ.

Trên thực tế, yêu cầu với HS Tiểu học là phải biết nói, viết và diễn đạt thành câu và viết được đoạn văn. Khi rèn luyện kĩ năng viết câu, GV cần lưu ý hướng dẫn cho HS thực hiện được những yêu cần cơ bản sau:

- Hướng dẫn HS viết đúng cấu tạo ngữ pháp: Để HS viết câu đúng, trước hết phải dạy cho HS nắm vững các kiến thức cơ bản về ngữ pháp trong câu. Nhận biết được thành phần nòng cốt câu. Cho HS nhận xét, phát hiện các thành phần cịn thiếu trong câu. Từ đó, hướng dẫn HS đặt câu có đầy đủ các thành phần chính. Trong hoạt động giao tiếp, GV cần gợi mở cho HS tìm tịi, suy nghĩ...để có thể sáng tạo hơn thơng qua hoạt động nhóm học tập, hoạt động giao tiếp trong và ngoài lớp... Tạo cho các em thói quen quan sát, đánh giá nhìn nhận một sự việc, một vấn đề nào đó và diễn đạt điều đó bằng vốn từ ngữ, ngơn ngữ của mình. Tránh và hạn chế tối đa việc sử dụng từ không đúng lúc, khơng đúng chỗ, nói năng khơng trọn câu. Điều chỉnh kịp thời về những lỗi dùng từ đặt câu cho HS. Trong câu các từ ngữ phải được sắp xếp theo những quy tắc nhất định đã được sử dụng rộng rãi, được cơng nhận trong văn viết và văn nói. Những quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa về trật tự các từ chiếm một vị trí quan trọng trong q trình đặt câu. Như chủ ngữ thường đứng đầu câu, vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Chủ ngữ, vị ngữ gắn kết với nhau bằng quan hệ từ chủ vị. Trong mối quan hệ này, chủ ngữ nêu đối tượng thơng báo, cịn ngữ chứa đựng nội dung thông báo về đối tượng ấy. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “ai”, “cái gì”... cịn vị ngữ trả lời cho câu hỏi “làm gì”, “như thế nào” ... Biết tuân thủ, vận dụng quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa thích hợp, sáng tạo, biết cách vận dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật trong câu, ta sẽ viết câu đúng và hay.

- Hướng dẫn HS diễn đạt logic và trọn ý khi viết câu: GV cần phải hướng dẫn HS nói và viết sao cho mỗi câu đều hợp với quy luật suy nghĩ thông thường, làm sao ý trong mỗi câu ăn khớp với nhau về nghĩa. - Hướng dẫn HS cách sử dụng từ ngữ gợi cảm, gợi tả và cách sử dụng các biện pháp tu từ khi viết câu: Câu do từ cấu tạo thành. Vì thế, khi nói hoặc viết một câu ta phải dùng từ cho chính xác. Tức là cách dùng từ có chọn lựa, để tìm ra từ đúng nhất, có giá trị nghệ thuật nhất phù hợp với ý diễn đạt.

- Một số lưu ý khi hướng dẫn HS viết câu: Tiếng Việt rất phong phú về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Khi viết câu nếu biết khéo léo lựa chọn kiểu câu phù hợp với nội dung cần diễn đạt, sử dụng các từ ngữ được chọn lọc, có hình ảnh, vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật thì câu văn sẽ tăng tính biểu cảm và đạt hiệu quả diễn đạt cao. Để đạt được điều đó, trước hết HS phải thành thạo những kĩ năng cơ bản. Trong quá trình hướng dẫn, cần lưu ý cho HS những điểm sau: Sử dụng dấu câu phù hợp với mục đích nói; Sử dụng dấu câu đúng với chức năng ngữ pháp của các bộ phận trong câu; Biết cách sử dụng những trợ từ, hư từ, những từ ngữ gợi cảm, gợi tả làm cho câu văn thêm sinh động.

3.1.3. Nâng cao năng lực đọc - hiểu trong giờ Tập đọc

Đọc được xem như là một hoạt động hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện. Thứ nhất, đó là q trình vận động bằng mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dịng văn tụ ghi lại lời nói âm thanh. Q trình này được gọi là quá trình đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa tức là mối liên hệ giữa con người và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu. Đọc hiểu là một hoạt động có tính q trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải qua theo tuyến tính thời gian. Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngôn ngữ của văn bản tức là nhận đủ tín hiệu ngơn ngữ mà người viết dùng để

tạo văn bản. Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuỗi tín hiệu ngơn ngữ. Hành động cuối cùng là hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết nêu trong văn bản.

Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất, không chỉ nắm bắt được thơng tin mà cịn phải thẩm thấu được thơng tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc, và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác. Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc một câu chuyện, một bài thơ ... người đọc khơng những hiểu mà cịn phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi với những gì đã đọc... Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ văn học.

Q trình phân tích văn bản trong dạy học đọc hiểu có thể diễn ra theo hai hướng trái ngược nhau. Dù cho cách phân tích thế nào thì để hiểu văn bản, học sinh vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏ trong văn bản và lấy đó làm căn cứ để xác định chủ đề, đích của văn bản.

Khi đọc sáng tạo, người đọc phải vận dụng các hành động đọc trải nghiệm, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng đọc nhập vai, và đọc lại như là cách thức tìm kiếm sự nảy sinh cái mới. Hiệu quả đọc của học sinh được thơng qua sự nỗ lực nhiều hay ít và nhờ vào sự vận dụng thành thạo các kỹ năng đọc hiểu của chính các em.

Từ đọc đến hiểu, người đọc phải giải mã văn bản, tức là hiểu những thơng tin chứa trong ngơn ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật…Những điều này học sinh có thể tự thực hiện một phần, còn phần khác là do người dạy cung cấp. Học sinh phải tự hồn thành, khơng có sự giúp đỡ khi hình dung tưởng tượng để nối kết tất cả các nghĩa ngơn từ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật…thành hình tượng văn học hay thế giới nghệ thuật. Văn chương khơng chỉ nói bằng ngơn từ mà cịn nói bằng nhân vật, bằng hình ảnh, bằng kết cấu, bằng bức tranh thiên nhiên, bằng những biện pháp nghệ thuật… Đọc ngôn ngữ đặc thù này không thể bằng mắt, bằng miệng, mà phải đọc bằng các thao tác tư duy,

trong đó có phân tích, bình phẩm, đánh giá… Đây là yêu cầu đọc ở trình độ cao, học sinh phải tự làm được nhưng cần có sự giúp đỡ của thầy giáo thông qua các hoạt động học tập.

Khả năng đọc và vốn sống của học sinh Tiểu học còn hạn chế, cho nên việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh thường theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩa bộ phận nhỏ đến hiểu nội dung và đích của văn bản. Tuy nhiên, lên dần các khối lớp thì các em bắt đầu làm quen với các kĩ năng quan sát tồn bài để đọc lướt, đọc qt, đọc đốn nghĩa.

Xét về bản chất, rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học là q trình phân tích, tổng hợp, so sánh, liên tưởng ghi nhớ, suy luận diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian. Rõ ràng đọc mang bản chất lao động phức tạp, căng thẳng của toàn bộ khả năng vật chất và tinh thần trong khi đọc. Đọc hiểu là hoạt động có mục đích nhất định tác động vào đối tượng để nhận thức và cải tạo bản thân nên nói đọc là lao động hồn tồn có lý. Vì vậy người đọc phải tận dụng năng lực tư duy, vốn tri thức và kinh nghiệm sống để hiểu trọn vẹn ý nghĩa không được diễn đạt trực tiếp. Đọc văn không chỉ để hiểu thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc, mà là đọc để cảm, để sống, để trải nghiệm, để tự nhận thức, tự thanh lọc và tự phát triển nhân cách. Đó là đọc sáng tạo, là mức cao nhất trong các cấp độ đọc hiểu văn bản văn chương. Đọc hiểu sáng tạo đòi hỏi người đọc phải đào sâu khám phá đến cùng chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm, khôi phục những chỗ bỏ lửng, những nét mờ, lật ngược lại vấn đề, thẩm tra độ chính xác của nó, từ đó có thể đưa ra những kiến giải của riêng mình. Đọc sáng tạo là một cách để mài giũa trí tuệ, phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh.

Nhận diện văn bản, kĩ năng đọc là hành động chủ quan liên quan đến tính tích cực của con người. Khi đọc một văn bản, người đọc có thể tiếp thu một lượng thơng tin ít hay nhiều và nắm vững ý nghĩa văn bản đến đâu, đạt đến mức độ nào đều phụ thuộc vào các dạng thức hoạt động thể hiện trong thao tác và hành động, kỹ năng cụ thể phù hợp được dùng đến trong quá trình

đọc làm rõ nghĩa và kĩ năng hồi đáp văn bản. Để nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh giáo viên và học sinh phải:

*Gắn kết giữa hoạt động dùng lời và tổ hợp hình ảnh sáng tạo Khi giảng dạy lứa tuổi tiểu học người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để truyền đạt kiến thức cho học sinh nhưng nếu chỉ sử dụng lời nói thì người giáo viên lại nghiêng về thuyết trình dễ gây sự nhàm chán và không tập trung chú ý ở học sinh, nhất là học sinh tiểu học - lứa tuổi khả năng chú ý, tập trung chưa cao. Vì vậy để tránh sự nhàm chán trong giảng dạy cũng như thu hút sự tập trung của học sinh người giáo viên cần có sự kết hợp giữa hoạt động dùng lời và tổ hợp hình ảnh sáng tạo. Khi đọc mẫu người giáo viên cần đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Giáo viên cần hướng dẫn việc ngắt hơi phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm, khi đọc thơ không đọc liền mạch mà phải nghỉ hơi sau đó mới đọc dòng sau…

Tùy từng bài học của học sinh để chúng ta sử dụng các biện pháp hợp lí khi đưa tranh ảnh vào để giải thích cho học sinh đúng từ, đúng nghĩa, giúp học sinh lựa chọn chính xác các tình huống và hồn cảnh để cân nhắc thận trọng và nghiêm túc ý thức sử dụng ngôn ngữ

Bên cạnh dùng lời nói để thuyết trình để giảng cho học sinh người giáo viên cần sử dụng các hình ảnh để bổ sung cho nội dung bài học, làm tiết học trở nên phong phú hơn. Hình ảnh sử dụng trong tiết dạy có thể khơng cần có trong bài hay nhất thiết bắt buộc là những hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa, đó có thể là những hình ảnh ngồi thực tế, gần gũi với cuộc sống của học sinh, từ đó các em có thể tiếp thu bài đọc nhanh hơn, hiểu nội dung bài nhanh hơn.

Việc kết hợp giữa lời giảng văn và những hình ảnh quen thuộc trợ giúp hiệu quả cho q trình đọc hiểu từ đó giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hiểu bài hơn, gây hứng thú học tập cũng như bồi đắp tình yêu văn học ngay từ nhỏ cho học sinh.

*Sử dụng phương tiện đồ dùng trực quan gắn liền với chủ điểm

Một trong những biện pháp rất hay và phổ biến ở tất cả các môn học để gây hứng thú học cho học sinh chính là sử dụng đồ dùng trực quan. Môn Tập đọc cũng không ngoại lệ, để giúp học sinh đọc hiểu giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan gắn liền với chủ điểm của tuần học đó, bài học đó. Ở mỗi chủ điểm

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w