Tổ quốc kết tụ trong bề dày truyền thống, văn hóa

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 58 - 70)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc sắc nội dung của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt

2.1.3. Tổ quốc kết tụ trong bề dày truyền thống, văn hóa

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên nhiều giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, nổi bật là tinh thần yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, nhân nghĩa, bao dung, cần cù, sáng tạo và ý chí kiên cường, bất khuất. Thấm nhuần sâu sắc rằng, lòng yêu nước là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, được sinh dưỡng bởi những cư dân một nước nơng nghiệp ln gắn bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địch họa và cả dịch bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một

truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” và “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”.

Yêu nước là truyền thống nổi bật trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy là mẫu số chung, là nguồn lực nội sinh của cộng đồng dân tộc. Lòng yêu nước của người Việt Nam không chỉ là tư tưởng, tình cảm mà đã trở thành triết lý, là chủ nghĩa yêu nước, là ý chí, khí phách, quyết tâm và hành động của mỗi con người.

Lòng yêu nước của người Việt Nam được thể hiện ở lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; yêu từng tấc đất, núi sông, yêu thiết tha quê hương, làng xóm, u con người, u văn hố, phong tục tập qn, lối sống tốt đẹp trọn nghĩa vẹn tình.

“Em yêu màu đỏ Như máu trong tim Lá cờ Tổ quốc

Khăn quàng đội viên”

(Sắc màu em u -Phạm Đình Ân)

Khổ thơ đã nói lên tình yêu đối với màu đỏ cùng với tình yêu của bạn nhỏ đối với những thứ có liên quan đến màu đỏ tươi rực rỡ ấy. Đó là: máu con tim, lá cờ Tổ quốc và khăn quàng trên vai người đội viên. Qua hình ảnh màu đỏ, ta thấy được tình yêu của thiếu nhi đối với màu đỏ tươi của máu, màu đỏ thiêng liêng của sắc cờ của đất nước Việt Nam và màu đỏ thắm của khăn quàng tự hào. Bằng giọng văn hồn nhiên, tươi trẻ, tác giả đã gắn màu đỏ với những thứ có ý nghĩa thiêng liêng và cao cả trong cuộc sống này. Từ đó, tác giả khơi gợi được tình yêu và niềm tự hào đối với bạn đọc.

Ngồi tình u q hương, đất nước to lớn thì tình yêu thương giữa con người với con người, dân tộc Việt Nam ta có truyền thống đồn kết, u

thương nhau. Bằng những câu lục bát có nhạc điệu hài hồ, êm dịu, bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào thương mến, bài thơ Tiếng ru (Tiếng Việt 3 - Tập1, Trang 64) của nhà thơ Tố Hữu đã góp phần làm sáng lên truyền thống đạo lí đó của dân

tộc. “Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em”.

Hai câu thơ đầu, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu, liệt kê, sử dụng chính xác các dấu câu nhằm mục đích cơ bản: chỉ ra mối quan hệ có tính chất ràng buộc, mối quan hệ điều kiện, kết quả. Con ong u hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật. Con cá u nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được, khơng có nước cá sẽ chết. Con chim u trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh, hót ca, bay lượn. Tố Hữu đã sử dụng cách nói của ca dao, dùng ngoại vật để gợi cảm hứng, để rồi rút ra một quy luật của sự sống. Con ong yêu hoa, con cá yêu nước, con chim yêu bầu trời, và con người phải biết đoàn kết, yêu thương nhau. Quy luật của cuộc sống con người cũng giống như quy luật của thiên nhiên, vì con người cũng là một phần của thế giới tự nhiên.

Hai câu thơ cuối khổ với nhịp thơ chẵn 4/2, 4/4 để nhấn mạnh tiếng gọi tha thiết, trìu mến “con ơi” như lời ru của mẹ dành cho con. Từ “phải” như một sự khẳng định, bắt buộc; như một quy luật, phải xảy ra như thế, như mặt trời hằng ngày vẫn mọc. Từ “yêu” được lặp lại hai lần trong câu thơ có sử dụng lối tiểu đối (đối trong một câu) để nhấn mạnh một điều kiện tất yếu trong cuộc sống là con người phải biết yêu thương mọi người, vì theo tinh thần quốc tế vơ sản thì “bốn phương đều là anh em”, đều là “anh em”, “đồng chí”. Kết cấu câu “Muốn… phải” với lối thơ vắt dòng đã đưa ra một điều kiện chí lí, chí tình. Quy luật của vạn vật trong vũ trụ chính là: “chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh”. Muốn sống tốt, sống hữu ích, sống đẹp thì điều kiện cao nhất và có thể nói là duy nhất là tình u thương con người như một câu hát quen thuộc: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lịng”.

“Một ngơi sao, chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người - đâu phải nhân gian ? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”

Một ngôi sao không thể làm sáng bầu trời đêm, một thân lúa chín khơng làm nên mùa lúa chín và một người khơng thể là cả thế giới loài người, sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi. Nhiều người mới làm nên nhân loại, sống cơ đơn một mình, con người giống một đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan ra được, con người sẽ tàn.

“Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ? Mn dịng sông đổ biển sâu

Biển chê sơng nhỏ, biển đâu nước cịn ?”

Núi khơng chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển khơng chê sơng nhỏ vì biển nhờ có nước của mn dịng sơng mà đầy. Câu thơ cịn nhắc tới một triết lí sống của dân tộc Việt Nam: uống nước phải biết nhớ nguồn, thành công hay sự trưởng thành của một người khơng phải tự nhiên mà có, đó phải là do sự phấn đấu lâu dài, bền bỉ, do sự nâng đỡ, dìu dắt của những người khác, những người xung quanh ta, những người thân yêu, ruột thịt.

Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn và tạo nên mộtt truyền thống tốt đẹp cho đất nước ta. Bài thơ đúng là tiếng ru của mẹ và mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn mỗi chúng ta.

Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh trăng thế nhưng ngồi bài thơ ấy Nguyễn Duy cịn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó cịn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bài thơ Tre Việt Nam (Tiếng Việt 4 - Tập 1, Trang 41). Nói về hình ảnh làng q của đất nước ta khơng thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy

nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.

Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vơ cùng bâng khng chạnh lịng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.

Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh cịn đi vào những huyền thoại như Thánh Gióng, cây tre trăm đốt… Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.

Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc, mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khơ cằn, dù cho đá vơi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đây ta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngồi trúc, mai ra thì chúng ta cịn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho

đất đá có khơ cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau. Cây tre Việt Nam có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy:

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng khơng ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh khơng đứng khuất mình bóng râm”

Sức sống của tre xanh vượt qua biết bao nhiêu là sự nghèo khổ. Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi vì rễ kia siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Cho nên đất có nghèo thì tre vẫn xanh tốt mà thơi. Và khi ấy tre vẫn vươn mình đu đưa theo những ngọn gió, tre in mình lên những khoảng trời xanh tơn lên vẻ đẹp thanh bình của làng q Việt Nam. Và cứ như thế tre xanh Việt Nam cao vút trên nền trời và không bao giờ đứng khuất bóng râm của một lồi cây nào khác bởi chính tre cũng cao lắm rồi. Trước mắt ta Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, cái màu xanh của tre hòa quyện với cái màu xanh của bầu trời , tre đu mình theo gió tạo nên một cảnh sắc bình n vốn có của nước ta. Và qua những hình ảnh ấy Nguyễn Duy muốn nói đến phẩm chất của con người. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói cũng khơng chịu đứng bóng râm của ai, khơng chịu luồn cúi mà sống ngay thẳng đơi chân bước đi, đơi tay kia tìm việc để lo cho cuộc sống. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính khơng thể thiếu.

Vẻ đẹp của những khóm tre san sát bên nhau, bao bọc lấy nhau trước những sóng gió nắng mưa của đất trời:

“Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) Tre ở đây như được nhân hóa có tay, có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ơm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giơng tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, khơng ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chơng thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ơng cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta cịn thấy được sự đồn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ khơng hề ở riêng lẻ. Trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Truyền thống cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm là một giá trị đạo đức có từ bao đời của dân tộc ta. Cần cù là biểu hiện thái độ của con người trong hoạt động sáng tạo của cải, vật chất, tinh thần. Nó là kết quả và là điều kiện khơng thể thiếu được của q trình tồn tại và phát triển của xã hội nói chung và dân tộc ta nói riêng.

Bài thơ Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5 - Tập 1, Trang 139), người đọc nhận thấy trước khi thành hình và có thể xuất hiện với những vẻ đẹp tinh túy như cách mà Trần Đăng Khoa miêu tả, có được hạt gạo là cả một q trình con người phải trải qua rất nhiều những khó khăn và gian khổ:

“Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi xa

Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy.”

Qua những dòng viết của nhà thơ, ta thấy hiện lên biết bao nhiêu những trở ngại làm ảnh hưởng đến việc canh tác, cấy cày. Trở ngại ấy phần lớn đến từ sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khí hậu.

Chắc hẳn ta vẫn nhớ một bài ca dao rất đỗi quen thuộc của ông cha: “Ai ơi bưng bát cơm đầy” - “Dẻo thơm một hạt đắng cay mn phần”. Cái “đắng cay” phải chăng chính là nỗi cực nhọc của người nơng dân khi phải đối mặt với những trở ngại của thiên nhiên. Đó là bão giơng khi tháng bảy về, là mưa tuôn khi tháng ba đến và trời nắng như cháy da bỏng thịt của những trưa tháng sáu. Những biến động đó của thời tiết là những thách thức rất lớn đối với cây lúa vốn là loại thân mềm lại rỗng ở phía bên trong. Thế nhưng những thử thách ấy dù có lớn đến như thế nào thì cũng khơng thể làm khó được con người.Không đổ mồ hôi rơi nước mắt, mà người mẹ trong bài thơ cũng như rất nhiều những người nông dân khác đều phải trải qua rất nhiều những khó nhọc chỉ mong có thể lấy cơng sức ấy đổi lấy những hạt lúa căng trịn và chén cơm mát ngọt. Điều đó khiến cho ta có thể cảm nhận được những phẩm chất lao động đáng quý của người nông dân Việt Nam. Dù cho bão táp, mưa dầm,

nắng rọi khiến cho “nước như ai nấu”, họ vẫn khơng quản khó nhọc, vẫn cần cù, siêng năng làm lụng chỉ để mong có một mùa thu hoạch thuận lợi, để cuộc sống được đủ đầy hơn, ấm no hơn… Bài thơ Hạt gạo làng ta sẽ thấy việc bảo vệ hạt gạo trong chiến tranh với ý chí kiên cường của nhân dân đã cho thấy vai trị và ý nghĩa lớn lao mà người nơng dân đối mặt trong sản xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà có những thứ cịn khủng khiếp, nguy hiểm hơn nữa, đó chính là bom đạn trong chiến tranh:

“Những năm bom Mỹ Trút lên mái nhà

Những năm khẩu súng Theo người đi xa

Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng”

Những câu thơ trên đã tái hiện ra khung cảnh đất nước trong những

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w