Tình hình các cơng trình nghiên cứu trên thề giới và ở việt nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khảo sát khả năng kháng độc tính chì của dịch ép hoa quả chanh dây lên hệ sinh sản chuột nhắt trắng đực (mus musculus var albino) (Trang 30 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.4. Tình hình các cơng trình nghiên cứu trên thề giới và ở việt nam

Ở VIỆT NAM

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 2006, [37] đã nghiên cứu tác dụng của việc bổ sung ascorbic acid và thiamine ở các nồng độ khác nhau đối với độc tính của chì gây ra ở tinh hồn chuột. Nghiên cứu được tiến hành với 75 con chuột được chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm (15 con/nhóm): đối chứng; nhóm được xứ lí bằng chì kết hợp vitamin C (liều thấp,

trung bình và cao) và các nhóm cho uống vitamin C (nồng độ 140, 420, 1260 mg/kg) kết hợp với thiamine (10, 30, 90 mg/kg); Các nhóm được cho uống bằng đường miệng hằng ngày. Nhóm được xử lí với chì với nồng độ 0,2% chì acetate pha trong nước uống. Kết quả cho thấy, so với nhóm đối chứng, các biểu hiện TGFβ1 và caspase-3, chỉ số apoptotic (AI) và tổn thương DNA đều tăng đáng kể ở nhóm tiếp xúc với chì (P < 0,05). Sau khi can thiệp vitamin C liều thấp và liều trung bình, tỉ lệ tổn thương DNA và số lượng tế bào apoptotic ở chuột viêm tinh hoàn biểu hiện thấp hơn so với nhóm tiếp xúc với chì (P < 0,05) và các mơ bị tổn thương có sự cải thiện. Tuy nhiên, việc bổ sung đồng thời axit ascorbic và thiamine ở liều cao nhất đã thúc đẩy quá trình apoptosis tế bào tinh hồn thơng qua việc tăng biểu hiện TGFβ1 và caspase-3. Như vậy, khi điều trị kết hợp với thiamine và acid ascorbic ở liều thấp hơn đã ức chế hiệu quả các tế bào tinh hoàn khỏi quá trình apoptosis bởi chì acetate, nhưng liều cao hơn có thể làm tổn thương tinh hồn trầm trọng hơn.

Năm 2009, [38] đã tiến hành nghiên cứu nhằm khảo sát tác dụng bảo vệ cùa ascorbic acid kết hợp thiamine đối với các tổn thương do chì gây ra ra ở tinh hồn chuột. Thí nghiệm được tiến hành với 45 chuột đực được ngẫu nhiên chia làm 3 nghiệm thức cho uống có kiểm sốt: đối chứng, Pb (chì acetate), Pb+vitamin C (420 mg/kg kết hợp 30 mg/kg, tương ứng); thực hiện trong 6 tuần. Kết quả cho thấy, nhóm chuột uống Pb làm cho số lượng và khả năng di động của tinh trùng từ mào tinh giảm so với đối chứng; trong khi nhóm uống Pb+vitamin làm tăng đáng kể về số lượng và độ di động tinh trùng chuột, đồng thời ức chế quá trình apoptosis do chì gây ra.

Năm 2012, [39] khảo sát vai trị kháng độc tính chì của vitamin C và vitamin E lên hệ sinh sản chuột cống đực (albino rat). Nhóm này sử dụng chì từ chì acetate (60 mg/kg thể trọng) và vitamin C (40 mg/kg thể trọng). Sau 6 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy vitamin C giúp cải thiện độc tính của chì thơng qua một chỉ số hormone sinh dục đực và cấu trúc mơ tinh hồn chuột. Cụ thể, chì làm giảm độ di động và số lượng tinh trùng cách biệt so với nhóm đối chứng (28,20% so với 46,40%; 36,00x106/ml so với 53,75x106/ml, tương ứng), làm tăng hình dạng bất

thường của tinh trùng chuột (21% so với 6,00%, tương ứng). Nhưng vitamin C đã cải thiện được kết quả này với độ di động, số lượng và hình dạng bất thường tương ứng là 35,20%; 42,25x106/ml và 8,80%.

Năm 2017, [40] đã nghiên cứu tác dụng của ascorbic acid (AA) đối với chức năng sinh sản ở chuột đực tiếp xúc với chì acetate. Tổng cộng có 50 con chuột đực được chia thành 5 nhóm bằng nhau; nhóm đối chứng (chỉ uống nước máy), nhóm Pb (uống 0,2% acetate chì/kg thể trọng) và ba nhóm cịn lại (nhận 500, 1000 và 1500 mg/kg thể trọng AA cùng với 0,2% acetate chì/kg thể trọng), tương ứng. Các liều (dưới dạng dung dịch) được dùng bằng đường uống mỗi ngày trong 8 tuần. Các tinh trùng bất thường và chết đã được đánh giá. Các kích thích tố testosterone, luteinizing (LH) và kích thích nang trứng (FSH) được đo. Hoạt tính chống oxi hố [glutathione, axid thiobarbituric), tổng khả năng chống oxi hoá (TAC) và mức oxit nitric (NO)] đã được xác định. Kiểm tra mô bệnh học đã được thực hiện cho các ổ viêm ở tinh hoàn. Kết quả cho thấy Pb gây ra sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ tinh trùng chết và bất thường ở nhóm Pb (43,0%; 67,2%) so với nhóm chứng (6,0%; 18,6%). Trong khi đó, AA làm cải thiện đáng kể về độ di động, tỉ lệ sống và số lượng tinh trùng bất thường bởi độc tính của Pb. Ngồi ra, Pb gây ra sự gia tăng đáng kể FSH (1,99 mIU/L) và LH (1,2 mIU/L) và giảm nội tiết tố testosterone (0,86 nmol/L) so với nhóm đối chứng (0,64 mIU/L, 1,2 mIU/L, 5,24 nmol/L) tương ứng. Trong khi đó, AA (1500 mg/kg BW) giúp tăng hàm lượng hormone testosterone. Đối với khả năng chống oxi hoá, Pb gây ra sự gia tăng đáng kể mức NO và TBARS so với nhóm đối chứng, trong khi nó làm giảm đáng kể mức GSH và TAC. Còn AA (1500 mg/kg BW) đã làm giảm độc tính của Pb thơng qua các chỉ số này. Đặc biệt, AA đã làm giảm tác hại của acetate chì đối với mơ tinh hồn chuột.

Năm 2017, [41] khảo sát vai trò của vitamin C lên cấu trúc giải phẫu và một số chỉ tiêu sinh hoá của độc tính Pb và Cadmium. Sử dụng chì từ chì acetate (20 mg/kg/thể trọng) và vitamin C (30 mg/kg thể trọng) trên chuột cống (albino rat). Sau 30 ngày thí nghiệm, kết quả cho thấy. Vitamin C (30 mg/kg thể trọng) giúp cải

thiện đáng kể khối lượng cơ thể chuột, các chỉ số huyết học và chỉ số sinh hố bị tác động bởi độc tính của chì.

Năm 2018, [42] khảo sát vai trị của vitamin C kháng lại độc tính của chì trên đối tượng chuột cống đực (albino rat). Nhóm này dùng vitamin C (27 mg/kg thể trọng và chì từ chì acetate (10,8 mg/kg thể trọng) trong 28 ngày qua đường uống. Kết quả cho thấy, vitamin C có giúp cải thiện độc tính của chì thơng qua cấu trúc mơ học của gan và lách chuột. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa khảo sát trên hệ sinh sản chuột đực.

Như vậy, qua các cơng trình trên cho thấy, vitamin C có tiềm năng rõ rệt trong việc kháng độc tính của chì. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều sử dụng vitamin C thương mại. Với mong muốn sử dụng vitamin C từ nguồn tự nhiên, nên đề tài này hướng tới việc chọn vitamin C từ quả canh dây để thực hiện khảo sát.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Cho đến hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về khả năng kháng độc tính chì của vitamin C (ascorbic acid) cũng như dịch ép quả chanh dây trên tinh hoàn chuột. Các nghiên cứu hầu như khảo sát về khả năng kháng khuẩn của vitamin C ở hải sản và nguồn vitamin C cũng khơng phải có trong quả chanh dây.

1.4.3. Nhận định chung về tình hình nghiên cứu

Hiện tại, trong nước vẫn chưa có nhiều nghiên cứu rõ ràng về khả năng kháng độc tính chì của dịch ép quả chanh dây (với vitamin C lại là thành phần chiếm khối lượng đáng kể) lên hệ sinh sản chuột nhắt trắng đực trong thời gian dài (hơn 30 ngày). Vì lẽ đó, việc thực hiện đề tài này góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học để có thể làm cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Như vậy, chanh dây là một nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên, thân thiện với mọi người và mơi trường; có thể thay thế cho các nguồn vitamin C thương mại. Từ đó, giới thiệu cơng dụng của loại quả này, đóng góp lợi ích to lớn cho y học.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khảo sát khả năng kháng độc tính chì của dịch ép hoa quả chanh dây lên hệ sinh sản chuột nhắt trắng đực (mus musculus var albino) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)