Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình ứng dụng mô hình thông tin công trình trong công tác thanh quyết toán cho công trình xây dựng dân dụng (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.4. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng ứng dụng mơ hình

1.4.1. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Trần Hoài Thu (2015) [25], chỉ ra rằng, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơng trình nhà cao tầng hiện nay là một công việc phức tạp, quan trọng, không thể thiếu trong quá trình triển khai thi cơng dự án xây dựng, đặc biệt ngành xây dựng

14

trong nước đang trên đà phát triển để sánh vai với các cường quốc trong khu vực. Nếu công tác thanh quyết tốn được thực hiện theo quy trình hợp lý và khoa học sẽ tăng hiệu quả của cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tăng hiệu quả của dự án xây dựng nên quy trình thanh quyết tốn đưa ra được sắp xếp tổ chức hợp lý hơn, đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán.

Theo Lưu Quang Phương và Nguyễn Thế Quân (2020) [12], thực tế hiện nay, dựa trên bản vẽ thiết kế 2D có sẵn để lên mơ hình 3D, chủ yếu phục vụ việc kết xuất bản vẽ thiết kế, phát hiện xung đột, xuất dữ liệu khối lượng cơ bản. Chỉ ứng dụng liên quan đến việc sử dụng các tính năng trích xuất khối lượng có sẵn của các công cụ BIM, điều này có thể dẫn đến việc khối lượng được kết xuất khơng đúng theo u cầu đo bóc khối lượng theo quy định hiện hành của Việt Nam, mặt khác chất lượng mơ hình BIM khơng đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến việc kết xuất khối lượng. Cùng với đó, khối lượng kết xuất trực tiếp từ các công cụ BIM thường không dùng được ngay mà phải qua nhiều bước chỉnh sửa, điều này có thể dẫn đến việc khối lượng bị sai đồng thời mất đi tính tự động của BIM.

Nguyễn Thế Quân và Cộng sự (2021) [17], cho rằng lợi ích mang lại từ việc xuất thơng tin, khối lượng từ mơ hình BIM. Đối với chủ đầu tư và nhà thầu thì khối lượng trong mơ hình được xuất ra đúng thì sẽ giúp các cơng tác kế tiếp sẽ được triển khai đúng dự tính đúng theo chi phí đầu tư cho dự án và dự án sẽ thực thi đúng kế hoạch về tiến độ thi công, cũng như hoạch định về nguồn cung ứng vốn cho dự án. Hơn nữa, mơ hình BIM giúp nhà thầu lập hồ sơ hồn cơng và thanh quyết toán. Ngược lại, việc đưa dữ liệu thông tin ban đầu vào mơ hình thiếu sót và khơng hợp lý sẽ dẫn đến việc truy xuất dữ liệu đầu ra khơng chính xác, dẫn đến hệ quả nghiêm trọng cho dự án.

Theo Đặng Thị Hồng Duyên và Cộng sự (2018) [4], nhận định rằng, mơ hình BIM có vai trị quan trọng và cần thiết trong nền kinh tế phát triển hiện nay. Đối với công tác về khối lượng, mơ hình BIM tự động kết xuất các đối tượng và cấu kiện, đồng thời, tự động cập nhật nhanh chóng khi có sự thay đổi thiết kế khắc phục được những hạn chế phương pháp truyền thống 2D đang được sử dụng. Bài báo này, tác giả đưa ra tổng hợp các kinh nghiệm chính, những yếu tố rào cản trong việc ứng dụng mơ hình BIM như: Thứ nhất, về chính sách và tiêu chuẩn, tăng hiệu suất, giảm chi phí, yếu tố về đào tạo nguồn nhân lực nâng cao nhận thức sử dụng, các tiêu chuẩn quy chuẩn và đưa ra lộ trình hướng dẫn thực hiện cụ thể. Thứ hai, về sự hợp tác giữa các bên trong dự án nhằm trao đổi thông tin một cách cụ thể để mơ hình được chính xác hơn. Thứ ba, sự chuẩn bị nguồn lực và kỹ thuật là yếu tố cần được chuẩn bị trước khi khởi tạo dự án.

Với các nghiên cứu tại Việt Nam đã nêu trên, mơ hình thơng tin BIM được xem là quan trọng để áp dụng trong q trình triển khai dự án. Trong đó, lợi ích mà BIM mang lại khơng hề nhỏ trong q trình thực hiện đối với chủ đầu tư và nhà thầu, điển hình là việc truy xuất thơng tin, khối lượng nhanh chóng và chính xác, từ đó việc thanh tốn trong q trình thi cơng được đẩy nhanh hơn, chính xác hơn.

15

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình ứng dụng mô hình thông tin công trình trong công tác thanh quyết toán cho công trình xây dựng dân dụng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)