Các nghiên cứu tại nước ngoài

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình ứng dụng mô hình thông tin công trình trong công tác thanh quyết toán cho công trình xây dựng dân dụng (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.4. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng ứng dụng mơ hình

1.4.2. Các nghiên cứu tại nước ngoài

Theo Yasser YahyaAl-Ashmori và cộng sự (2020) [31], một số nghiên cứu đã xác định những lợi ích quan trọng của việc triển khai BIM trong việc nâng cao năng suất và tăng hiệu quả trong các cơng trình xây dựng. BIM có khả năng tích hợp thời gian và chi phí, hỗ trợ cập nhật tiến độ thực hiện. Đánh giá quá trình theo dõi và giám sát hiệu quả theo các giai đoạn của dự án. Các lợi ích khác mà BIM mang lại như: cộng tác với các nhóm khác, tăng tính bền vững, thúc đẩy tính minh bạch và khả năng tương tác, hỗ trợ quản lý an tồn và phân tích hiệu quả năng lượng sử dụng.

Mayouran Wijayakumar và Himal Suranga Jayasena (2013) [14], chỉ ra rằng, xây dựng mơ hình thơng tin (BIM) là một công nghệ đang phát triển mạnh mang lại hiệu quả để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn thông thường dựa trên bản vẽ thiết kế 2D. Mơ hình BIM làm tăng năng suất bằng việc đưa các thông tin dữ liệu vào các đối tượng. Trong đó, khối lượng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong bất kỳ dự án xây dựng nào vì khối lượng xuất ra phải chính xác để phục vụ cho q trình thi cơng thực hiện dự án. Tuy nhiên, các phương pháp thực hiện khối lượng thông thường dễ xảy ra lỗi. Áp dụng mơ hình BIM trong cơng tác khối lượng hứa hẹn sẽ tự động hóa việc trích xuất số lượng từ các mơ hình BIM. Xây dựng trực quan, cải thiện năng suất và độ chính xác cho các kỹ sư QS. Tuy nhiên, áp dụng mơ hình BIM cũng phải trải qua các bước thủ công như nhập thông tin và gắn các đối tường thông tin vào trong mơ hình, để từ đó khi truy xuất các thơng tin và khối lượng được đầy đủ và khả thi hơn.

Ruixue Zhang và Cộng sự (2020) [22], nêu rằng, ngành xây dựng là một trong những ngành trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc. Mơ hình thơng tin BIM như một công nghệ thông tin mới công cụ sử dụng mang lại nhiều lợi ích trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, BIM vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp xây dựng tại đất nước này do nhiều yếu tố bao gồm chất lượng nhân sự, đầu tư vào đào tạo nhân sự, tiêu chuẩn hóa BIM và ảnh hưởng của các nhà quản lý cấp cao trong tổ chức. Vì vậy, các cơ quan tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng này đã có những động thái để nâng cao sự phát triển ứng dụng mơ hình BIM cho đất nước này. Cụ thể, các chính sách khuyến khích nội bộ nhằm thúc đẩy việc áp dụng BIM trong các dự án kỹ thuật. Công tác đào tạo nhân viên và tuyển dụng nhân tài cũng được áp dụng trong chiến lược này. Đồng thời, chính phủ cũng ban hành rộng rãi, hướng dẫn cụ thể các quy trình, quy định phù hợp với các dự án cơng trình xây dựng.

Theo Xuling Ye và cộng sự (2020) [29], số hóa được coi là giải pháp cho tối ưu hóa và tự động hóa các quy trình trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay của một dự án xây dựng vẫn dựa trên các hợp đồng trên giấy và thông tin liên lạc thông thường làm tiêu tốn thời gian và khơng minh bạch trong q trình triển khai thực hiện dự án. Vấn đề thanh toán là cần thiết trong xây dựng được biểu hiện bằng cơng nợ và sự chậm trễ thanh tốn. Tự động thanh tốn có thể là một giải pháp để tăng tốc độ quy trình thanh tốn trong q trình thi cơng. Trong đó, xây dựng mơ hình hóa thơng

16

tin BIM đã trở thành một giải pháp được áp dụng trong suốt hoạt động của dự án. Mặc dù mơ hình BIM sử dụng cho q trình thanh tốn chưa được áp dụng nhiều nhưng đây cũng là định hướng của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp xây dựng từng bước hiện thực hóa nhằm phù hợp với nhu cầu của đối tượng sử dụng.

Thurairajah, N, and D Goucher (2013) [18], nhận định rằng, mơ hình thơng tin BIM đang nhận được nhiều sự chú ý trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hiểu biết chung về mơ hình BIM là tương đối thấp do là công nghệ mới nên các công cụ phần mềm hỗ trợ đi kèm chưa được sử dụng nhiều, chưa thích ứng kịp. BIM là lợi thế thương mại mà các công ty xây dựng cảm thấy sẽ mang lại cho họ so với các đối thủ cạnh tranh, hy vọng rằng khách hàng sẽ thấy những lợi ích tiềm năng mà BIM có thể mang lại trong q trình sử dụng. Mơ hình BIM mang lại sự cải tiến về thời gian thông qua các quy trình tự động và khả năng lưu trữ thơng tin, hữu ích trong việc nâng cao độ tin cậy của dữ liệu.

Theo M. Shick Alshabab và cộng sự (2017) [13], mơ hình thơng tin BIM đã được sử dụng rộng rãi để quản lý thơng tin tịa nhà trong suốt vòng đời dự án mang lại hiệu quả cao. Trong đó, khối lượng truy xuất được áp dụng trong suốt q trình thi cơng xây dựng. BIM cung cấp cơ sở cho một ước tính chi phí sơ bộ cho dự án trong giai đoạn đấu thầu và trong quá trình thực hiện dự án. BIM được sử dụng để dự báo và lập kế hoạch trong giai đoạn xây dựng. Ngoài ra, BIM được sử dụng để kiểm sốt tài chính của dự án thơng qua việc phân chia công việc cho các bên tham gia. Việc khối lượng chính xác có ý nghĩa quyết định đối với sự cân bằng về tài chính của nhà thầu vì đó là cách duy nhất để đạt được độ chính xác về năng suất và các loại chi phí khác nhau trong một dự án cụ thể. Theo phương pháp truyền thống, khối lượng thanh tốn được thực hiện là một q trình thủ cơng liên quan đến việc đo lường các yếu tố thiết kế khác nhau, cụ thể là sơ đồ mặt bằng, cao độ, mặt cắt và các tài liệu tương tự khác. Vì được thực hiện trên nền tảng con người nên này rất dễ xảy ra sai sót. Hơn nữa, các bản vẽ thiết kế trên 2D, cho dù được thiết kế bởi bằng tay hoặc với sự trợ giúp của các công cụ Cad cũng dễ xảy ra lỗi.

Louise Sabol (2008) [23] khẳng định rằng, mơ hình thơng tin BIM cung cấp một cơ sở dữ liệu trực quan về các thành phần của cơng trình. BIM có thể cung cấp định lượng chính xác và tự động, đồng thời hỗ trợ giảm đáng kể sự thay đổi trong những ước tính về chi phí. Các cơng ty sử dụng BIM sẽ cần phát triển các phương pháp và các tiêu chuẩn để phát triển đối tượng ở mức độ chi tiết cần thiết cho các ước tính hữu ích như cung cấp một quy trình để thơng tin nhất qn cho các thành phần, cung cấp khả năng tạo ra khối lượng, số lượng và phép đo trực tiếp từ một mơ hình. Điều này cung cấp một quy trình mà thơng tin ln nhất qn trong suốt dự án.

Theo Y. Hu, D. Castro-lacouture, C.M. Eastman (2019) [30], sử dụng theo phương pháp truyền thống, việc kiểm tra các xung đột dựa trên các bản vẽ giấy 2D bằng cách dị tìm trên bản vẽ 2D đó xem có bất kỳ mâu thuẩn nào khơng làm tiêu tốn

17

nhiều thời gian và chi phí. Ứng dụng mơ hình thơng tin BIM hiện nay được sử dụng nhiều trong q trình thi cơng dự án xây dựng, đặc biệt, mơ hình này giúp phát hiện và kiểm tra các xung đột trong các bản vẽ thiết kế ngay từ đầu bằng cách dựng mơ hình 3D (kiến trúc, kết cấu, MEP) để từ đó đội ngũ thiết kế đưa ra nhiều phương án xử lý trước khi thi cơng nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí của dự án đồng thời tạo ra được hiệu quả tốt trong quá trình triển khai.

Nhận thấy rằng, so với Việt Nam thì các nước trong khu vực và trên thế giới đã mở rộng phát triển ứng dụng mơ hình thơng tin BIM cho các cơng trình xây dựng. Các nghiên cứu nhận định, việc ứng dụng mơ hình BIM này cho kết quả khả quan và đáng kể, nhằm tăng hiệu suất làm việc nhiều lần so với phương pháp truyền thống, đẩy nhanh tiến độ trong q trình thi cơng, truy xuất khối lượng chuẩn xác, đồng thời hạn chế được chi phí phát sinh, rút ngắn được thời gian trong q trình thanh quyết tốn. Hiện nay, chính phủ đang dần hồn thiện quy trình triển khai BIM, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mơ hình thơng tin này nhằm tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bảng 1.1. Các nghiên cứu tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng mơ hình BIM cho cơng trình xây dựng dân dụng

Stt Những hiệu quả, lợi ích trong việc áp dụng BIM vào thanh quyết toán

Nguồn tham

khảo

1 Mơ hình BIM xuất ra khối lượng chính xác. [14,17]

2 Mơ hình BIM hạn chế đo bóc khối lượng thủ cơng theo

phương pháp truyền thống. [17,30]

3 Mơ hình BIM tự cập nhật khi có thơng tin thay đổi. [4,18]

4 Hình dung được bản chất công việc cụ thể và rõ ràng

hơn thơng qua mơ hình 3D. [3,30]

5 Các dữ liệu được gắn thơng tin rõ ràng, kiểm sốt được

hệ thống tốt. [14,31]

6 Phân chia được giai đoạn thi công, phạm vi cơng việc

trong q trình thi cơng. [13,14]

7 Trao đổi thông tin giữa các bên liên quan thơng qua mơ

hình BIM. [4,5,22,31]

8 Đẩy nhanh hồ sơ thanh quyết toán giữa các bên trong

18

Bảng 1.2. Các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng ứng dụng mơ hình BIM cho cơng trình xây dựng dân dụng.

Stt Các nhân tố ảnh hưởng việc áp dụng BIM vào cơng tác thanh quyết tốn

Nguồn tham khảo

1 Thời gian xây dựng mơ hình từ bản vẽ thiết kế [3,31]

2 Chi phí sử dụng phần mềm [3,31]

3 Chi phí trả lương đội ngũ nhân viên thực hiện [4,18,31]

4 Sự thay đổi thơng tin trong mơ hình BIM [4,13,31]

5 Khả năng tương tác giữa các bộ phận BIM [4,31]

6 Lựa chọn cơng cụ thích hợp khi áp dụng mơ hình BIM [4,31]

7 Sự phối hợp giữa các phần mềm trong quá trình triển

khai [4,31]

8 Phạm vi áp dụng mơ hình [14,31]

9 Quản lý thơng tin đúng, chính xác [13,14]

10 Sử dụng quen bản vẽ 2D theo phương pháp truyền thống [13,14,18]

11 Năng suất và hiệu quả khi ứng dụng mơ hình BIM [17,20]

12 Xung đột trong q trình tính tốn, thiết kế [6,30]

13 Quá trình trao đổi thơng tin các bên tham gia hoạt động

dự án [4,5,13]

14 Kế hoạch triển khai mơ hình [10,29]

15 Tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng và hợp tác [2,4]

16 Chi phí đào tạo cho nguồn nhân lực sử dụng BIM. [4,22]

17 Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng ban hành chưa đầy đủ và

rõ ràng [4,22]

18 Phần mềm mới chưa thích ứng kịp, khó sử dụng [18]

19 Q trình thực hiện mơ hình BIM [12,29]

19

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình ứng dụng mô hình thông tin công trình trong công tác thanh quyết toán cho công trình xây dựng dân dụng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)