Tình hình sản xuất và tiêu thụ mật ong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số thông số kỹ thuật của thiết bị cô đặc mật ong kiểu chân không dạng ống phối hợp công nghệ siêu âm (Trang 33 - 35)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mật ong

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mật ong trên thế giới

Tính đến năm 2019, có khoảng 90 triệu tổ ong trên thế giới, tăng khoảng 80 triệu đàn ong so với năm 2010. Sản lượng mật ong sản xuất toàn cầu đạt đỉnh vào năm 2015 vào khoảng 1,87 triệu tấn và từ đó giảm xuống cịn khoảng 1,85 triệu tấn vào năm 2020.

Thị trường tiêu thụ mật ong tồn cầu khoảng 8 tỷ đơ la Mỹ vào năm 2020 (Shahbandeh, 2021). Ấn Độ là quốc gia có số lượng đàn ong cao nhất (khoảng 12

triệu đàn), tiếp theo là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy Trung Quốc có số lượng đàn ong ít hơn nhưng vượt xa Ấn Độ về sản lượng (khoảng 444.000 tấn mật ong trong cùng năm đó), chiếm khoảng 30% khối lượng thị trường mật ong tồn cầu. Nếu so sánh, Mỹ chỉ có khoảng 2,8 triệu đàn ong, nhưng có sản lượng mật ong đứng hàng đầu trên thế giới và cũng là nước nhập khẩu mật ong lớn (thu mua khoảng 441 triệu USD mật ong) từ các nước khác vào năm 2020 (Shahbandeh, 2021).

Thị trường tiêu thụ mật ong tự nhiên toàn cầu được phân khúc theo Địa lý (Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đơng và Châu Phi). Dự báo thị trường mật ong tự nhiên toàn cầu được sẽ đạt tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 5,4% trong giai đoạn từ năm 20212026. Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước sản xuất mật ong lớn thì Đức và Nhật Bản là những nước nhập khẩu mật ong lớn nhất.

Với nhu cầu ngày càng tăng từ người tiêu dùng và lợi ích sức khỏe cao, thị trường tiêu thụ mật ong dự kiến sẽ tăng trưởng trong giai đoạn tới bắt đầu từ năm 2022 (Intelligence, 2022).

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mật ong ở trong nước

Theo Hội ni ong Việt Nam, ước tính nước ta hiện có trên 1,7 triệu đàn ong. Số người nuôi ong khoảng 35 nghìn người và có khoảng trên 30 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong (Un-Hương, 2022).

Nhìn chung, các nhà ni ong và đàn ong nằm rải rác khắp cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở Đắc Lắc, Đồng Nai, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bắc Giang, Hưng n,... Quy mơ của các trang trại ong ở phía Bắc nhỏ hơn nhiều so với khu vực miền Nam. Tuy nhiên, người ni ong có thể di chuyển đàn ong từ vùng này sang vùng khác tùy vào nguồn mật hoa.

Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk là địa phương có sản lượng mật ong và xuất khẩu lớn nhất cả nước (thương hiệu Dak Honey). Điều kiện tự nhiên của Đắk Lắk có nhiều thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi ong mật. Đắk Lắk khơng chỉ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất nước mà cịn có hàng trăm ngàn ha cà phê, cao su, điều,... Đây là nguồn thức ăn dồi dào, ổn định theo mùa để phát triển ngành chăn nuôi ong với năng suất và chất lượng cao trên cơ sở các nguồn thức ăn thiên nhiên. Quy mô đàn ong ở Đắk Lắk lên đến gần 300.000 đàn. Sản lượng bình quân hàng năm lên đến 10.000 tấn mật ong (Quang-Huy, 2017).

Đồng Nai cũng là một trong những địa phương có nghề ni ong phát triển sau Đắk Lắk, với quy mơ trên 200.000 đàn ong. Sản lượng bình quân hàng năm lên đến 6.000 tấn mật ong (Vũ Thục Linh, 2015).

Ngồi ra cịn một số địa phương khác nuôi ong như: Gia Lai, Bình Phước, vùng Tây Nam Bộ, Bắc Giang, Hưng Yên,... với quy mô đàn ong nhỏ hơn.

Do nhu cầu tiêu thụ và giá trị xuất khẩu mật ong trên thế giới tăng cao nên trong những năm qua, Chính phủ đã ưu tiên nhiều cơ chế, chính sách để thực hiện tái cơ cấu nơng nghiệp, trong đó có chủ trương, chính sách phát triển ni ong đối với cây trồng gắn ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm ong mật theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Hiện nay,Việt Nam nằm trong số 6 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu trên thế giới và sản phẩm mật ong của Việt nam được xuất khẩu sang 12 quốc gia và lãnh thổ, trong đó 95% xuất khẩu sang Mỹ, 5% xuất khẩu sang EU và một số nước khác (Chu Khôi, 2021).

Theo số liệu Thống kê thương mại Quốc tế hàng năm (HSO2), sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mật ong ở nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2017 sản lượng là 14,21 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu là 63,274USD. Năm 2018 sản lượng là 14,77 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu là 65,783 triệu USD. Năm 2020 sản lượng là 21,5 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu là 70,66 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2021 kim ngạch xuất khẩu là 83 triệu USD (UN Comtrade, 2021; WITS, 2019; Tridge, 2020; Chu Khôi, 2021).

Như vậy ngành ni ong mật là ngành có hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng phát triển, đóng góp nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách quốc gia, đồng thời nâng cao mức thu nhập và ổn định công ăn việc làm cho người nuôi ong.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số thông số kỹ thuật của thiết bị cô đặc mật ong kiểu chân không dạng ống phối hợp công nghệ siêu âm (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)