Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thương lượng trong quan hệ lao

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) thương lượng trong quan hệ lao động tại công ty cổ phần maxgroup (Trang 47 - 51)

2.2.2 .Tiến hành thương lượng

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thương lượng trong quan hệ lao

động tại công ty cổ phần Maxgroup

4.1.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh

Để có thể khẳng định và củng cố được vị thế của mình trên thị trường thì cơng ty cổ phần Maxgroup cần lên kế hoạch để củng cố hệ thống quản lý, đầu tư đúng đắn để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tìm kiếm, thu hút và ký kết được hợp đồng với các đối tác mới. Bên cạnh đó cơng ty cũng khơng qn “chăm sóc khách hàng” đối với các đối tác đã và đang hợp tác, giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện thương lượng trong quan hệ lao độngtại công ty tại công ty

Công ty đặt ra mục tiêu hoàn thiện thương lượng trong quan hệ lao động để từ đó có thể xây dựng một mối quan hệ lao động lành mạnh và bền vững. Cần tăng cường công tác đối thoại, thương lượng nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác về lợi ích giữa hai bên chủ thể là NLĐ và NSDLĐ. Thực hiện các hoạt động đối thoại, thương lượng, hoạt động ngoại khóa để gắn kết chủ thể là NLĐ và NSLDLĐ. Từ đó NLĐ có thể thoải mái bày tỏ tâm tư nguyện vọng với NSDLĐ, phá bỏ rào cản giữa hai bên, cùng nhau tham gia xây dựng mối quan hệ lao động trên nền tảng bình đẳng, tơn trọng, tin tưởng lẫn nhau.

Giúp NLĐ làm rõ quyền lại và nghĩa vụ đối với công ty trên cơ sở pháp luật. Thực hiện hỗ trợ NLĐ bổ sung các kiến thức Pháp luật thường xuyên và cung cấp các thơng tin có liên quan cho NLĐ để họ có sự chuẩn bị đầy đủ và tự tin khi tham gia thương lượng.

Thực hiện thương lượng cùng với sự hỗ trợ của các phòng ban để hạn chế tối đa các tranh chấp trong công ty, giải quyết mâu thuẫn trên cơ sở nguyên tắc cơng bằng, bình đẳng và dân chủ, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên chủ thể là NLĐ và NSDLĐ. Để từ đó cả NLĐ và NSDLĐ có thể cùng nhau hợp tác hoạt động kinh doanh và phát triển công ty trên nền tảng mối quan hệ lao động lành mạnh và bền vững.

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thương lượng trong quan hệ laođộng tại công ty cổ phần Maxgroup động tại công ty cổ phần Maxgroup

Trên cở sở những phân tích, nhân xét dựa trên tình hình thực tế tìm hiểu tại cơng ty cổ phần Maxgroup, em xin đưa ra một số đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác thương lượng tại công ty.

4.2.1. Nâng cao năng lực chủ thể

Dù mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ tại cơng ty khá tốt nhưng vẫn có những hạn chế chưa được giải quyết. Cần nâng cao hiểu biết của NLĐ và NSDLĐ về pháp luật và các nội quy của cơng ty. Ngồi việc trích dẫn các điều Luật có liên quan vào văn bản Hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên cần chú ý hơn đến quá trình nhận thức về pháp luật cho các chủ thể là NLĐ và NSDLĐ. Luật pháp Việt Nam ln có những sửa đổi trong bộ Luật Lao động để đảm bảo lợi ích cho cà NLĐ và NSDLĐ nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, công ty nên tổ chức tuyên truyền những nội dung mới của Luật bổ sung để toàn thể nhân viên biết đến, bộ phận pháp chế của công ty cũng linh động trong việc hỗ trợ giúp nhân viên giải đáp các thắc mắc về Luật lao động, về hợp đồng lao động và những quy định, điều Luật trích dẫn được ghi trong hợp đồng lao động để có thể thực hiện đúng pháp luật. Giúp NLĐ hiểu rõ tầm quan trọng của Luật pháp, của thương lượng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia thương lượng để NLĐ khơng cịn có những “e ngại” trong các cuộc thương lượng, để những cuộc thương lượng khơng chỉ mang tính hình thức mà thực sự đem lại kết quả tốt, giúp cải thiện mối quan hệ lao động tại công ty. Ban giám đốc công ty phải thường xuyên cập nhật những sửa đổi, bổ sung của Pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời để có thể phổ biến đến tồn thể nhân viên cơng ty và cũng phải gương mẫu trong việc thực hiện nội quy công ty và các quy định pháp luật. Và NSDLĐ cần chủ động hơn trong việc cung cấp các thông tin phục vụ thương lượng và lấy ý kiến về các đề xuất của NLĐ đối với thương lượng.

Bảng 4.1. Đề xuất triển khai phổ biến pháp luật tại công ty

STT Nội dung phổ biến Hình thức triển khai

1 Bộ luật lao động Văn bản

2 Pháp luật về Quan hệ lao động Văn bản

3 Pháp luật về ký kết HĐLĐ Văn bản

4 Pháp luật về thương lượng trong quan hệ lao động Họp 5 Pháp luật về chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi Họp 6 Pháp luật về chế độ nghỉ thai sản Họp

4.2.2. Thực hiện bổ sung các buổi thương lượng

Một mối quan hệ lao động lành mạnh và bền vững đòi hỏi cả NLĐ và NSDLĐ cần có sự hiểu biết và sự tơn trọng lẫn nhau giữa hai bên. Để thực hiện được điều này công ty nên rút ngắn khoảng cách giữa các buổi thương lượng

định kỳ và và bổ sung các hoạt động ngoại khóa cho nhân viên.

Hiện nay các buổi thương lượng định kỳ được tổ chức 2 lần/ năm tức là 6 tháng/ lần, có thể tăng thêm các buổi thương lượng thành 4 lần/ năm tổ chức theo quý. Như vậy việc trao đổi thơng tin sẽ nhanh chóng và được xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Cần đẩy mạnh việc trao đổi thông tin giữa NLĐ và NSDLĐ. Tạo cơ hội cho nhân viên có thể nói lên thắc mắc, bày tỏ tâm tư nguyện vọng trong công việc, trong cuộc sống một cách thoải mái hơn để ban lãnh đạo có thể thấu hiểu và cùng nhau thương lượng để đem lại kết quả tốt nhất.

4.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ

Việc hoàn thiện hệ thống truyền tin nội bộ cũng rất cần thiết. Điều này sẽ giúp nhân viên trong cơng ty có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức từ đó gắn kết và phối hợp với nhau thực hiện công việc một các hiệu quả. Đây cũng là giải pháp giúp NLĐ có thêm một nguồn thu thập thơng tin để có sự chuẩn bị tốt hơn cho quá trình thương lượng. Bộ phận pháp chế và bộ phận nhân sự cũng cần linh động hơn giúp đỡ NLĐ giải đáp các thắc mắc, thu thập các thơng tin cần thiết để có thể chủ động hơn trong thương lượng.

Hiện nay các thông tin, thông báo của công ty được truyền tải qua khá nhiều cách như bảng tin, truyền miệng, qua email, qua facebook,.. tuy nhiên vẫn có trường hợp nhân viên không nhận được thông tin hoặc nhận được thông tin khơng đồng nhất. Do vậy cần có một kênh thơng tin chính thống để mọi nhân viên có thể cập nhận thơng tin một cách nhanh chóng và phản hồi khi cần thiết. Các trưởng bộ phận quản lý phải xác nhận lại việc nhân viên đã nhận được thông tin tránh trường hợp thiếu xót.

Hộp 4.1Đề xuất sử dụng hịm thư góp ý

Đề xuất cơng ty thực hiện hịm thư góm ý để có thể tiếp cận với những thơng tin, vướng mắc của nhân viên trong cơng ty, từ đó đưa ra những phương án để làm hài lòng NLĐ.

- Vị trí : treo trên tường lối ra vào phòng họp - Đối tượng sử dụng: tất cả nhân viên cơng ty - Hình thức: thư góp ý (có thể giấu tên)

- Thời gian mở: ngày 20 hàng tháng - Người mở: bộ phận nhân sự

Cơng ty cần nâng cao vai trị của NLĐ và NSDLĐ trong quá trình thương lượng, bộ phận pháp chế hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp luật để đảm bảo việc thương lượng được tiến hành đúng quy trình, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vị cho các bên tham gia, nhằm đạt đến kết quả thắng – thắng mang lại lợi ích đơi bên.

4.2.4. Các giải pháp khác

Trong thực tế hiện nay, khi bắt đầu mối quan hệ lao động, thường NSDLĐ sẽ là người đưa ra các điều khoản để NLĐ xem xét, khi cả hai bên cùng nhất trí sẽ ký kết hợp đồng lao động do bên NSDLĐ soạn thành văn bản trên cơ sở nhất trí. Điều này cho thấy hạn chế về vai trò của NLĐ trong quá trình xây dựng hợp đồng lao động. Ta có thể thực hiện một vài giải pháp :

- Chú trọng nguyên tắc trong thương lượng, vị thế của hai bên đối tác thương lượng là ngang nhau. Nguyên tắc tổng quát của thương lượng lao động là “cho để mà nhận”, có nghĩa là các bên xem xét các điều kiện của mình và của đối tác hiện có, cân nhắc đến kết quả có thể đạt được trong tương lai, thực hiện thương lượng “thiện chí, bình đẳng, hợp tác” để đảm bảo sự bình đẳng tương đối giữa hai bên trong cùng một vấn đề thương lượng. Cuộc thương lượng thành công là hướng tới sự thỏa thuận làm tăng lợi ích chung và giảm đi mức độ mâu thuẫn. Khi đó các bên tham gia thương lượng sẽ có được sự tin tưởng lẫn nhau, cùng hợp tác phát triển và xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh.

- Nâng cao ý thức của NLĐ về tầm quan trọng của thương lượng bằng cách để họ cùng tham gia xây dựng các hợp đồng lao động, các thỏa thuận, cam kết và xây dựng nội quy lao động của cơng ty. Khuyến khích và hỗ trợ NLĐ tự tìm hiểu để có thể nắm rõ quyền và nghĩa vụ của họ trong việc thực hiện các nội dung trong hợp đồng lao động, các thỏa thuận và cam kết mà họ tham gia thương lượng và ký kết cùng NSDLĐ. Thực hiện hỗ trợ NLĐ bổ sung, giải đáp các thông tin cần thiết để họ thực sự hiểu rõ nội dung thỏa thuận trong thương lượng, tránh trường hợp xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp khơng đáng có sau này do khơng hiểu rõ các nội dung thương lượng.

- Tạo một mơi trường là việc thoải mái, hịa đồng sẽ giúp NLĐ có tinh thần tốt, khơng “e ngại” vị thế cá nhân trong các cuộc thương lượng, có được sự thẳng thắn sẽ giúp ban giám đốc, các trưởng bộ phận và nhân viên có thể hiểu nhau, hợp tác và làm việc tốt hơn. Phá bỏ rào cản giữa NLĐ và NSDLĐ, để hai bên có thể thẳng thắn cùng nhau thực hiện thương lượng đưa ra những thỏa thuận phù hợp, để từ đó cả NLĐ và NSDLĐ có thể cùng nhau hợp tác hoạt động kinh doanh và phát triển công ty trên nền tảng mối quan hệ lao động lành mạnh

Một trong những vấn đề mà cơng ty cần quan tâm đến nữa đó là chế độ làm việc và đãi ngộ nhân viên. Đây là một trong những nội dung chủ yếu được tiến hành tổ chức thương lượng.

Tùy vào từng công việc mà yêu cầu về tiền lương, giờ làm, điều kiện làm việc, các trợ cấp, phụ cấp công việc,… của nhân viên các bộ phận là không giống nhau. Và thế giới ln thay đổi, ta cần thích ứng với sự thay đổi đó. Pháp luật Nhà nước cũng luôn cập nhật các xu thế của thị trường, để sửa đổi và bổ sung để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và NSDLĐ. Công ty cũng vậy, NLĐ và NSDLĐ cần thực hiện thu thập các thông tin về tiền lương, thưởng, chế độ phúc lợi, phụ cấp công việc,.. của các doanh nghiệp cùng ngành; các thông tin chỉ số kinh tế, lạm phát, giá tiêu dùng,.. Từ đó có đầy đủ thơng tin để tiến hành thương lượng điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai bên NLĐ và NSDLĐ, để hai bên có thể cùng nhau hợp tác thực hiện cơng việc thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) thương lượng trong quan hệ lao động tại công ty cổ phần maxgroup (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)