Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thái thụy (Trang 25 - 27)

5, KẾT CẤU KHÓA LUẬN

1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại

1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

a. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Quy định của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không vượt quá 5% nghĩa là trong 1 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép 5 đồng.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như RRTD tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phịng, các TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm :

Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 : Nợ cần chú ý Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 : Nợ cần chú ý

b. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 và các khoản nợ mà hầu như khơng có khả năng, nợ tồn đọng dây dưa khó có thể thu hồi và không được tái cơ cấu

Tỷ lệ nợ xấu

Hiện nay tỷ lệ nợ xấu NHNN cho phép là dưới 3% tổng dư nợ.

Thứ nhất, nợ xấu sẽ làm gia tăng sức ép lên tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mối nguy lớn nhất là nếu nợ xấu với dịng tín dụng lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và tồn bộ nền kinh tế. Thứ hai nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng thương mại sử dụng vốn kém hiệu quả, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình.

c. Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phịng rủi ro được định nghĩa là :

“Dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết”. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt

động của tổ chức tín dụng. Dự phịng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phịng chung”

Tỷ lệ trích lập dự phịng

Tỷ lệ này cho biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu quỹ dự phòng vào việc xử lý các khoản nợ xấu. Tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí hơn làm giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thái thụy (Trang 25 - 27)