-Liên kết với công ty mua bán nợ: vì Intech VN là công ty sản xuất hàng hóa công nghiệp nên nguồn vốn cũng khá lớn trong quá trình sản xuất. Vậy nên cần phải có những phương án dự phòng cho khoản phải thu của mình, cần chủ động hợp tác với các công ty mua nợ, đề phòng khi trường hợp xấu nhất xảy ra, công ty vẫn đảm bảo chế độ sản xuất, kinh doanh như bình thường.
-Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần quan tâm nhiều hơn như trong hành lang pháp lý, các cơ quan có thẩm quyền nên chú trọng nhiều hơn hoàn thiện các thông tư, nghị định để doanh nghiệp yên tâm thực hiện chính sách của mình mà không lo đối tượng khách hàng xấu lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm.
KẾT LUẬN
1.Kết quả đạt được
Nền kinh tế được xem như một thực thể được cấu thành từ các tế bào là các công ty, doanh nghiệp. Để nền kinh tế phát triển thì tất cả các tế bào cũng phải khỏe mạnh. Đúng như vậy khi tập công ty, doanh nghiệp có vấn đềtrong quá trình kinh doanh thì nền kinh tế chung cũng bị chao đảo. Mà trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, chúng ta ai cũng hướng tới nền kinh tế tiên tiến và phát triển. Bước vào thực tế ta sẽ nhận ra sự kỳ diệu trong mỗi doanh nghiệp.
Qua thời gian được thực tập và nghiên cứu ở Công ty Cổ phần Kim loại tấm Intech Việt Nam, em đã có một cái nhìn khác, mới mẻ và toàn diện hơn về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp, đã giải thích được tại sao 1 công ty có hàng trăm loại máy móc, hàng nghìn cán bộ công nhân viên mà vẫn rất chỉnh chu và ngăn nắp đến như vậy, đã được hiện thực hóa những kiến thức sách vở trong suốt 4 năm qua. Và chủ chốt vẫn là quy cách quản lý tài chính trong công ty đó, 1 công ty phát triển thành công nhất định không thể thiếu nhân tố quản trị tài chính trên. Trong quản trị tài chính có rất nhiều vấn đề nhưng ở đây em xin phép được tìm hiểu về công tác quản trị khoản phải thu khách hàng.
Khi nền kinh tế mở rộng, thị trường trở lên cạnh tranh khắc nghiệt hơn, thì một lẽ tất yếu doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tích cực nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải cách, đổi mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Công ty Cổ phần Kim loại tấm Intech Việt Nam là điển hình cho những doanh nghiệp chịu khó tìm tòi và phát huy công nghệ mới, để bắt nhịp kịp với nền kinh tế.
Trong quá trình gắn bó với công ty vấn đề khiến em quan tâm nhất là “ khoản phải thu khách hàng”. Vậy nên đề tài em lựa chọn nghiên cứu là: “ Quản trị khoản phải thu khách hàng của Công ty Cổ phần Kim loại tấm Intech Việt Nam giai đoạn 2014- 2016”. Qua quá trình tìm hiểu, điều tra và phân tích số liệu, em thấy được thực trạng quản trị khoản phải thu khách hàng của công ty trong 3 năm 2014, 2015, 2016, và có nhận thấy một vài điểm chưa ổn trong công tác quản trị này. Nên em có
chỉ ra một số ưu nhược điểm của quý công ty và từ đó cũng có những đề xuất nhỏ để giải quyết vấn đề trước mắt. Những đề xuất của em còn ngắn hạn, vì thế em rất mong các anh chị trong nghề có kinh nghiệm của công ty có thể giúp em có cái nhìn toàn diện tốt hơn, đánh giá được tốt hơn. Quản trị khoản phải thu của khách hàng là một quá trình dài hạn, vậy nên công ty phải luôn nắm bắt tình hình thị trường để quản trị cho phù hợp.
2. Gợi ý cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo
Thực sự trong quá trình tiếp cận thực tế ở Công ty Cổ phần kim loại tấm Intech Việt Nam em cũng có để ý tới một số vấn đề nữa nhưng bởi nhiều yếu tố không cho phép nên em không thể tìm hiểu thêm được. Dưới đây là một số vấn đề em nhận thấy cần công ty quan tâm chặt chẽ trong thời gian tới:
-Quản lí hàng tồn kho của công ty: Bởi là công ty sản xuất nên lượng hàng hóa được tạo ra trong kì của công ty là khá lớn. Ngoài cung cấp theo đơn hàng cho khách hàng thì công ty cũng luôn sản xuất để phục vụ các tập khách hàng lẻ khác. Vì vậy, chính sách cho công tác này cũng phải chặt chẽ, vì nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều cũng không đảm bảo vốn cho công ty kinh doanh kì tới, nhưng nếu công ty e dè, không sản xuất sản phẩm thì có nguy cơ mất khách hàng, mất nguồn lợi nhuận của mình.
- Vốn lưu động: Chiếm tỉ lệ đáng kể trong công ty, quản lí tốt thì tiền sinh ra tiền, nhưng chỉ cần sao nhãng 1 chút sẽ khiến công ty mất mát nhiều.
Trên đây là những vấn đề bản thân em còn băn khoăn trong suốt quá trình thực tập. Vì thế nếu có điều kiện và thời gian em vẫn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa các vấn đề này. Vừa là giúp bản thân mình có thêm hiểu biết, vừa là có một vài ý kiến cá nhân đóng góp cho quý công ty.
Do trình độ còn hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của thầy cô.
Em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Nguyễn Việt Bình đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận trong thời gian qua!
1.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp _ Khoa Tài chính- Ngân hàng _ Trường Đại học Thương Mại _ Nhà xuất bản Thống Kê – 2013.
2.Giáo trình Quản trị tài chính _ Bộ môn Quản trị Tài chính _ Trường Đại học Thương Mại _ Nhà xuất bản Thống Kê – 2011.
3.Luận văn tốt nghiệp : Quản trị khoản phải thu tại Công ty may Phố Hiến _ Thư viện trường Đại học Thương Mại.
4.Website của Công ty Cổ phần Kim loại tấm intech Việt Nam:
http://intechvietnam.com/gioi-thieu-69/gioi-thieu-chung-81/gioi-thieu-chung-290/ 5. Báo cáo tài chính của Công ty Cp Kim loại tấm Intech Việt Nam.
I.Giải thích kí hiệu trong
Bảng 2.2.b: Chính sách tín dụng cho khách hàng -Đối tượng đối tác, khách hàng
Đối tượng khách hàng 1: Đối tác, khách hàng có những khoản nợ trong hạn mà doanh công ty đánh giá có đủ khả năng sẽ trả nợ đúng hạn. Là những doanh nghiệp vững mạnh về tài chính, về tổ chức, uy tín và thương hiệu
Đối tượng khách hàng 2: Đối tác, khách hàng có các khoản nợ dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ, tình hình tài chính của họ khá tốt, là khách nợ truyền thống có độ tin cậy
Đối tượng khách hàng 3: Đối tác, khách hàng có các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách hàng này thường là các doanh nghiệp có tình hình tài chính không ổn định , hiện tại có khó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cái thiện
Đối tượng khách hàng 4: Đối tác, khách hàng nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Khách hàng này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, không có triển vọng rõ ràng hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nợ
Đối tượng khách hàng 5: Đối tác, khách hàng thường có các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Khách hàng là các doanh nghiệp phá sản hoặc có khả năng phá sản hoặc không tồn tại.
-Hạn mức tín dụng: I:0%- 20%
-Thời hạn tín dụng: (1):0- 3 tháng (2):3- 6 tháng (3):6- 9 Tháng (4):9- 12 tháng
-Trích lập dự phòng rủi ro( Mức trích RR): (a):0%- 25%
(b):25%-50% (c):50%-75% (d):75%-100%
-Xử lý nợ quá hạn không thu hồi được( Xử lý nợ quá hạn): (i):Gia hạn nợ
(ii):Yêu cầu thế chấp tài sản cố định (iii):Sử dụng pháp luật
II. Mẫu phiếu khảo sát
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CP KIM LOẠI TẤM INTECH VIỆT NAM
Kính gửi: Ông (Bà)…………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………..
Trong quá trình thực tập ở quý công ty, em có nhận thấy vấn đề trong công tác quản trị khoản phải thu còn lỏng lẻo, bản thân em đã mạnh dạn muốn nghiên cứu sâu về vấn đề này để tìm ra một số nguyên nhân cơ bản. Vừa là để quý công ty có thể xem xét sự hợp lý, vừa là phục vụ cho bài khóa luận của mình thêm phần hoàn thiện, chính xác và thực tiễn hơn. Sau đây, em có một vài câu hỏi rất mong được anh/chị đánh giá một cách khách quan.
Mức trích lập dự phòng tính trên tổng giá trị hàng bán chịu
A. Chính sách tín dụng cho khách hàng
1.Đối tượng khách hàng, đối tác lớn, có uy tín trên thị trường, không có tình trạng nợ xấu, tình hình tài chính rất ổn định trong 2 năm gần đây thì:
-Hạn mức tín dụng Từ 0%-20% T
□ □ ừ 20%-40% Từ 40%-60% Từ 60%-80% Từ 80%-□ □ □
100%
-Thời gian thu hồi nợ
Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 9 tháng Từ 9 đến 12 tháng
□ □ □
-Trích lập dự phòng rủi ro
Khoảng 0%-25% Khoảng 25%-50% Khoảng 50%-75% Khoảng 75%-
□ □ □ □
100%
-Xử lý khi không thu hồi được nợ đúng hạn
Gia hạn nợ Yêu cầu cầm cố tài sản Sử dụng pháp luật
□ □ □
2.Đối tượng khách hàng, đối tác có những loại nợ có tính rủi ro thấp, đã từng có khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và từng cơ cấu lại nợ, tình hình tài chính tốt, là khách nợ truyền thống có độ tin cậy cao
-Hạn mức tín dụng
Từ 0%-20% Từ 20%-40% Từ 40%-60% Từ 60%-80% Từ 80%-
□ □ □ □ □
100%
-Thời gian thu hồi nợ
Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 9 tháng Từ 9 đến 12 tháng
□ □ □
-Trích lập dự phòng rủi ro
Khoảng 0%-25% Khoảng 25%-50% Khoảng 50%-75% Khoảng 75%-
□ □ □ □
100%
-Xử lý khi không thu hồi được nợ đúng hạn
Gia hạn nợ Yêu cầu cầm cố tài sản Sử dụng pháp luật
triển vọng trong tương lai -Hạn mức tín dụng
Từ 0%-20% Từ 20%-40% Từ 40%-60% Từ 60%-80% Từ 80%-
□ □ □ □
100%
-Thời gian thu hồi nợ
Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 9 tháng Từ 9 đến 12 tháng
□ □ □
-Trích lập dự phòng rủi ro
Khoảng 0%-25% Khoảng 25%-50% Khoảng 50%-75% Khoảng 75%-
□ □ □ □
100%
-Xử lý khi không thu hồi được nợ đúng hạn
Gia hạn nợ Yêu cầu cầm cố tài sản Sử dụng pháp luật
□ □ □
4.Đối tượng khách hàng, đối tác đã từng nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày tình hình tài chính xấu không có triển vọng trong tương lai không có ý thức thanh toán nợ
-Hạn mức tín dụng
Từ 0%-20% Từ 20%-40% Từ 40%-60% Từ 60%-80% Từ 80%-
□ □ □ □ □
100%
-Thời gian thu hồi nợ
Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 9 tháng Từ 9 đến 12 tháng
□ □ □
-Trích lập dự phòng rủi ro
Khoảng 0%-25% Khoảng 25%-50% Khoảng 50%-75% Khoảng 75%-
□ □ □ □
100%
-Xử lý khi không thu được nợ đúng hạn
Yêu cầu cầm cố tài sản cố định Sử dụng pháp luật
□ □
5.Đối tượng khách hàng, đối tác có khả năng mất vốn, đứng trên bờ vực phá sản
-Hạn mức tín dụng
Từ 0%-20% Từ 20%-40% Từ 40%-60% Từ 60%-80% Từ 80%-
-Trích lập dự phòng rủi ro
Khoảng 0%-25% Khoảng 25%-50% Khoảng 50%-75% Khoảng 75%-
□ □ □ □
100%
-Xử lý khi không thu được nợ đúng hạn
Thanh lý tài sản cầm cố Sử dụng pháp luật
Mức độ sẽ được đánh giá như sau ( 5- rất tốt, 4- tốt, 3-bình thường, 2- chưa đạt yêu cầu, 1- kém)
Nội dung khoản phải thu khách hàng Điểm số đánh giá
5 4 3 2 1
Chính sách tín dụng thiết lập cho khách hàng
Áp dụng chính sách tín dụng cho khách hàng
Linh động chính sách tín dụng cho khách hàng
Đánh giá khoản phải thu sau quá trình phân tích
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro Công tác thu hồi nợ
Xử lý khoản phải thu khó đòi
Những đóng góp còn thiếu sót trong phiếu đánh giá:…………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………