4. Tình hình nghiên cứu đề tài
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống
3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ăn uống
Khách hàng của nhà hàng họ đến từ nhiều vùng, nhiều quốc gia khác nhau nên có những phong tục tập quán khác nhau trong ăn uống. Do nhu cầu của các nhóm khách hàng rất phong phú nên món ăn cũng phải rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của họ và thu hút thêm ngày càng nhiều đối tượng khách, làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo ưu thế cạnh tranh với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khác.
Đa dạng hóa các món ăn:
- Ngồi những món ăn đã có trong thực đơn, Nhà hàng cần dựa vào nhu cầu của khách để chế biến các món ăn mới lạ, đặc sắc tránh sự nhàm chán cho khách khi tiêu dùng SPDV của nhà hàng nhiều lần nhưng vẫn mang bản sắc hương vị riêng của mình. Nhà hàng phải có sự thay đổi kịp thời các sản phẩm khi nó trong tình trạng khan hiếm bằng các sản phẩm khác sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu của khách, tạo nên sự hoạt động liên tục của nhà hàng, như vậy thì kinh doanh dịch vụ ăn uống mới có hiệu quả.
- Nhà hàng khơng chỉ làm phong phú các món ăn của Việt Nam mà còn cần bổ sung thêm các món ăn đặc trưng của các nước như Nhật, Ý, Pháp…
- Để có được những món ăn ngon, mới lạ cần nâng cao tay nghề của đầu bếp bằng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để họ nhận thấy sự quan trọng của bản thân. Món ăn muốn đạt tiêu chuẩn khơng chỉ cần đầu bếp có tay nghề mà người đầu bếp phải thật tâm làm món ăn đó. u thích cơng việc của mình, đầu bếp mới có hứng thú trong cơng việc, tận tâm làm ra những món ăn đạt chất lượng để thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính, nhằm tăng doanh thu cho khách sạn, đồng thời tạo được uy tín cũng như sự tin tưởng của khách hàng.
Đa dạng hóa đồ uống
- Ngồi những đồ uống có sẵn trong Khách sạn, cần bổ sung những đồ uống đặc trưng, đặc sản của từng vùng.
- Cần bổ sung thêm các loại đồ uống pha chế nhằm tăng thêm sự đa dạng trong SPDV. Khách sẽ cảm thấy rất thú vị khi vừa ngồi vừa uống, vừa được xem bartender trình diễn nghệ thuật pha chế.