Nâng cao tính văn hóa trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị tác nghiệp tại bộ phận l tân của khách sạn crowne plaza west hanoi (Trang 40 - 41)

4. Tình hình nghiên cứu đề tài

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống

3.2.6. Nâng cao tính văn hóa trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

Hiện nay Church Boutique là một trong số khách sạn đề ra phương châm và thực hiện tốt việc xây dựng văn hóa trong kinh doanh, đặc biệt Khách sạn ln chú ý đến việc nâng cao tính văn hóa trong kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực: lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung, nhân viên…trong đó vấn đề nâng cao tính văn hóa trong kinh doanh ăn uống được khách sạn thực sự quan tâm. Bởi ăn uống là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, văn hóa trong kinh doanh ăn uống cịn thể hiện thơng qua hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ của nhà hàng, đội ngũ nhân viên có tinh thần phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự, thân thiện, gắn bó, u nghề và hết lịng vì cơng việc.

Trong thời điểm hiện tại Khách sạn đã có những buổi dành riêng cho việc tổ chức những món ăn Âu, những bữa tiệc ngồi trời hay như khách sạn nên tổ chức những buổi lễ hội văn hóa ẩm thực như Việt – Hoa… để phục vụ khách quốc tế, khách nội địa nhằm mục đích giao lưu văn hóa ẩm thực phương Đơng, phương Tây, trau dồi

kinh nghiệm trong quản lý cũng như cách thức trình bày chế biến và phục vụ món ăn để tăng sức hút của khách đến với khách sạn. Nhưng đồng thời cũng là dịp để giới thiệu phong tục tập quán và những món ăn mang đậm đà bản sắc dân tộc đến với mọi người. Khách sạn nên đưa hình ảnh văn hóa dân tộc lồng ghép trong những món ăn được thiết kế trong thực đơn, trong điêu khắc, kiến trúc, khách sạn, nhà hàng, dụng cụ phục vụ ăn uống hay như cách trang trí nhằm tạo nên khơng gian thống đãng, vừa mang tính hiện đại nhưng cũng khơng làm mất đi yều tố truyền thống vốn có của dân tộc.

Đối với nhân viên phục vụ thì Khách sạn đưa ra những chuẩn mực chặt chẽ về mặt tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của từng nhân viên trong khách sạn. Các nhân viên được lựa chọn để đào tạo và phổ biến mọi quy tắc phục vụ theo chức năng mà họ đảm nhiệm ở bộ phận bàn, bar, bếp. Nhân viên trong quá trình phục vụ phải mặc đồng phục quy định của khách sạn. Đặc biệt để nâng cao hiệu quả trong cơng việc thì khách sạn nên tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề như: văn hóa trong giao tiếp, ứng xử đối với nhân viên, ứng xử đối với khách nước ngồi. Qua đó chứng minh được tinh thần, thái độ tơn trọng khách hàng và bản sắc văn hóa nơi đến của khách.

Đội ngũ cán bộ quản lí của khách sạn, nhà hàng có trình độ chun mơn cao, văn hóa quản lý và văn hóa giao tiếp khá đồng đều và hơn ai hết họ là những người đặt ra yêu cầu cao về việc thiết lập nâng cao tính văn hóa trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các nhà quản lí của Church Boutique xem văn hóa kinh doanh thực sự là một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén của Khách sạn trong thời kì mới. Tư tưởng tiến bộ này của các nhà quản lí giúp cho Church Boutique khẳng định được vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh ở Hà Nội nói riêng và trên khu vực nói chung.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị tác nghiệp tại bộ phận l tân của khách sạn crowne plaza west hanoi (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)