Phân tích dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần thí nghiệm ki m định công trình trọng đi m i (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu khóa luận

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng khoản phải thu tại cơng ty cổ phần thí

2.3.1. Phân tích dữ liệu sơ cấp

- Số phiếu điều tra phát ra và thu về: - Số phiếu phát ra: 15

- Số phiếu thu về: 15

- Kết quả tổng hợp phiếu điều tra:

Các khoản phải thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thí nghiệm kiểm định cơng trình trọng điểm I chủ yếu là phải thu của khách hàng.

Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nên sản phẩm chủ yếu là những cơng trình xây dựng, trải dài, địa bàn sản xuất kinh doanh rộng, thời gian sản xuất dài. Phạm vi hoạt động của công ty rộng khắp không chỉ trên địa

bàn tỉnh Hà Nội mà cịn ở các tỉnh phía Bắc và mở rộng đến các tỉnh miền Nam. Các cơng trình xây dựng cố định nên vật liệu, lao động, máy thi công phải di chuyển theo địa điểm đặt cơng trình.

Bên cạnh đó cơng ty cịn kinh doanh trên một số lĩnh vực như Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng; đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hóa. Do đặc điểm sản xuất và kinh doanh đa dạng như vậy nên thị trường hoạt động của công ty là vô cùng rộng, đáp ứng mọi đối tượng khách hàng. Công ty rất chú trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó mở rộng thị trường của mình. Đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, cơng ty rất tích cực ứng thầu các cơng trình, mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tăng số lượng các cơng trình dù phải chịu áp lực gay gắt từ những cơng ty khác trong và ngồi nước. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng khơng ngừng tìm tịi, phát triển những bạn hàng mới ở những lĩnh vực kinh doanh mới. Những thị trường mới và lĩnh vực kinh doanh mới này đã góp phần giúp cơng ty gặt hái được những thành cơng đáng kể, thể hiện một hướng đi mới đúng đắn cho cơng ty. Tuy giai đoạn vừa qua, tình hình kinh tế thế giới chưa ổn định, kinh doanh cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng cơng ty đã đưa ra những chính sách để tranh thủ cơ hội kinh doanh đẩy mạnh sản xuất.

Qua các phiếu điều tra thu về, tình hình nợ phải thu của doanh nghiệp tăng cao, bởi một số nguyên nhân sau:

- Do dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, khách hàng gặp khó khăn về tài chính khơng thể thanh tốn hợp đồng là nguyên nhân chủ yếu của các khoản nợ phải thu.

- Do doanh nghiệp khi kí kết hợp đồng mua bán với các khách hàng quen thuộc đã khơng dự tính được những thiệt hại có thể xảy ra để có biện pháp phịng ngừa cũng như khắc phục.

- Do sự biến động về tỷ giá đặc biệt là giữa VNĐ và USD gây ra khó khăn cho khách hàng trong việc thanh toán hợp đồng. Khách hàng này là một số cơng trình, hạng mục cơng trình mà có vốn đầu tư của nước ngồi.

chính để xin cấp tín dụng thương mại. Nhiều khách hàng giấu thơng tin thật, dung khoản nợ tín dụng của cơng ty để thanh toán cho nơi khác gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Khi phát sinh các khoản thu khó hồi tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Theo đánh giá ta thấy, khi phát sinh các khoản thu khó địi, 100% ý kiến được hỏi đều cho rằng vốn bị chiếm dụng. Bên cạnh đó cũng gây cho doanh nghiệp tốn kém chi phí để theo dõi khoản nợ đó. Điều này ảnh hưởng khơng tốt đến một doanh nghiệp mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng, nhu cầu vốn lớn, thu hồi vốn nhanh.

Tổng hợp các phiếu điều tra, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng chính sách tín dụng của cơng ty là tương đối tốt. Cơng ty ln áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng đối với các khách hàng quen thuộc hoặc dựa trên việc xác minh được phẩm chất tín dụng của khách hàng, trên cơ sở đó đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng hợp lý. Từ việc đánh giá vị thế tín dụng của từng khách hàng mà cơng ty áp dụng một chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng. Các hình thức bán chịu hàng có tỷ lệ chiết khấu mà cơng ty thường áp dụng như 2/10 net 30, 2/10 net 60, 3/10 net 45… Khách hàng được hưởng 2% (hay 3%) chiết khấu trong thời gian 10 ngày kể từ khi giao hàng, hoặc phải trả 100% số tiền trong thời hạn 30, 45 hay 60 ngày…Đây là hình thức bán hàng phổ biến được doanh nghiệp áp dụng cho các khách hàng của mình. Ngồi ra doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức thanh toán theo tháng, theo mùa vụ hoặc theo ngày ghi trên hợp đồng…Thông thường tỷ lệ chiết khấu tăng, doanh số bán tăng, cơng ty nhận được ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán ra nhưng giảm được chi phí thu tiền và nợ khó địi. Cơng ty đang dần hồn thiện chính sách tín dụng bằng cách xây dựng hợp lý các điều kiện bán hàng như tỷ lệ chiết khấu và thời hạn thanh tốn đối với từng khách hàng.

Cơng ty thực hiện hoạt động kiểm soát khoản phải thu bằng cách uỷ quyền cho các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, BIDV, VPBank,… và các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý đòi nợ. Bán nợ cũng là một trong các hình thức thu hồi nợ của cơng ty. Tuy nhiên, nghiệp vụ quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là đối với khoản

phải thu khó địi. Có lẽ đây là hạn chế lớn đối với một doanh nghiệp mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng cũng như đối với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Việt nam vốn quen cơ chế tập trung, bao cấp.

Đối với những khoản phải thu khó địi, chính sách đơn đốc, thu hồi nợ của cơng ty cịn chưa hiệu quả do cịn những bất cập trong cơng tác quản lý, cũng như trình độ nhân sự của doanh nghiệp.

Tập hợp ý kiến của các cán bộ tại công ty:

Kết quả tổng hợp cho thấy, các nhà quản trị công ty đang áp dụng một số biện pháp sau để quản trị khoản phải thu như:

- Tìm hiểu thơng tin về khách hàng bằng nhiều kênh khác nhau như thông qua hệ thống ngân hàng, qua đại sứ quán Việt Nam tại các nước...để nắm rõ tình hình tài chính của khách hàng, của ngân hàng người mua để đánh giá chính xác vị thế tín dụng của khách hàng , từ đó đưa ra chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm sốt các khoản nợ. Nếu có nợ khó địi thì phải trích lập dự phịng.

- Nhờ các cơ quan pháp luật can thiệp đối với các khách hàng chây ì, khơng thanh tốn tiền hàng.

- Tăng cường trao đổi thơng tin, đàm phán với nhà đầu tư nước ngoài trên tinh thần hai bên thẳng thắn, chia sẻ với những khó khăn của nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh.

Kết quả tổng hợp một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết liên quan đến quản trị khoản phải thu tại công ty bao gồm:

- Tăng cường giám sát, đơn đốc q trình thanh tốn của khách hàng đối với các hợp đồng đã triển khai trong năm tiếp theo.

- Phải để cho tồn thể cơng ty từ ban lãnh đạo đến các bộ phận có liên quan biết tầm quan trọng của cơng tác thu hồi nợ. Đây là trách nhiệm của cả tập thể chứ khơng phải chỉ riêng bộ phận kế tốn.

- Nghiên cứu và hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng Việt nam để có được những chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng..

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần thí nghiệm ki m định công trình trọng đi m i (Trang 38 - 41)