Quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty cổ phần Xuất nhập

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thế giới mới – chi nhánh hà đông (Trang 38)

6. Kết cấu đề tài

3.2 Quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty cổ phần Xuất nhập

nhập khẩu Thế Giới Mới – Chi nhánh Hà Đông

Quan điểm 1: Phát triển VHDN trên quan điểm lấy con người làm gốc

VHDN lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, phát triển doanh nghiệp. chính vì vậy, chi nhánh Hà Đơng ln lấy con người làm gốc, điều đó thể hiện ở việc quan tâm tới nhân viên bằng các đãi ngộ vật chất và đãi ngộ phi vật chất, lấy sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu để thiết kế sản phẩm và phục vụ.

Quan điểm 2: Phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực hoạt động của chi nhánh

VHDN là một khái niệm còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để phát triển VHDN doanh nghiệp cần phải áp dụng nó cho phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực hoạt động của DN mình. Hoạt động trong lĩnh vực nội thất, chi nhánh Hà Đông đã cố gắng vận dụng linh hoạt VHDN áp dụng vào doanh nghiệp mình để hịa nhập với cơ chế thị trường hiện nay. Chi nhánh định hướng phát triển văn hóa theo hướng thoải mái, linh hoạt, tạo mơi trường làm việc năng động cho nhân viên để họ có thể phát huy hết khả năng của mình.

Quan điểm 3: Phát triển văn hóa doanh nghiệp đảm bảo tính kế thừa và phát huy giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh mới, gay gắt hơn, bình đẳng hơn, chi nhánh Hà Đơng vẫn ln định hướng rằng phát triển VHDN trên nền tảng văn hóa dân tộc và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Chi nhánh luôn đề cao các chuẩn mực hành vi văn hóa dân tộc và đưa nó vào thói quen, cách ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, đối tác và khách hàng. Chi nhánh coi truyền thống dân tộc chính là một nét đẹp, là nền tảng để phát triển VHDN. Bởi vậy quá trình phát triển VHDN của chi nhánh Hà Đơng ln gắn liền với những truyền thống dân tộc.

Quan điểm 4: Phát triển văn hóa doanh nghiệp đảm bảo tính trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh

VHDN hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ qn lợi ích con người. Đó là triết lý phát triển của chi nhánh Hà Đơng. Chi nhánh Hà Đơng khơng chỉ đóng góp về mặt vật chất cho xã hội mà cịn thỏa mãn nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, khuyên góp cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội... Thơng qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh chi nhánh Hà Đơng ngày càng được xây dựng và sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong lòng khách hàng và xã hội.

3.3 Đề xuất, kiến nghị phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thế Giới Mới – Chi nhánh Hà Đông

3.3.1 Một số đề xuất nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thế Giới Mới – Chi nhánh Hà Đơng

3.3.1.1 Xây dựng quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp

Từ định hướng phát triển VHDN và thực tế phát triển VHDN của chi nhánh, chi nhánh cần tiếp tục hồn thiện quy trình chi tiết cho sự phát triển của văn hóa chi nhánh theo định hướng đã đề ra. Định hướng này có nhiều nét đổi mới, bám sát sự phát triển của thế giới. hiện tại, chi nhánh đang trong giai đoạn phát triển VHDN thông qua các hoạt động thiết thục, vì vậy, để phát triển theo đúng định hướng này, chi nhánh có thể xem xét các bước phát triển văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng phát triển VHDN của chi nhánh được trình bày dưới đây:

- Bước 1: Phân tích các giá trị văn hóa hiện tại của Chi nhánh Hà Đơng

- Bước 2: Xác định các giá trị văn hóa mà chi nhánh mong muốn hướng tới

- Bước 3: Tiếp tục triển khai và thực hiện văn hóa Chi nhánh Hà Đơng

- Bước 4: Duy trì, hồn thiện và phát triển văn hố Chi nhánh Hà Đơng

3.3.1.2 Nâng cao năng lực người lãnh đạo

Trong giai đoạn hiện nay, Ban lãnh đạo chi nhánh cần:

- Tạo dựng khả năng và thói quen tư duy chiến lược, đảm bảo sự công bằng trong chi nhánh.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống quy chế, nội quy, quy định, chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn xuống cấp dưới nhiều hơn, khuyến khích tinh tinh thần cộng đồng trong Chi nhánh.

- Xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể và sử dụng những kế hoạch chiến lược đó như một chuẩn mực, vận dụng nó một cách nhanh nhẹn và linh hoạt các hoạt động trong phạm vi của kế hoạch đó.

- Thực hiện một cơ chế cơng bằng, công khai rõ ràng kế hoạch xây dựng, phát triển nhân viên, giúp họ thấy được tương lai của mình.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần ý thức được sự thay đổi to lớn của môi trường xung quanh, và biết cách tạo ra những thay đổi bước ngoặt, sáng tạo để xuất hiện tư tưởng mới, tạo điều kiện cho sự thay đổi văn hố trong doanh nghiệp mình, thích nghi nhanh chóng hơn với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Thường xuyên rà soát lại cơ cấu tổ chức của Chi nhánh, để hướng các bộ phận vào luồng công việc, phù hợp với định hướng giá trị, nhiệm vụ của Chi nhánh.

- Khi mở rộng hoạt động, thay đổi nhiệm vụ và định hướng lại các giá trị cơ bản, cần xây dựng lại hệ thống các văn bản quy định trong nội bộ.

Bên cạnh những tác động đến từ phía lãnh đạo, nhân viên trong chi nhánh cũng phải đặc biệt quan tâm tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu cải thiện quan hệ lao động tại nơi làm việc, cùng doanh nghiệp nâng cao năng xuất lao động...

3.3.1.3 Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về VHDN và vai trò của việc phát triển VHDN tới sự phát triển của VHDN

Trong bất kỳ mọi hoạt động, con người ln có vai trị quan trọng nhất. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, vai trò của con người càng được khẳng định. Đặc biệt trong mọi tổ chức kinh tế, nguồn nhân lực ln có vai trị chủ đạo.

Việc nâng cao nhận thức về VHDN cho thành viên trong chi nhánh không chỉ đơn giản là tuyên truyền mà cần phải tuân theo một quy trình huấn luyện nhân viên cùng gắn kết ngay từ khi nhân viên đó mới gia nhập vào chi nhánh để xây dựng một nền VHDN chung. Cụ thể như sau:

- Chi nhánh cần chú trọng tuyển chọn những người phù hợp với vị trí cơng việc như cần có những kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất cơng việc, có tính cách, giá trị đạo đức, thói quen,... Tuyển chọn được những nhân viên có trình độ sẽ giúp VHDN vững mạnh hơn.

- Ban lãnh đạo chi nhánh Hà Đông cần phải lựa chọn đúng những nhân viên cũ gương mẫu, tích cực làm người hướng dẫn cho nhân viên mới trong q trình hịa nhập. Sự tiếp xúc quá sớm với những nhân viên cũ tiêu cực có thể gây tác động xấu cho q trình hịa nhập. Chi nhánh cần tạo điều kiện để nhân viên mới hịa nhập vào mơi trường hồn toàn mới để học hỏi những chuẩn mực tại chi nhánh và cách làm việc từ những thành viên cũ.

- Chi nhánh nên bổ sung những kiến thức kỹ thuật, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp giúp nhân viên mới hịa nhập được vào mơi trường làm việc mới, tìm kiếm được sự hợp tác của các bạn đồng nghiệp.

- Đánh giá và thưởng/phạt: chi nhánh Hà Đơng cần xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá, thưởng phạt phân minh được công khai thành văn bản với nhân viên.

Điều này sẽ là động lực để nhân viên nỗ lực hồn thành cơng việc và gắn bó với chi nhánh, tạo cơ sở cho một nền VHDN bền vững, lành mạnh.

- Tạo dựng những giá trị chung: Chi nhánh nên tạo dựng niềm tin cho nhân viên vào sứ mệnh, mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra. Nó sẽ trở thành một nét văn hóa đẹp về niềm tin vào kết quả đạt được để nhân viên tiếp tục phấn đấu cho công việc.

- Xây dựng những hình tượng điển hình: Chi nhánh cần xây dựng những hình tượng điển hình, những cá nhân có thành tích tốt được tun dương để từ đó cá nhân viên khác lấy đó làm gương và phấn đấu.

3.3.1.4 Chi nhánh cần có chính sách khách hàng hợp lý

Xây dựng tốt quan hệ với khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội bằng cách kết hợp hài hồ lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài giữa chi nhánh và khách hàng. Vì vậy chi nhánh Hà Đơng nên:

- Tìm hiểu rõ về nhu cầu thị trường, xu hướng nội thất trong những năm tới để từ đó có những chính sách thích hợp, tạo ra những sản phẩm hài lịng khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần về đối thủ cạnh tranh để học hỏi những điểm mạnh của họ, rút ra bài học kinh nghiệm cho chính doanh nghiệp mình.

- Trong kinh doanh, Chi nhánh Hà Đơng cần coi trọng chữ tín trong mọi trường hợp như thời gian lắp đặt nên đúng hẹn, giá cả theo đúng hợp đồng,… Chữ tín với khách hàng sẽ tạo dựng niềm tin lâu dài cho mối quan hệ với khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng tiềm năng.

- Chi nhánh cần chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, phải đặc biệt coi trọng dịch vụ sau bán hàng nhằm tạo sự khác biệt và khẳng định bản sắc riêng cho chi nhánh.

3.3.1.5 Xác định rõ tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của chi nhánh công ty

Xác định rõ tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của chi nhánh công ty là điều vô cùng quan trọng.

Chi nhánh Hà Đơng cần xây dựng được chuẩn xác tầm nhìn, giá trị cốt lõi, cần cụ thể hoá các mục tiêu và đưa ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Điều này sẽ giúp cho cán bộ, nhân viên trong chi nhánh có thêm động lực để hồn thành mục tiêu đặt ra trong công việc.

3.3.1.6 Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công nhân viên trong chi nhánh công ty về VHDN

- Thành lập tổ chuyên gia về phát triển văn hóa doanh nghiệp của Chi nhánh.

- Tổ chuyên gia phát triển văn hóa doanh nghiệp phối hợp với các chuyên gia tư vấntheo dõi, phát hiện và đề xuất điều chỉnh những vấn đề mới trong văn hóa doanh nghiệp khi cần thiết có sự thay đổi.

- Chi nhánh cần tuyên truyền về VHDN thông qua các buổi tổng kết, các cuộc họp, các ngày lễ để các nhân viên hiểu rõ và đầy đủ hơn về VHDN.

- Hoàn thiện các văn bản về phát triển VHDN để chi phối và giám sát các hoạt động của nhân viên trong chi nhánh, đồng thời nâng cao ý thức của mỗi cá nhân khi làm việc tại chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh có thể thực hiện các quy định phạt, kỷ luật nhân viên khi không làm đúng nội dung phát triển VHDN đã đề ra.

3.3.1.7 Tăng cường đầu tư vật chất cho công tác phát triển các giá trị VHDN tại chi nhánh công ty

- Cần xây dựng hệ thống canteen cho cán bộ nhân viên giúp đảm bảo sức khoẻ và tạo điều kiện cho các thành viên trong chi nhánh gần gũi và hiểu nhau hơn. Ớ đó mọi người có thế chia sẻ với nhau nhiều vấn đề trong cuộc sống giúp giảm bót các căng thẳng của công việc.

- Cần phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ khách hàng đa dạng, đa tiện ích, đa dạng hoá các kênh phân phối, quản lý kênh phân phối một cách hữu hiệu, hướng tới phục vụ những nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

- Chi nhánh cần tích cực cho hoạt động quảng bá với hình thức thật đa dạng: tạp chí, báo in, báo điện tử, trên website, truyền hình, hội nghị khách hàng...

3.3.1.8 Tạo nếp văn hóa ứng xử trong chi nhánh cơng ty

Để xây dựng được ấn tượng tốt với khách hàng, tạo ra nếp văn hoá ứng xử tốt trong chi nhánh:

Nhân viên trong chi nhánh cần phải rèn luyện bản thân mình khả năng giao tiếp, ln phục vụ khách hàng với thái độ tốt nhất. Không phân biệt đối xử đối với các đối tượng khách hàng đến với chi nhánh.

3.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước

Quá trình phát triển VHDN của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thế Giới Mới – Chi nhánh Hà Đông không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan mà còn chịu sự tác động của các nhân tố khách quan. Vì vậy, mọi cố gắng nỗ lực của chi nhánh có thể khơng thực hiện được nếu bị ảnh hưởng không tốt từ mơi trường vĩ mơ

và khơng có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cùng các cơ quan chức năng.

Kinh tế càng phát triển thì càng cần có sự can thiệp của Nhà nước nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Sự thắng lợi hay thất bại của chi nhánh công ty phụ thuộc không nhỏ vào sự điều tiết, các chính sách, quy định của Nhà nước. Do đó để thực hiện được các mục tiêu, phương hướng, cụ thể là phát triển VHDN của chi nhánh trong thời gian tới, cần đề xuất với Nhà nước các giải pháp sau:

3.3.2.1 Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cơng bằng cho các doanh nghiệp

Có thể nói, mơi trường pháp lý thuận lợi là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng VHDN ở Việt Nam. Bên cạnh đó, VHDN cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ VHDT, nhà lãnh đạo và những giá trị học hỏi từ bên ngồi. Như vậy, mơi trường kinh doanh đóng một vai trị quan trọng trong sự hình thành VHDN.

Thời gian gần đây, với những nỗ lực của chính phủ, chúng ta đã có những cải thiện đáng kể trong cơng tác xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất kỳ môi trường kinh doanh nào cũng có những hạn chế nhất định.

Vì vậy, để phát triển VHDN nhà nước và các ban ngành liên quan cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cơng bằng cho các doanh nghiệp. Chỉ có như vậy thì các doanh nghiệp mới có mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh để cạnh tranh cơng bằng để phát triển. Chính phủ cần có những cải thiện mạnh mẽ hơn nữa, tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp khơng ngừng phát triển, cần có những tác động mạnh mẽ hơn nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hoá vấn đề giấy tờ, thủ tục và giảm bớt các điều kiện về thuê đất đai, mặt bằng kinh doanh.như vậy, môi trường kinh doanh Việt Nam mới từng bước được cải thiện, trở thành một nơi có mơi trường kinh doanh cạnh tranh hơn trong những năm sắp tới.

3.3.2.2 Tạo gắn kết DN với nhau

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề ngày càng được quan tâm. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn chưa chú trọng nhiều đến vấn đề VHDN. Vì vậy, nhà nước cần tạo gắn kết các DN với nhau, điều này sẽ làm tăng sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội học hỏi điểm mạnh trong VHDN cơng ty bạn áp dụng phù hợp cho DN mình, đồng thời phát huy được thế mạnh văn hóa DN của chính cơng ty họ. Tạo

gắn kết DN với nhau sẽ xây dựng được một cộng đồng VHDN vững mạnh để từ đó tạo lối đi trong sự nghiệp phát triển VHDN sau này cho các DN thế hệ sau.

3.3.2.3 Thiết lập chế tài và tăng cường quản lý hoạt động của các doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thế giới mới – chi nhánh hà đông (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)