Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của công ty cổ phần đồ chơi – thiết bị mầm non hà nội tr n thị trường hà nội (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

2.3.1. Thành công

- Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của công ty ngày càng hợp lý. Công ty phát triển đều tất cả các mặt hàng có thể đáp ứng nhu cầu nâng cao sự phát triển của trẻ, chứ không chỉ tập trung vào phát triển một loại mặt hàng đồ chơi thông thường.

- Công ty cũng đã xác định được thị trường chính của mình là các quận nội thành tại thủ đô Hà Nội và tập trung đầu tư phát triển cả về quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật ( kho bãi, khối văn phòng…) Đây là thị trường rất tiềm năng cho công ty phát triển.

- Công ty khơng ngừng đầu tư vào nhà xưởng, máy móc hướng tới thiết bị vui chơi theo thiết kế thay vì nhập khẩu 100% nhờ vậy đã nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ từ nước ngoài.

- Hệ thống phân phối ngày càng hồn thiện, đa dạng và phịng phú. Xu hướng chuyển dịch sang hình thức phân phối hiện đại, khoảng cách giữa các đại lý phân phối cũng dần hợp lý hơn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

- Công ty vẫn chưa làm tốt trong việc tối thiểu hóa chi phí. Các sản phẩm của cơng ty chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà phân phối nước ngoài. Mặc dù chất lượng sản phẩm tốt nhưng gánh nặng về thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển,.. đã làm tăng chi phí của cơng ty lên rất nhiều. Đồng thời việc nhập khẩu nguyên vật liệu cũng làm cho việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào giá cả của nhà phân phối.

- Bên cạnh đó là hạn chế về nguồn nhân lực: Cơng ty hiện có tới 60% cơng nhân viên chưa qua đào tạo, cho thấy vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là lực cản cơng ty phát triển. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp cịn rất ít, chưa có sự chun biệt cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ quản lý kinh doanh... Vì thế, cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách của doanh ngiệp. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng cho khâu đào tạo mà phần lớn người lao động chỉ được đào tạo lý thuyết trong thời gian ngắn trước khi vào làm việc chính thức.

- Doanh nghiệp chưa có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh sản phẩm đồ chơi trẻ em của mình.

- Về mẫu mã sản phẩm thì ngày một phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng

b. Nguyên nhân

- Công ty mới chỉ tập trung phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường Hà Nội mà chưa thực sự quan tâm đến thị trường miền Bắc nói riêng cũng như thị trường nội địa nói chung. Hiện nay cơng ty hầu như chưa có phịng thiết kế mẫu mã riêng do từ trước đến nay chủ yếu tập trung nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài. Đây là trở ngại lớn trong việc phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi

- Liên kết với các nhà phân phối không cao dẫn đến khả năng cung ứng bị hạn chế.

- Công tác đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực yếu, đặc biệt là đội ngũ thiết kế và nhân viên phát triển thương mại còn thiếu trầm trọng.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ CHƠI –

THIẾT BỊ MẦM NON HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của công ty cổ phần đồ chơi – thiết bị mầm non hà nội tr n thị trường hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)