6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ
phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội
2.2.1. Phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi về quy mô
Chỉ tiêu quy mô là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển thương mại của một sản phẩm. Để đánh giá quy mô sản phẩm của một cơng ty, ta có thể đánh giá thơng qua các chỉ tiêu: khối lượng sản phẩm, doanh thu, thị phần của cơng ty trên thị trường… Các chỉ tiêu này có quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô phát triển thương mại sản phẩm của công ty, khi các chỉ tiêu tăng lên tức là quy mô phát triển của công ty đang được mở rộng và ngược lại hệ thống chỉ tiêu giảm thì quy mơ của cơng ty có dấu hiệu thu hẹp.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về quy mô của HANOITKD
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Khối lượng sản phẩm 7303 7330 8897 12089 12893 Doanh thu thuần 3.286.568.098 3.481.976.737 6.673.267.695 9.671.558.031 9.991.987.848 Lợi nhuận sau thuế 30.647.460 77.126.536 27.594.749 22.064.622 50.147.594 DT ngành tại Hà Nội 78.238.095.240 54.390.625.000 80.397.590.360 98.683.673.470 103.367.470.325 Thị phần ở Hà Nội 4,2% 6,4% 8,3% 9.8% 9.7% Tốc độ tăng trưởng - 5,94% 91,65% 44,92% 3.31%
Nguồn: Báo cáo tài chính HANOITKD
Phân tích các chỉ tiêu về quy mơ của Cơng ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội trong giai đoạn 2013 – 2017 ta nhận thấy:
- Khối lượng sản phẩm: khối lượng sản phẩm bán ra của công ty liên tục qua các năm. Trong giai đoạn 2013 – 2017, khối lượng sản phẩm bán ra tăng lên 5590 đơn vị (76,54%). Điều này cho thấy, công ty đang dần mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường. Các sản phẩm của cơng ty ngày càng được người tiêu dùng đón nhận và tin dùng.
- Doanh thu thuần: doanh thu thuần của công ty liên tục tăng qua các năm nhưng không ổn định: 5,94%( năm 2014), 91,65% ( năm 2015), 44,93% ( năm 2016) và năm 2017 chỉ ở mức 3.31%. Trong những năm qua, Cơng ty có thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng , đáng chú ý là năm 2015, mức tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2014. Điều này là do cơng ty đã đưa ra nhiều chính sách và chiến lược kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu không đều qua các năm chứng tỏ cơng ty cịn phát triển chưa bền vững.
- Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận sau thuế của cơng ty cịn chưa ổn định, năm 2014 lợi nhuận tăng 46.479.076 đồng. Tuy nhiên giai đoạn 2014- 2016, lợi nhuận lại giảm đáng kể, lên đến 71,39%. Công ty bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố giá thành nguyên vật liệu, chi phí kinh doanh, lãi suất. Điều đó là nguyên nhân dẫn đến việc giảm lợi nhuận của công ty trong ba năm gần đây. Đến năm 2017, lợi nhuận mới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, cơng ty đã cân đối các khoản chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay
- Thị phần: Theo số liệu trên ta thấy cơng ty cịn chiếm một thị phần doanh thu khá nhỏ so với doanh thu toàn ngành trên thị trường Hà Nội. Thị phần doanh thu của cơng ty trên địa bàn Hà Nội có tăng nhưng khơng đều qua các năm. Cụ thể năm 2013, công ty chiếm thị phần doanh thu đạt 4,2% nhưng đến năm 2017 đã tăng lên gấp đôi 9,7%.
Do chỉ là một công ty nhỏ, công ty gặp nhiều hạn chế trong vốn đầu tư, trình độ lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật… nên khi nền kinh tế ảnh hưởng bởi lãi suất, giá cả công ty khơng tránh khỏi. Vì vậy, ta có thể thấy quy mơ sản lượng của cơng ty có tăng lên qua các năm nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, tỷ lệ vốn vay còn nhiều nên lợi nhuận và thị phần của cơng ty cịn chưa ổn định, thiếu tính bền vững.
2.2.2. Phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi về chất lượng
Chất lượng sản xuất kinh doanh của cơng ty là một chỉ tiêu quan trọng. Nó đánh giá được tốc độ tăng trưởng của công ty, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường của cơng ty đó. Dưới đây là các bảng số liệu thê hiện chất lượng hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội.
* Cơ cấu sản phẩm: việc xem xét cơ cấu sản phẩm của cơng ty rất quan trọng vì nó cho thấy sự thay đổi trong hướng phát triển sản phẩm của cơng ty. Ngồi ra, phân tích chủng loại và cơ cấu mặt hàng, sản phẩm cịn có ý nghĩa quan trọng trong cạnh tranh. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên hay giảm đi về tỷ trọng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ, của doanh thu từng nhóm hàng trong tổng khối lượng sản phẩm và tổng doanh thu của HANOITKD được thể hiện qua bảng 2.4.
Bàng 2.4.Cơ cấu sản phẩm của HANOITKD giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Cơ cấu sản
phẩm
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) 1 Cầu trượt 450,26 13.7 261,14 7.5 667,33 10 1063,87 11 1119,1 11.2 2 Thú nhún 328,66 10 330,79 9.5 633,96 9.5 947,81 9.8 969.22 9.7 3 Nhà bóng 525,85 16 539,71 15.5 934,26 14 1373,36 14.2 1278.97 12.8 4 Đồ chơi giáo dục 1314,62 3 40 1915,1 55 3803,76 57 5222,64 54 5395.67 54 5 Các sản phẩm khác 667,17 20.3 435,25 12.5 633,96 9.5 1063,87 11 1229.01 12.3 Nguồn: Phòng Kế tốn HANOITKD
Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy tỷ trọng của nhóm sản phẩm đồ chơi giáo dục ln chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm của cơng ty và ngày càng có xu hương tăng qua các năm. Năm 2013 tỷ trọng là 40% thì đến 2017 đã lên tới 54%, tăng 14% so với năm 2013. Chứng tỏ quy mô của sản phẩm đồ chơi giáo dục trong tổng sản phẩm là rất lớn, đồ chơi giáo dục có sức ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển thương mại sản phẩm của công ty. Trong khi các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng khoảng 10 – 15%. Như vậy, ta có thể thấy chính sách của cơng ty là phát triển một sản phẩm mũi nhọn là đồ chơi giáo dục. Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty đang triển khai các chính sách đa dạng sản phẩm để giúp người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn đồng thời tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
*Cơ cấu thị trường:
Thị trường là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và sự dịch chuyển về cơ cấu thị trường là yếu tố khơng thể thiếu trong q trình phát triển thương mại sản phẩm về chất lượng. Sự dịch chuyển cơ cấu thị trường đồ tại khu vực nội thành Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017 thể hiện qua bảng 2.5
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường đồ chơi tại nội thành Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: %
Quận Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Ba Đình 0.3 3.2 3.2 Hoàn Kiếm 23 23.2 23.2 Đống Đa 12 12 12 Thanh Xuân 12 11.8 11.8 Cầu Giấy 7 10 12 Hoàng Mai 15.8 17.2 15.2 Hai Bà Trưng 23 14.6 14.6 Tây Hồ 6.9 8 8
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Qua bảng 2.5 ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi của Công ty chủ yếu nằm ở các quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng. Trong ba năm gần đây, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi khu vực nội thành được mở rộng sang các quận lân cận Tây Hồ, Cầu giấy. Năm 2016, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi của Công ty ở quận Cầu Giấy tăng lên 3% so với năm 2015 và đạt 12% năm 2017. Quận Hồn Kiếm vẫn ln là thị trường tiêu thụ chủ yếu trong cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, hai năm gần đây đều giữ ở mức ổn định 23,2%. Đây lài nơi tập trung nhiều khu chợ lớn, đơng dân cư và uy tín lâu năm Hàng Mã, Lương Văn Can, chợ Đồng Xuân.
Trong các năm tới, cơng ty cần có những chính sách kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thụ sang các quận ngoại thành thành phố Hà Nội và lâu dài là các thị xã, thành phố tại khu vực miền Bắc.
2.2.3. Hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là yếu tố quan trọng để biết cơng ty kinh doanh có lãi hay không. Dưới đây là bảng số liệu chỉ tiêu này của công ty.
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của HANOITKD
Đơn vị tính: VNĐ
Các chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Lợi nhuận 39545110 92461235 34493436 27580777 50147594 Doanh thu 3286568098 3481976737 6673267695 9671558031 9991987848 Tỷ suất lợi nhuận 2.655% 1.203% 0.517% 0.285% 0.502% Hiệu quả sử dụng
lao động 116065891 109552270 190664791 254514685 249799696
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn HANOITKD
Qua phân tích bảng 2.5 ta có thể thấy:
- Doanh thu của cơng ty tăng đều qua các năm tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận đạt 2,655 %. Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp thu được 0,02665 đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần. Nhưng đến năm 2016 đã giảm xuống còn 0,502%. Đỉnh điểm là năm 2016, tỷ suất lợi nhuận của cơng ty chỉ cịn ở mức 0,285%, mức tỷ suất lợi nhuận dược đánh giá là rất thấp so với các công ty khác. Chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của cơng ty cịn chưa tốt. Doanh thu tăng nhưng đồng thời chi phí kinh doanh cũng tăng mạnh làm cho lợi nhuận ngày càng sụt giảm. Công ty sử dụng vốn kinh doanh và các khoản vốn vay chưa hợp lý làm chi phí kinh doanh tăng, lợi nhuận ở mức thấp.
- Hiệu quả sử dụng lao động: hiệu quả sử dụng lao động của cơng ty có xu hướng tăng đều qua các năm tuy nhiên vẫn ở mức khá thấp. Năm 2013, hiệu quả sử dụng lao động chỉ ở mức 116 triệu/ lao động, một lao động chỉ tạo ra cho doanh nghiệp khoảng 9,66 triệu/ tháng. Với mức doanh thu này, công ty chỉ đủ chi trả mức lương và các chi phí doanh nghiệp khác. Năm 2017, hiệu quả sử dụng lao động là 250 triệu/lao động tăng gấp đôi so với năm 2013. Tuy nhiên, với mức giá nguyên vật liệu, chi phí lãi vay và biến động lãi suất hiện nay, đây không phải một con số khả quan cho công ty. Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng lao động còn thấp là do các nhân viên trong công ty một số chưa thực sự được đào tạo chính quy cơ bản về nghiệp vụ kinh tế nói chung và kinh doanh nói riêng nên khả năng nhạy bén sáng tạo trong cơng việc cịn chưa cao
Trong những năm tới, cơng ty cần có những biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để giảm chi phí nguồn nhân lực đồng thời giúp doanh thu hoạt động kinh doanh tăng.