6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
1.3.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Lịch sử hình thành doanh
nghiệp là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp. Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khơng thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình thành thơng qua nhiều hoạt động kinh
doanh sản xuất của bản thân mỗi doanh nghiệp, điều này thể hiện trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định
cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại... của tổ chức. Quá trình xây dựng và quản trị doanh nghiệp, tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp. Có những giá trị văn hóa doanh nghiệp khơng thuộc về văn hố dân tộc, cũng khơng phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Chúng hình thành vơ thức hoặc có ý thức và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Hình thức của những giá trị học hỏi được thường rất phong phú, phổ biến như: những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp, những giá trị được học hỏi từ doanh nghiệp khác, giá trị văn hóa tiếp nhận trong q trình giao lưu với nền văn hóa khác.
Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Một yếu tố bên trong nữa ảnh hưởng đến
sự phát triển của doanh nghiệp chính là nguồn tài chính. Đây là yếu tố quyết định đến việc có thể thực hiện các hoạt động đầu tư, mua sắm, phân phối hay không. Những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính tốt chắc chắn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong vấn đề tiếp cận, đổi mới công nghệ, đầu tư hệ thống trang thiết bị và nâng cao cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ tạo lợi thế để doanh nghiệp củng cố được vị thế của mình trên thị trường. Những yếu tố về mặt cơ sở vật chất, kiến trúc cũng phản ánh không nhỏ tới văn hóa doanh nghiệp của cơng ty.
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất là biểu hiện bề ngồi của doanh
nghiệp. Tình trạng hoạt động của các máy móc, thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nó chính là yếu tố về vật chất quan trọng hàng đầu, thể hiện được năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ hiện đại phát triển thì thiết bị máy móc càng khơng thể thiếu, nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, thậm chí là giá thành của các sản phẩm. Có thể khẳng định, với một doanh nghiệp, hệ thống máy móc, thiết bị tốt sẽ có khả năng tạo ra sản phẩm tốt, nâng cao sự cạnh tranh. Ngược lại, nếu yếu tố này kém thì, lạc hậu thì sẽ khiến doanh nghiệp bị đẩy lùi lại phía sau.
Quy mơ - chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần phải xác
định được doanh nghiệp mình đang đứng ở vị trí nào trên thị trường. Ở mỗi một vị trí khác nhau doanh nghiệp cần xây dựng một nền văn hóa ở mức độ phù hợp khơng những nhằm nâng cao giá trị thương hiệu mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững được ở vị trí đó và có thể vươn lên cao hơn. Bên cạnh đó, một chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp định hình được những bước cần phải đi trong quá trình hoạt động, trong đó bao gồm cả việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp xứng tầm với quy mơ cũng như năng lực của doanh nghiệp.
1.3.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1. Mơi trường vĩ mơ
Mơi trường chính trị và pháp luật. Khi Việt Nam hội nhập với thế giới, sự cạnh
tranh trên thương trường diễn ra gay gắt hơn, hệ thống chính trị và pháp luật cũng biến đổi theo khi đó địi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy để có những ứng biến kịp thời trong mọi tình thế. Như vậy doanh nghiệp phải có những bước chuyển mình trong việc thay đổi hoạt động kinh doanh sao cho thực hiện tốt mục tiêu mới đã đề ra, việc xây dựng văn hóa phải phù hợp và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trường đến văn hóa doanh nghiệp chính là sự đảo lộn các hệ thống giá trị trong mỗi con người trong xã hội nói chung và con người trong doanh nghiệp nói riêng.
Mơi trường kinh tế. Yếu tố môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến doanh
nghiệp. Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức đối với từng doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Một số giá trị học hỏi được của một doanh nghiệp trong q trình tồn cầu hóa và xu thế hội nhập mà chúng ta có thể kể ra ở đây như: những giá trị học hỏi được từ những doanh nghiệp khác, những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong q trình giao lưu với nền văn hóa khác, giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại, xu hướng hoặc trào lưu xã hội... Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những người biết cách tận dụng những giá trị này và dựa vào kinh nghiệm của bản thân áp dụng vào doanh nghiệp để đạt được hiệu quả quản trị cao, tạo nên mơi trường văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp. Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, mỗi cơng ty cần có một văn hóa doanh nghiệp thật bền vững.
Mơi trường văn hóa – xã hội. Sự phản chiếu văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh
nghiệp là một điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi các nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Và khi hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, những cá nhân này sẽ mang theo nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp. Đó là các giá trị văn hóa dân tộc khơng thể phủ nhận được. Nhân tố của văn hóa xã hội tác động mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh. Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội. Các yếu tố của nền văn hóa xã hội như hệ giá trị, tập tục, thói quen, nghi lễ, lối sống, tư tưởng tôn giáo, cơ cấu dân số, thu nhập của dân chúng, vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường công nghệ. Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng nên doanh
nghiệp cũng cần tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng nó vào lĩnh vực kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công nghệ tạo ra cho các doanh nghiệp mới giúp các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp mà việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ sẽ khác nhau. Tuy nhiên để có thể áp dụng những tiến bộ này, ngay từ khi thành lập công ty sẽ phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở và học hỏi.
1.3.2.2. Mơi trường ngành
Nhà cung cấp. Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì doanh nghiệp và nhà
cung cấp phải có sự tin cậy với nhau, có sự chắc chắn trong q trình cung ứng. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Với đối tác, doanh nghiệp cũng cần có những thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao dịch và tạo mối quan hệ lâu dài trên thương trường.
Đối thủ cạnh tranh. Trong môi trường ngành, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có
đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhìn nhận đánh giá đúng đắn về đối thủ cạnh tranh, về điểm mạnh, điểm yếu của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể học hỏi những điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh để áp dụng vào doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tình hình thực tế để tạo nên lợi thế nhất định trên thương trường. Bên cạnh đó doanh
nghiệp cũng cần nhận ra được điểm mạnh trong văn hóa doanh nghiệp mình và củng cố, phát triển nó để tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng. Khách hàng chính là mục đích và là động lực để doanh nghiệp tồn
tại. Trong quá trình trao đổi với khách hàng, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có thể phải thay đổi linh hoạt để phù hợp với khách hàng, với những yêu cầu mà họ đặt ra. Bởi vì thỏa mãn khách hàng, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững được. Doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi mình để thu hút khách hàng, làm khách hàng hài lịng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN POWER GATE VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam là cơng ty sản xuất phần mềm tồn cầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong các ngành khác nhau, từ chăm sóc sức khỏe đến fintech… Công ty rất quan tâm đến việc nuôi dưỡng và đưa các ý tưởng sáng tạo của khách hàng và đối tác vào cuộc sống, theo cách mà nó tạo ra trung tâm giải pháp cho cộng đồng nói chung. Cơng ty có hơn 200 dự án được chuyển giao thành công cho các khách hàng trên khắp thế giới. Các nghiên cứu điển hình về khách hàng của Cơng ty cho thấy tỷ lệ hài lòng là 96%, từ các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập đến các tập đồn đa quốc gia.
Cơng ty được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo công nghệ giàu kinh nghiệm, đội ngũ hàng trăm kỹ sư nội bộ được tuyển chọn thủ công của Công ty được lựa chọn đặc biệt theo cách tiếp cận hiện đại của họ để cung cấp các sản phẩm phần mềm sáng tạo tới khách hàng. Công ty đã thiết kế, phát triển, chuyển giao và hỗ trợ các dự án ngay từ đầu, trong suốt chặng đường để trở thành những sản phẩm dẫn đầu thị trường được công nhận trên tồn cầu.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 2011: Cơng ty Cổ phần Power Gate Việt Nam được cấp phép hoạt động vào ngày 20 tháng 12 năm 2011 và chính thức đi vào hoạt động tại trụ sở làm việc tầng 2, 1A- A1 phố Thái Thịnh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội và ngành nghề chính là hoạt động trong lĩnh vực bán bn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
Từ năm 2011-2016: Hoạt động chủ yếu tại thị trường US, khách hàng chủ yếu của Công ty đến từ Anh Quốc.
Năm 2016: Cơng ty chính thức mở rộng thị trường sang các khu vực Mỹ, Canada, New Zealand, Australia.
Năm 2017: Cơng ty chuyển trụ sở văn phịng tới tầng 2, tòa nhà Trung Yên Plaza, khu đô thị Trung Yên, phường Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơng ty
Hình 2-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam
(Nguồn Khối Nhân sự)
Từ sơ đồ bộ máy tổ chức trên có thể thấy, bộ máy hoạt động của Công ty khá tinh gọn và đơn giản. Bộ máy cơ cấu tổ chức của Cơng ty bao gồm bốn khối đó là khối Kỹ thuật, khối Kinh doanh, khối Nhân sự và khối Kế toán. Trong khối Kỹ thuật và khối Kinh doanh Cơng ty chia ra thành các phịng nhỏ, phụ trách từng mảng riêng biệt làm cho các chức năng của từng phòng trở nên chuyên nghiệp hơn. Vai trị vị trí của các khối trong doanh nghiệp như sau:
Ban Giám đốc: Đại diện là ông Nguyễn Văn Cường, lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động trong Công ty, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của các thị trường và phòng ban. Khối Kỹ thuật: Tiếp nhận dự án từ khối Kinh doanh. Xây dựng kế hoạch các dự án phát triển phần mềm do khách hàng yêu cầu. Xây dựng dự án phát triển phần mềm của Công ty. Xây dựng các công cụ kiểm tra, bảo đảm an toàn cho hệ thống. Xử lý vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin cho khách hàng. Đề xuất các tiêu chuẩn về an ninh mạng và giám sát việc thực thi trên hệ thống, đảm bảo tiến độ dự án.
Khối Kinh doanh: Khối Kinh doanh được chia thành các thị trường khác nhau và nhân sự được tuyển chọn sẽ phụ trách riêng từng thị trường. Họ có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng, duy trì mối quan hệ với khách hàng, chủ động tìm kiếm dữ liệu khách hàng.
Khối Nhân sự: Dự báo, tổng hợp nhu cầu tuyển dụng. Xây dựng chiến lược tuyển dụng, thu hút lao động. Soạn thảo đề xuất các chính sách lương thưởng phúc lợi mới. Thực hiện thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định.
Khối Kế toán: Theo dõi, kiểm soát báo cáo thu chi. Kiểm tra và kiểm sốt chi phí trong nghiệp vụ thanh tốn phát sinh của các phịng ban cho hợp lý, đúng theo quy định của ban Giám đốc. Tổng hợp, phân tích tình hình tài chính, cung cấp số liệu tài chính của cơng ty một cách thường xuyên.
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Cơng ty
Bán bn máy vi tính, thiết bị ngoại vi. Tư vấn phát triển phần mềm.
Phát triển ứng dụng di động. Phát triển ứng dụng Deskop. Phát triển ứng dụng Web.
Bảo dưỡng và quản lý sản phẩm phần mềm.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020
Bảng 2-1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam giai đoạn từ năm 2018 - 2020
(Đơn vị: đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 207.477.245.065 243.207.586.833 518.223.056.353
2 Các khoản giảm trừ
doanh thu 48.630.038 417.303.370 112.147.898
3 Giá vốn hàng bán 167.784.157.328 195.818.389.883 427.520.498.849
4 Doanh thu hoạt động
tài chính 1.013.289.906 3.096.508.385 9.027.281.378 5 Chi phí tài chính 2.017.155.114 3.621.787.567 7.681.909.448 6 Chi phí bán hàng 8.740.043.355 10.868.688.116 16.324.110.915
7 Chi phí quản lý doanh
nghiệp 23.171.845.087 29.173.405.850 40.094.740.863
8 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 9.887.816.609 12.353.728.590 28.599.625.567 9 Thu nhập khác 750.422.972 754.904.702 885.418.580 10 Chi phí khác 164.174.689 160.970.232 454.566.839 11 Lợi nhuận khác 586.248.283 593.934.470 430.851.741 12 LNTT 23.746.435.966 27.872.035.079 62.207.122.395 13 LNST 18.997.148.773 22.297.628.063 49.765.697.916
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ năm 2018 - 2020)
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam thấy rằng tình tình kinh doanh của Cơng ty diễn ra khá tốt trong 3 năm vừa qua. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên có thể nói là do tình bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp trên toàn thế giới cũng như Việt Nam nên ngành công nghệ thơng tin phát triển mạnh kéo theo tình hình kinh doanh của Cơng ty cũng phát triển theo. Hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra rất tốt, tăng trưởng qua các năm. Năm 2019 doanh thu tăng 35.730.341.768 đồng tương đương với tăng 117.22%. Đặc biệt năm 2020 doanh thu tăng 275.015.469.521 đồng tương đương với tăng 213.08%. Năm 2019 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 3.300.479.290 đồng tương đương với tăng 117.37%, năm 2020 tăng 27.468.069.853 đồng tương đương với tăng 223.19%. Tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đến từ việc gia công phần mềm. Năm 2020 là năm tăng trưởng vượt bậc với doanh thu và lợi nhuận tăng gấp hơn 2 lần năm 2019. Điều