Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần power gate việt nam (Trang 54 - 67)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty

3.3.2. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty Cổ Phần Power Gate Việt Nam không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan mà còn chịu sự tác động của các nhân tố khách quan. Vì vậy, mọi cố gắng nỗ lực của Cơng ty có thể khơng thực hiện được nếu bị ảnh hưởng không tốt từ mơi trường vĩ mơ và khơng có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cùng các cơ quan chức năng.

Kinh tế càng phát triển thì càng cần có sự can thiệp của Nhà nước nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Sự thắng lợi hay thất bại của Công ty phụ thuộc không nhỏ vào sự điều tiết, các chính sách, quy định của Nhà nước. Do đó để thực hiện được các mục tiêu, phương hướng, cụ thể là phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty trong thời gian tới, em đề xuất với Nhà nước một số giải pháp sau:

Một là, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp

Có thể nói, mơi trường pháp lý thuận lợi là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng văn hố doanh nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, văn hố doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hoá dân tộc, nhà lãnh đạo và những giá trị học hỏi từ bên ngồi.

Như vậy, mơi trường kinh doanh đóng một vai trị quan trọng trong sự hình thành văn hố doanh nghiệp.

Vì vậy, để phát triển văn hố doanh nghiệp nhà nước và các ban ngành liên quan cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp. Chỉ có như vậy thì các doanh nghiệp mới có mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh để cạnh tranh công bằng để phát triển. Chính phủ cần có những cải thiện mạnh mẽ hơn nữa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp không ngừng phát triển, cần có những tác động mạnh mẽ hơn nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hoá vấn đề giấy tờ, thủ tục và giảm bớt các điều kiện về thuê đất đai, mặt bằng kinh doanh.như vậy, môi trường kinh doanh Việt Nam mới từng bước được cải thiện, trở thành một nơi có mơi trường kinh doanh cạnh tranh hơn trong những năm sắp tới.

Hai là, thiết lập chế tài và tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.

Cùng với việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng nhất thì Nhà nước cũng cần đề ra các chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Việc tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng là một biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp ý thức được việc tuân thủ pháp luật, từ đó tạo ra thói quen và dần làm cho các doanh nghiệp thấy rằng đó là điều nên làm. Những suy nghĩ đó sẽ trở thành thói quen và ý thức tự thân của doanh nghiệp. Điều này gián tiếp tạo ra nét văn hố doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đó.

Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cũng như xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp sai lệch hoặc chưa đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp cịn phổ biến. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tun truyền vai trị của văn hóa doanh nghiệp. Trong hoạt động này, các phương tiện thơng tin đại chúng đóng một vai trị quan trọng. Sự xuất hiện thường xuyên của các bài báo, cơng trình nghiên cứu với cách nhìn sâu sắc, thấu đáo hơn về các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của các doanh nghiệp.

Để thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến việc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp thì Nhà nước đóng một vai trị hết sức quan trọng. Hiện nay, nghị quyết Trung ương 5 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đi vào cuộc sống, trong khi đó văn hóa của một doanh nghiệp thực chất có thể coi là nền văn hóa xã hội thu nhỏ. Vì vậy, chú trọng văn hóa doanh nghiệp cũng chính là chú trọng xây dựng và củng cố văn hóa xã hội. Những biện pháp khuyến khích của Nhà nước sẽ là một lực đẩy rất lớn đối với các doanh nghiệp.

Bốn là, xây dựng các trung tâm tư vấn quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nhận thức của đội ngũ quản lý còn chưa sâu về văn hóa doanh nghiệp thì các nhà tư vấn chính là những người giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trị của văn hóa doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp định hướng cho việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình. Hiện nay, Việt Nam đã có các trung tâm kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, pháp luật... nhưng các trung tâm tư vấn quản lý còn chưa phổ biến, đặc biệt là trong tư vấn chưa đề cập đến văn hóa doanh nghiệp. Hơn nữa, hiện nay hoạt động tư vấn đang phát triển một cách tự phát, khơng có định hướng, người hành nghề cũng ít được đào tạo bài bản, công tác quản lý chưa chặt chẽ nên hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa gây được sự tín nhiệm với khách hàng.

Bước đầu, các cơ quan có thể đứng ra tổ chức một số trung tâm tư vấn quản lý, giúp đỡ các doanh nghiệp trong bước đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp của họ, từ đó nhân rộng mơ hình này ra. Để làm được điều này, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn hoạt động, như tạo một hành lang pháp lý (luật, văn bản hướng dẫn...) cho hoạt động tư vấn, thành lập hiệp hội các nhà tư vấn để các thành viên có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ.

Năm là, Nhà nước tạo gắn kết doanh nghiệp với nhau.

Nhà nước cần tạo gắn kết các doanh nghiệp với nhau, điều này sẽ làm tăng sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội học hỏi điểm mạnh trong văn hố doanh nghiệp của cơng ty bạn và áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp mình, đồng thời phát huy được thế mạnh văn hóa doanh nghiệp của chính Cơng ty họ.

Tạo gắn kết doanh nghiệp với nhau sẽ xây dựng được một cộng đồng văn hoá doanh nghiệp vững mạnh để từ đó tạo lối đi trong sự nghiệp phát triển văn hoá doanh nghiệp sau này cho các doanh nghiệp thế hệ sau.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu vấn đề văn hố doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam, có thể khẳng định một lần nữa vai trị cực kỳ to lớn của văn hố doanh nghiệp với bất kỳ tổ chức nào. Vì vậy, tìm hiểu và nắm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp sẽ đem lại nhiều lợi ích rất lớn trong việc xây dựng một nền văn hóa lớn mạnh. Từ đó giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn đọng đang gặp phải, giúp Cơng ty vượt qua khó khăn và làm tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Trong thời gian làm khóa luận và tìm hiểu về Cơng ty em nhận thấy rằng mặc dù đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận xong nét văn hóa doanh nghiệp của Công ty chưa đạt tới sự hoàn thiện, cịn có những thiếu sót gây tranh cãi trong nội bộ Công ty; nhưng không thể phủ nhận rằng Power Gate đã đang và sẽ hướng tới sự hồn thiện trong nền văn hóa của mình. Vậy nên, em đã chọn đề tài “Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong

muốn đóng góp một phần ý kiến của mình để đem lại hiệu quả cao nhất trong việc phát huy vai trị của văn hố doanh nghiệp. Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Power Gate Việt Nam khóa luận đã đưa ra những giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp cho Cơng ty dựa trên thực trạng và định hướng, quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Ban lãnh đạo. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và năng lực nên khóa luận cịn nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Đề tài cịn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để tài khóa luận này hồn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Thanh Hải, Ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam, đặc biệt là các anh chị trong Phịng Kinh Doanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em hồn thành khóa luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

2. Vi Tiến Cường (2012), Giải pháp xây dựng văn hóa Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 01.

3. Lê Thị Dung (2015), Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty TNHH Nhà nước MTV Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, Luận văn thạc sỹ, Đại học

Lao động Xã hội.

4. Edar.H.Schein (2012), Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo, NXB Thời đại. 5. Dương Thị Liễu (2004), Vai trị văn hóa trong phát triển kinh tế, Tạp chí

Triết học, số 06.

6. PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan (2020), Giáo trình văn hóa kinh doanh,

NXB Thống kê.

7. Nguyễn Tấn Lộc (2018), Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty Cổ

phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh.

8. Trần Thị Mai (2016), Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Cơng ty TNHH

Jworld Vina, Khóa luận trường Đại học Thương Mại.

9. Nguyễn Hải Minh (2015), Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hà My (2013), Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Hạ tầng viễn thơng CMC, Khóa luận trường Đại

học Thương Mại.

11. Đào Duy Quát (2007), Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong q trình hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia.

12. Dương Quốc Thắng (2010), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với triết lý Phương Đông - NXB Đại học Thái Nguyên.

13. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Lê Thị Thương (2020), Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Kỹ thuật Ánh Dương, Khóa luận trường Đại học

Thương Mại.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát

Kính gửi các Anh/Chị,

Em tên là: Vũ Thị Ngọc, hiện đang là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Thương Mại. Hiện tại em đang thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “PHÁT

TRIỂN VĂN HỐ DOANH NGHIỆP CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN POWER GATE VIỆT NAM.”

Nhằm khảo sát đánh giá hiện trạng văn hố kinh doanh của Cơng ty và đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp. Kính mong các Anh/Chị dành chút thời gian để điền vào phiếu khảo sát dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của Anh/Chị.

Cam kết bảo mật thông tin: Các dữ liệu và đánh giá do Anh/Chị cung cấp chỉ được sử dụng trong phạm vi một nghiên cứu khoa học của một đề tài khóa luận tốt nghiệp, hồn tồn khơng có mục đích kinh doanh hay các mục đích khác. Em xin cam kết bảo mật và phi thương mại hoá các dữ liệu thu thập được trong phiếu khảo sát này.

Hướng dẫn điền phiếu: Đối với các câu hỏi hoặc mục lựa chọn hãy đánh dấu chéo [x] vào lựa chọn tương ứng.

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT:

1. Anh/ Chị đang là: □ Giám đốc, Phó Giám đốc □ Trưởng, Phó phịng ban □ Nhân viên 2. Giới tính: Nam □ Nữ □

3. Bằng cấp chuyên môn của anh/chị:

□ Trên đại học □ Đại học

□ Lao động phổ thông

4. Độ tuổi của Anh/Chị:

□ Dưới 30 tuổi □ Từ 31-45 tuổi □ Trên 45 tuổi

5. Xin Anh/ Chị vui lòng cho biết đã làm việc cho Công ty được bao lâu?

□ Dưới 1 năm □ Từ 1-3 năm □ Từ 3-5 năm □ Trên 5 năm

PHẦN II: THƠNG TIN THỰC TRẠNG VĂN HỐ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN POWER GATE VIỆT NAM.

Anh/chị vui lòng đánh dấu chéo [x] vào lựa chọn tương ứng.

Câu 1. Theo anh/chị Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam có chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp khơng?

□ Rất chú trọng □ Bình thường □ Không chú trọng

Câu 2. Theo anh/chị văn hóa doanh nghiệp có quan trọng hay khơng?

□ Rất quan trọng □ Ít quan trọng □ Không quan trọng

Câu 3. Theo anh/chị phong cách làm việc của ban lãnh đạo như thế nào ? (có thể

chọn nhiều phương án)

□ Là người luôn lắng nghe và hướng dẫn chỉ bảo cấp dưới nhiệt tình □ Là những người có kinh nghiệm và năng lực làm việc

□ Độc đốn, hay chỉ trích nhân viên □ Không tin tưởng nhân viên của mình

□ Khơng tạo được niềm tin và sự khâm phục của nhân viên □ Ý kiến khác

Câu 4. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp, theo Anh/Chị Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam đã thực hiện các yếu tố sau như thế nào?

STT Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp Rất tốt Tốt Trung bình I. Giá trị hữu hình 1 Kiến trúc 2 Biểu tượng 3 Khẩu hiệu 4 Nghi lễ

5 Trang phục của nhân viên 6 Giai thoại của Cơng ty

II. Giá trị vơ hình

1 Chiến lược của Công ty 2 Sứ mệnh

3 Giá trị cốt lõi

4 Chuẩn mực đạo đức 5 Niềm tin của nhân viên 6 Thái độ ứng xử của nhân viên

PHẦN III: PHÁT TRIỂN VĂN HỐ DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN POWER GATE VIỆT NAM.

Câu 1. Theo Anh/Chị Công ty Cổ phần Power Gate Việt Nam có cần phải phát triển văn hóa doanh nghiệp khơng?

□ Rất cần thiết □ Bình thường □ Khơng cần thiết

Câu 2. Anh/Chị đưa ra ý kiến đóng góp cho việc phát triển văn hóa doanh nghiệp

bằng các cách nào?

□ Tại các buổi họp của Công ty □ Gửi ý kiến qua hòm thư góp ý □ Khác

Câu 3. Theo Anh/Chị thì những khó khăn gặp phải trong q trình phát triển văn

□ Từ ban lãnh đạo □ Từ phía nhân viên □ Khác

Câu 4. Theo Anh/Chị việc phát triển văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế

nào đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty? (có thể chọn nhiều phương án) □ Tạo ra bản sắc riêng cho Công ty

□ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty

□ Tạo ra khơng khí làm việc tích cực, thống nhất, tạo nên các giá trị tinh thần □ Nâng cao uy tín của Cơng ty

□ Nâng cao khả năng thích ứng của Cơng ty □ Tạo sức hút cho doanh nghiệp

□ Tất cả các ý kiến trên

Câu 5. Theo Anh/Chị văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty Cổ phần Power Gate Việt

Nam cần phát triển ở những yếu tố nào?

STT Yếu tố phát triển văn hóa doanh nghiệp Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần thiết I. Giá trị hữu hình 1 Kiến trúc

2 Biểu tượng (Logo) 3 Khẩu hiệu

4 Nghi lễ

5 Trang phục của nhân viên 6 Giai thoại của Cơng ty

II. Giá trị vơ hình

1 Chiến lược của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần power gate việt nam (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)