Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quảng cáo

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển hoạt động xúc tiến thƣơng mại dịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng tân nam trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quảng cáo

1.3.1. Kinh tế - Xã hội

Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trị rất quan trọng với doanh nghiệp, nó quyết định đến việc hình thành và hồn thiện mơi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Kinh tế phát triển, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường cũng tăng cao, vì vậy các cơng ty cần có những hoạt động quảng cáo thúc đẩy tình hình kinh doanh của cơng ty. Nếu doanh nghiệp khơng có những hoạt động quảng cáo thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp khơng thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.

1.3.2. Văn hóa – Tơn giáo

Các phong tục tập quán, thị hiếu, lối sống, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng, tơn giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Ở những khu vực địa lý khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau, do đó khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau. Với mỗi vùng miền và tơn giáo khác nhau, nội dung và hình thức truyền tải quảng cáo đến khách hàng của các doanh nghiệp là khác nhau. Khi các cơng ty thực hiện chương trình quảng cáo tại Việt Nam, những nội dung và hình ảnh trong hoạt động quảng cáo đó phải phù hợp với văn hóa thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Nếu những thông điệp truyền tải mang nội dung không phù hợp sẽ bị khách hàng tẩy chay.

1.3.3. Trình độ kỹ thuật

Ngày nay, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Các hoạt động quảng cáo dựa trên phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng trở lên rất phổ biến. Các chương trình quảng cáo trên tivi, đài, phát thanh…và đặc biệt gần đây nhất rất phát triển là chương trình quảng cáo trên mạng internet. Các phương tiện quảng cáo mới này đem đến hiệu quả cao cho các doanh nghiệp khi muốn quảng cáo sản phẩm của mình.

1.3.4. Đặc tính sản phẩm

Tính chất là những đặc trưng bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm đều có thể chào bán với những tính chất khác nhau. Điểm xuất phát là một mẫu sản phẩm “trần trụi” hay “cơ bản”. Doanh nghiệp có thể sang tạo ra những mẫu phụ bằng cách bổ sung thêm các tính chất. Chẳng hạn như một hãng sản xuất ơ to có thể chào bán những tính chất được lựa chọn, như cửa tự động, hộp số tự động và máy lạnh. Nhà sản xuất ơ tơ cần quyết định những tính chât nào là tiêu chuẩn và những tính chất nào để khách lựa chọn. Mỗi tính chất đều có một khả năng tranh thủ thị hiếu

Các tính chất là một cơng cụ cạnh tranh để tạo ra đặc điểm khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp rất hăng hái đổi mới khi bổ sung nhưng tính chất mới cho sản phẩm của mình. Một trong những yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của các công ty Nhật là họ khơng ngừng hồn thiện những tính chât của đơng hồ, máy ảnh , ơ tơ, xe máy, máy tính , đầu máy video,…Người đầu tiên đưa ra những tính chât mới có giá trị là người cạnh tranh có hiệu quả nhất.

1.3.5. Chi phí giá thành

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa. Theo cơ chế thị trường hiện, giá cả được hình thành theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán, theo đó thuận mua vừa bán.

Nhân tố giá cả ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể hồn tồn sử dụng giá cả như một cơng cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dũng sẽ chấp nhận nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận lượng hàng tồn kho sẽ lớn, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng ế đọng hàng và vốn. Mặt khác, nếu làm tốt công tác định giá sản phẩm tạo nên lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.

1.3.6. Các nhân tố về chính trị pháp luật

Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Các chính sách tài chính, các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động... Ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường.

1.3.7. Các nhân tố về khoa học công nghệ

Khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp quyết định phần lớn do 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ quyết định 2 yếu tố đó. Áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm. Khi công nghệ phát triển, đặc biệt là mạng internet, các chương trình quảng cáo của của nhiều cơng ty có sự thay đổi rõ rệt. Các hình thức quảng cáo truyền thống dần đà được thay thế bằng các chương trình quảng cáo trên mạng internet. Chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho quảng cáo cũng nhỏ hơn so với trước kia.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY TNHH E PHÁT

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển hoạt động xúc tiến thƣơng mại dịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng tân nam trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)