1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu của đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý phát triển thị trường tiêu thụ
1.3.1. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, quy định và chính sách của Nhà nước về quản lý phát triển thị
trường tiêu thụ hàng hóa:
Các quy định và chính sách của Nhà nước về quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa là cơ sở pháp lý, kim chỉ nam cho công tác quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của các cơ quan chức năng.
Quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nước ta luôn được Nhà nước quan tâm và là một trong những phương thức quan trọng để duy trì ổn định và phát triển đất nước. Do đó, nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách về tiêu chuẩn đo lường phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nói riêng có tác động mạnh vào quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Cụ thể, nó tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chính sách, mục tiêu về thị trường của Chính phủ; tác động đến các đối tượng được thụ hưởng; các tổ chức, cá nhân có liên quan khi triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước.
Mặc dù qua mỗi thời kỳ, việc xây dựng cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng hồn thiện hơn tuy nhiên để quản lý tốt phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa thì việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước vẫn cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.
Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn. Xét về đới tượng quản lý, nếu trình độ kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, đồng nghĩa với trình độ của đối tượng quản lý cũng phát triển, đòi hỏi nhà quản lý phải có giải pháp quản lý phù hợp với yêu cầu cao hơn. Xét về góc độ chủ thể quản lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể trong quản lý, cả về công cụ lẫn đối tượng quản lý.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện trên hai mặt là kinh tế và xã hội: Về kinh tế, thì kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp sẽ là điều kiện cần thiết để quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thơng, dây chuyền máy móc thiết bị để sản xuất hàng hóa, bến bãi, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc...Về xã hội, thì trình độ, chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng để phát triển hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa tại địa phương.
Thứ ba, người tiêu dùng: Người tiêu dùng là nhân tố tác động trực tiếp đến
thị trường tiêu thụ hàng hóa vì đây là chủ thể tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa khi quyết định hướng đi của hàng hóa tiêu thụ và phối hợp với cơ quan quản lý trong việc giám sát đánh giá chất lượng, số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường.